Đề cương ôn tập học kì II (năm học 2011-2012) môn địa lí lớp 9

A) Vùng Đông Nam Bộ:

I- Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng:

- Xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lia của vùng?

- Vị trí của vùng có gì thuận lợi cho sự phát triển kinh tế? (Nằm gần như trung tâm của khu vực Đông Nam Á, từ tp Hồ Chí Minh sau 2 giờ bay có thể đến hầu hết thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á, nằm gần đường hàng hải Quốc Tế.)

II- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Xem bảng 31.1 và H 31.1 trả lời câu hỏi:

1/ Hãy nêu đặc điển tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ?

2/ Loại tài nguyên có giá trị nhất trong đất liền của Vùng Đông Nam Bộ là gì? (Đất bazan và đất xám thuận lợi cho trồng cây cao su)

3/ Vì sao Đông Nam Bộ có điều kiện để phát triển mạnh kinh tế biển

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II (năm học 2011-2012) môn địa lí lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II (Năm học 2011-2012) MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 A) Vùng Đông Nam Bộ: I- Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng: - Xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lia của vùng? - Vị trí của vùng có gì thuận lợi cho sự phát triển kinh tế? (Nằm gần như trung tâm của khu vực Đông Nam Á, từ tp Hồ Chí Minh sau 2 giờ bay có thể đến hầu hết thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á, nằm gần đường hàng hải Quốc Tế....) II- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Xem bảng 31.1 và H 31.1 trả lời câu hỏi: 1/ Hãy nêu đặc điển tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ? 2/ Loại tài nguyên có giá trị nhất trong đất liền của Vùng Đông Nam Bộ là gì? (Đất bazan và đất xám thuận lợi cho trồng cây cao su) 3/ Vì sao Đông Nam Bộ có điều kiện để phát triển mạnh kinh tế biển? 4/ Về mặt tự nhiên Đông Nam Bộ gặp những khó khăn gì? III- Đặc điểm dân cư - xã hội: Xem bảng 31.2 1/ Trong các tiêu chí phát triển dân cư- xã hội của vùng, tiêu chí nào ngang bằng với mức trung bình của cả nước, tiêu chí nào cao hơn, thấp hơn mức trung bình của cả nước? 2/ Vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh nhất nguồn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam? (Là vùng có vị trí thuận lợi, đông dân, lao động đông, lành nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn...) IV- Tình hình phát triển kinh tế: 1/ Công nghiệp: Khu vực công nghiệp-xây dựng tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của vùng, cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm CN nặng, CN nhẹ và CN chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành CN hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện tử, công nghệ cao. Các tp HCM, Biên Hòa,Vũng Tàu là những trung tâm CN lớn của vùng. 2/ Nông nghiệp: - Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước. Các loại cây CN được trồng nhiều trong vùng là: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều...Đặc biệt cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này (Cho biết tại sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ?) - Vùng còn trồng được một số loại cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả; Chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản... cũng là thế mạnh của vùng. 3/ Dịch vụ: - Khu vực dịch vụ ở Đông Nam Bộ rất đa dạng bao gồm các hoạt động thương mại, du lịch, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông... - Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về hoạt động xuất-nhập khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ... Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp. V- Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: - Trung tâm kinh tế: TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu ...Ba trung tâm này tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm toàn bộ vùng Đông Nam Bộ và tỉnh Long An, có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà còn đối với các tỉnh phía Nam và cả nước. B) Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: I- Vị trí, giới hạn lãnh thổ: - Hãy xác định ranh giới và nêu ỹ nghĩa vị trí địa lí của vùng? - Đồng Bằng Sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước ở tiểu vùng Sông Mê Công. II- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Xem Hình 35.2 1/ ĐB Sông Cửu Long có những điều kiện nào thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp? 2/ Về mặt tự nhiên ĐB Sông Cửu Long gặp những khó khăn gì? III- Đặc điểm dân cư - xã hội: Xem bảng 35.1 1/ Trong các tiêu chí phát triển dân cư- xã hội của vùng, tiêu chí nào ngang bằng với mức trung bình của cả nước, tiêu chí nào cao hơn, thấp hơn mức trung bình của cả nước? 2/ Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư- xã hội ở ĐB Sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở vùng đồng bằng này? IV- Tình hình phát triển kinh tế: 1/ Nông nghiệp: Xem mục 1 trang 129 SGK 2/ Công nghiệp: Xem bảng 36.2 và cho biết: ? Trong cơ cấu công nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long ( năm 2000 ), ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng cao nhất? ( Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm - chiếm 65% GDP công nghiệp của vùng) Kể tên các sản phẩm của ngành CN chế biến lương thực thực thực phẩm? ? Cơ cấu Công nghiệp của vùng bao gồm những ngành nào? 3/ Dịch vụ: ? Khu vực dịch vụ của ĐB Sông Cửu Long bao gồm các ngành nào?( Xuất nhập khẩu, vận tải đường thủy, du lịch sinh thái miệt vườn sông nước...) ? Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của vùng là gì? (Gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả) V- Các trung tâm kinh tế: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau là những trung tâm kinh tế lớn của vùng. C) Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo: 1/ Quan sát Hình 38.1, hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta? 2/ Dựa vào Hình 38.3 và kiến thức đã học, hãy nêu những điều kiện thuận lợi, hướng phát triển và những hạn chế trong sự phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta? 3/ Trình bày những nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo ở nước ta? 4/ Nêu các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo? 5/ Quan sát Hình 40.1, hãy nhận xét về tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta? D) Địa Lí Tỉnh Quảng Nam và Huyện Đại Lộc: I- Vị trí và lãnh thổ: II- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ? Cho biết địa hình chủ yếu của tỉnh Quảng Nam và Huyện Đại Lộc là gì? ? Tỉnh Quảng Nam và Huyện Đại Lộc có những tài nguyên nào thuận lợi cho sự phát triển kinh tế? III- Đặc điểm dân cư - lao động: IV- Tình hình phát triển kinh tế: * Chú ý : - Xem lại nội dung các bài thực hành 34, 37, 40 - Xem lại cách vẽ các loại biểu đồ: Hình cột, hình cột chồng, hình tròn, biểu đồ miền. - Khi đi thi nhớ đem theo máy tính, bút chì, compa, thước kẻ ... -------------------@@@---------------------- ( Chúc các em ôn tập tốt và làm bài đạt điểm cao)

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP HKII.doc
Giáo án liên quan