Đề cương ôn tập học kỳ 2 văn 11: Xuất dương lưu biệt

1. Vài nét về tác giả:

-Phan Bội Châu tên thuở nhỏ là Phan Văn San (1867-1940), hiệu Sào Nam. Quê: Nam Đàn, Nghệ An.

-Cuộc đời chia ba giai đoạn:

+ Trước 1905, Hoạt động ở trong nước.

+ Từ 1905-1925 hoạt động cách mạng ở nước ngoài, lập hội Duy Tân, Phong trào Đông Du, Việt Nam quang phục hội.

+ Từ 1925-1940: Bị Thực dân Pháp giam lỏng ở Huế cho đến lúc mất.

-Vừa là một lãnh tụ cách mạng, vừa là một nhà văn lớn. Thơ văn Phan Bội Châu là những lời tâm huyết chứa chan lòng yêu nước (Hải ngoại huyết thư), là vũ khí tuyên truyền vận động cách mạng sắc bén (Ngục trung thư, Trùng quan tâm sử ).

2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

Năm 1905, sau khi vận động thành lập hội Duy Tân và để mở đầu phong trào Đông Du, Phan Bội Châu từ biệt các đồng chí ra nước ngoài. Bài thơ “Xuất dương lưu biệt” được sáng tác trong buổi chia tay này.

3. Chủ đề: bài thơ thể hiện quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của nhà cách mạng Phân Bội Châu.

4. ý nghĩa văn bản

Lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sôi sục, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.

 

doc42 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8042 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ 2 văn 11: Xuất dương lưu biệt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DE CUONG ON TAP HK II VĂN 11 XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT - Phan Bội Châu – I.Kiến thức cơ bản 1. Vài nét về tác giả: -Phan Bội Châu tên thuở nhỏ là Phan Văn San (1867-1940), hiệu Sào Nam. Quê: Nam Đàn, Nghệ An. -Cuộc đời chia ba giai đoạn: + Trước 1905, Hoạt động ở trong nước. + Từ 1905-1925 hoạt động cách mạng ở nước ngoài, lập hội Duy Tân, Phong trào Đông Du, Việt Nam quang phục hội. + Từ 1925-1940: Bị Thực dân Pháp giam lỏng ở Huế cho đến lúc mất. -Vừa là một lãnh tụ cách mạng, vừa là một nhà văn lớn. Thơ văn Phan Bội Châu là những lời tâm huyết chứa chan lòng yêu nước (Hải ngoại huyết thư), là vũ khí tuyên truyền vận động cách mạng sắc bén (Ngục trung thư, Trùng quan tâm sử…). 2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Năm 1905, sau khi vận động thành lập hội Duy Tân và để mở đầu phong trào Đông Du, Phan Bội Châu từ biệt các đồng chí ra nước ngoài. Bài thơ “Xuất dương lưu biệt” được sáng tác trong buổi chia tay này. 3. Chủ đề: bài thơ thể hiện quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của nhà cách mạng Phân Bội Châu. 4. ý nghĩa văn bản Lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sôi sục, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. II. Tổng kết: -Nội dung: Bài thơ nhỏ nhưng chứa đựng nội dung tư tưởng vừa phong phú vừa lớn lao: có chí làm trai, có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có ý thức cá nhân trách nhiệm cao cả, có hoài bảo lưu danh thiên cổ, có quan niệm vinh nhục ở đời, có thái độ mới mẻ và táo bạo về sách vở thánh hiền, có tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước. -Nghệ thuật: Bài thơ có một giọng điệu riêng đó chính là nét mạnh mẻ của lòng tâm huyết luôn sục sôi, ngôn ngữ khoáng đạt, hình ảnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ. Bài viết tham khảo - Chí làm trai: Chí làm trai là một lí tưởng nhân sinh trong chế độ phong kiến, thể hiện tư tưởng nhập thế tích cực của đạo Nho. Chí làm trai đó thường gắn với cái mộng công danh: Công danh nam tử còn vương nợ (Phạm Ngũ Lão) Không công danh thời nát với cỏ cây (Nguyễn Công Trứ) hoặc để thoả cái chí tang bồng hồ thỉ: Chí làm trai nam, bắc, tây. đông, Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể (Nguyễn Công Trứ) Và trong thực tế, không ít người đã lập nên công tích ở đời như Phạm Ngũ Lão từng “Múa giáo non sông trải mấy thu”, đánh đuổi giặc xâm lăng, giữ gìn đất nước; như Nguyễn Công Trứ từng khơi sông lấp biển, mang cuộc sống ấm no lại cho nhân dân…Phan Bội Châu cũng nói đến chí làm trai và cũng mong làm nên chuyện lạ ở đời: Làm trai phải lạ ở trên đời, Nhưng ở một nhà nho tân học, một nhà cách mạng nhiệt thành đang say mê hướng tới ánh sáng lí tưởng mới như Phan Bội Châu thì chuyện lạ đâu có phải là chuyện công danh, cũng đâu phải chỉ là phỉ sức vẫy vùng! Giữa lúc non sông chìm đắm, chí của Phan là chí xoay trời chuyển đất, lấp bể, vá trời chứ đâu chịu ngồi yên mà nhìn đất nước an bài theo ý muốn của bọn thực dân: Há để càn khôn tự chuyển dời Đó là lí tưởng sống mà vì nó Phan sẵn sàng hiến trọn cuộc đời mình, lí tưởng mà trước đó không lâu Phan đã nói rõ trong bài hát nói Chơi xuân: Phùng xuân hội, may ra, ừ cũng dễ, Nắm địa cầu vừa một tí con con. Đạp toang hai cánh càn khôn Đem xuân vẽ lại trong nnon nước nhà. Với một lẽ sống như thế, tư thế con người trong vũ trụ là tư thế của một con người khổng lồ, con người làm chủ hoàn cảnh. Trong cảnh cá chậu chim lồng, giữa những tiếng tở dài bất lực ‘thời cơ đã lỡ rồi” của văn thơ Cần Vương cuói thế kỉ XIX, cái lẽ sống hào hùng, cái tư thế mạnh mẽ chủ động ấy có sức thu hút biết bao đối với cả một thế hệ thanh niên đương thời! - Ý thức tự khẳng định mình giữa cuộc đời: Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Sau này muôn thuở há không ai? Sự tự khẳng định này cũng là sụăt khẳng định của cái Tôi nhưng là một cái Tôi khác hẳn với cái Tôi cá nhân tư sản chỉ biết đòi hưởng thụ mà trốn tránh trách nhiệm với đời. Đây là một thái độ sống tích cực không buông trôi theo dòng đời mà cũng không thụ động chờ đợi . Cái Tôi ở đây là một cái Tôi trách nhiệm chủ động ghé vai gánh vác trọng trách ở đời. Lẽ sống anh hùng ấy gắn gắn liền với một nhân sinh quan thật cao cả, đẹp đẽ, nó vượt ra ngoài cái danh lợi tầm thường, tuy vẫn có ước vọng thật chính đáng là để lại tiếng thơm muôn đời. - Quan niệm về vinh nhục: Trong những tác phẩm văn học khác, có lúc Phan Bội Châu đã nói: “Bôi mặt thờ kẻ thù sẽ là một vật bẩn thỉu trong vũ trụ” (Việt Nam quốc sử khảo), “Sao bằng ngẩng đầu lên làm người lỗi lạc của Tổ quốc” (Hoà lệ cống ngôn). Đó là quan niệm về nỗi nhục và vinh trong trong câu thơ này: Non sông đã chết sống thêm nhục Ở thời đại của Phan, không ít người thấm thía cái nỗi đau, nỗi nhục mất nước này, nhưng cách nói của Phan có cái gì đặc biệt, kích động tâm can con người. Một sự khẳng định thật dứt khoát, hàm chứa nỗi tức tối khôn nguôi “Giang sơn tử hĩ”(Non sông đã chết). Một sự phủ định cũng thật dứt khoát nhưng lại hàm chứa sự nóng bỏng sôi sục của con người không cam chịu cúi đầu; phủ định cuộc sống nhục nhã để tìm đến một lẽ sống vinh quang chứ không phải để chìm đắm trong đau buồn, thất vọng. Con người Phan là thế, lúc nào cũng sôi trào bầu nhiệt huyết. - Thái độ với những thần tượng cũ: Hiền thánh còn đâu học cũng hoài Phan Bội Châu là một nhà nho, đã từng qua cửa Khổng, sân Trình, sách vở thánh hiền đã từng thấm sâu vào tim óc. Nhưng cùng với cả một thế hệ nhà nho tâm huyết lúc này, Phan đã được tận mắt thấy sự sụp đổcủa những thần tượng cũ trước làn sóng xâm lăng của thực dân, thấy sự bất lực của những tín điều xưa trước những vấn đề có liên quan đến sự mất còn của đất nước. Hơn thế nữa, ở thời đại “gió Âu, mưa Mĩ” này, một chân trời mới mẻ đã hé rạng trước mắt các nhà nho tiên tiến như Phan Bội Châu. Cái vốn sống, vốn tri thức ấy cộng với bầu nhiệt huyết sôi trào của một con người đang hăm hở tìm đường cứu nước đã giúp Phan Bội Châu có được một ý tưởng táo bạo và dứt khoát như thế với những cái gì đã cũ kĩ, lỗi thời, không đảm đương được trách nhiệm lịch sử đối với dân tộc nữa. - Khát vọng và tư thế trong buổi lên đường: Từ đầu bài thơ là những lời bộc bạch đầy hào khí, đến hai câu kết này, tác giả mượn một hình ảnh thơ thật đẹp, thật hùng tráng để bày tỏ lòng mình: Muốn đuổi theo ngọn gió dài để đi ra biển Đông, Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên. Phan Bội Châu ra đi lần này là để đi “tìm hình của nước”, để tiếp cận cái chân trời mơ ước đã mở ra từ những trang sách “tân thư”. Cho nên trong hành trang Phan Bội Châu mang theo không phải chỉ có cái chí “Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà” của bản thân, mà còn cả biêt bao kì vọng của bạn bè, đồng chí, của nhân dân. Trách nhiệm đè nặng đôi vai, nhưng tâm hồn thì như đã rứt tung xièng xích, thả sức cho khát vọng ước mơ. Những ngọn gió dài (trường phong) và muôn trùng sóng bạc cùng một lúc bay lên (Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi) đã chắp cánh cho những khát vọng, ước mơ đó. Ta có cảm giác chính nhà cách mạng, nhà thơ này đã hoá thân thành những cánh chim bằng bay vút lên giữa sóng gió biển khơi, giữa cao rộng đất trời…Hình ảnh mang tính chất anh hùng ca này là kết tinh toàn bộ cái cảm hứng lãng mạn, hào hùng, cái tư thế khoẻ khoắn, hăm hở đầy nhiệt huyết, cái quyết tâm phi thường của nhân vật trữ tình là chính tác giả trong suốt bài lưu biệt này. Cùng với sự ra đi này của Phan Bội Châu, bài thơ Xuất dương lưu biệt có thể xem như mở đầu cho một loạt anh hùng ca của thời đại mới. HẦU TRỜI - Tản Đà – I.Kiến thức cơ bản 1. Tác giả-tác phẩm: - Tản Đà: (1889-1939), tên thật Nguyễn Khắc Hiếu - Quê hương: Tỉnh Sơn Tây (Nay thuộc tỉnh Hà Tây) - Con người: + Sinh ra va Lớn lên trong buổi giao thời. + Là“người của hai thế kỷ” (Hoài Thanh) + Học chữ hán từ nhỏ nhưng về sau chuyển sang sáng tác văn chương bằng chữ quốc ngữ… - Phong cách thơ: + lãng mạng, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương ưu ái. + Có thể xem thơ văn ông như một gạch nối giữa hai thời văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại. * Các tác phẩm: Thơ: Khối tình con người I, II (1916, 1918) Truyện: Giấc mộng con người I, II (1916, 1932) Tự truyện: Giấc mộng lớn (1928) Thơ và văn xuôi: Còn chơi (1921). 2. Văn bản “Hầu trời” a) Xuất xứ: -Trong tập “Còn chơi” (1921) -Bài thơ ra đời vào thời điểm khuynh hướng lãng mạng đã khá đậm nét trong văn chương thời đại. Xã hội thực dân nữa phong kiến tù hãm, u uất, đầy rẫy những cảnh ngang trái, xót đau… b) Nghệ thuật: thể thơ thât ngôn trường thiên khá tự do; giọng điệu thoải mái, tự nhiên; ngôn ngữ tự nhiên, sống động… c. Ý nghĩa văn bản: Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà. Bài viết tham khảo Tản Đà được coi là “người nằm vắt mình qua hai thế kỉ”, là gạch nối giữa thơ mới và thơ cũ, là người đặt nền móng cho thơ mới. Những đánh giá ấy đã xác nhận vị trí quan trọng của Tản Đà đối với văn học Việt Nam giai đoạn giao thời. Ông là đại diện tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn này, giai đoạn văn học dân tộc có những bước chuyển mình, bắt đầu cho giai đoạn hiện đại hoá mau lẹ. Hầu trời là một bài thơ có rất nhiều điểm mới. Bài thơ thể hiện đậm nét cá tính sáng tác của Tản Đà. Mạch thơ được triển khai theo lôgíc một câu chuyện với các chi tiết cụ thể, rành mạch, khiến cho bài thơ hấp dẫn và có sức thuyết phục : nằm một mình, buồn nên dậy đun nước uống rồi ngâm văn, động đến Trời, tiên xuống hỏi rồi đưa lên gặp Trời, Trời cùng chư tiên đón tiếp long trọng, mời đọc thơ, giới thiệu về mình rồi đọc thơ và giãi bày cảnh ngộ cùng Trời, Trời giải thích, khen ngợi rồi cho đưa về trần giới. Nhà thơ đã chọn một cách rất độc đáo để thể hiện tâm sự của mình. Chuyện hầu Trời bằng tưởng tượng đã giúp nhà thơ khẳng định tài năng của bản thân và bộc lộ quan niệm mới mẻ của ông về nghề văn, đồng thời thể hiện ý thức của cái Tôi cá nhân đầy cá tính của mình. Nhà thơ đã mở đầu câu chuyện của mình bằng một giọng điệu rất hấp dẫn, bịa mà rất tự nhiên, hóm hỉnh : Đêm qua chẳng biết có hay không, ... Thật được lên tiên sướng lạ lùng Lí do được Trời mời lên hầu cũng thật đời thường và dễ tin : Nằm buồn dậy đun nước uống, rồi ngâm thơ, chơi trăng. Và “Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà” đã làm Trời mất ngủ. Thế là được lên Trời. Cuộc hội kiến với Trời và chư tiên được kể lại chi tiết, hồn nhiên, nghe tự nhiên như thật. Tác giả đã chọn lối kể chuyện nôm na của dân gian để tái hiện câu chuyện hầu Trời. Nhà thơ tưởng tượng tình huống gặp Trời để giới thiệu về mình. Giới thiệu rõ, chính xác tên tuổi, quê hương, đất nước, nghề nghiệp, kể tên các tác phẩm của mình. Nhà thơ đã chọn tình huống độc đáo : gặp Trời, ngâm thơ cho Trời cùng chư tiên nghe, qua đó khẳng định tài năng của mình. Khẳng định một cách rất tự nhiên : Đương cơn đắc ý đọc đã thích Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi. Văn dài, hơi tốt ran cung mây !... Tự khen tài của mình nhưng lại chọn hình thức để Trời cùng chư tiên khen ngợi. Đây là một kiểu ngông đáng yêu. Sau khi giới thiệu các tác phẩm, có phân chia rõ ràng thành từng loại theo quan điểm của bản thân (văn thuyết lí, văn chơi, văn tiểu thuyết, văn vị đời và lối văn dịch) thì đưa ra nhận xét, cùng với những nhận xét của Trời “Văn đã giàu thay, lại lắm lối” (đa dạng về thể loại, giọng điệu). Nhà thơ lại còn mượn lời của Trời để khẳng định tài năng của bản thân : Trời lại phê cho : “Văn thật tuyệt Văn trần được thế chắc có ít !... Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết !” Nhà thơ đã hiên ngang khẳng định cái Tôi của mình, gắn liền với tên tuổi thật của mình. Đó là thái độ ngông của người có tài và biết trân trọng, khẳng định tài năng của mình. Trong thời đại của Tản Đà, đất nước đang mất chủ quyền, tự giới thiệu như còn là biểu hiện của sự tự hào, tự tôn dân tộc. Hóm hỉnh hơn, nhà thơ còn khẳng định cả phong cách ngông của mình : “Bẩm quả có tên Nguyễn- Khắc Hiếu Đày xuống hạ giới vì tội ngông.” Qua cuộc đối thoại tưởng tượng với Trời, nhà thơ còn khẳng định nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả của mình nói riêng và của người nghệ sĩ nói chung là lo việc “thiên lương” của nhân loại : Trời rằng : “Không phải là Trời đ Trời định sai con một việc này Là việc “thiên lương” của nhân loại, Cho con xuống thuật cùng đời hay.” Tạo tình huống tưởng tượng này để an ủi mình, đồng thời cũng là để nói lên ý nghĩa cao quý của văn chương, của nhà văn. Cũng nhân đây, nhà thơ giãi bày tâm sự của mình về nghề văn. Tản Đà được coi là người đặt nền móng cho thơ Mới, không chỉ bởi thơ ông mang hơi thở hiện đại của thời đại với cái Tôi cá nhân sừng sững giữa trang văn mà còn vì ông là nhà thơ đầu tiên “mang văn chương ra bán phố phường”, coi nghề văn là nghề kiếm sống. Khi giãi bày cảnh ngộ với Trời, nhà thơ đã kể lể rất chi tiết về nghề làm văn kiếm sống này. Tản Đà cũng đã dùng lời Trời để tự an ủi mình. Với Hầu Trời, Tản Đà đã mang đến cho văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX một không khí mới. Dưới hình thức một bài thơ câu chuyện tưởng tượng vui và đầy hào hứng, nhà thơ đã khẳng định cái Tôi cá- nhân của người nghệ sĩ. Nhà thơ vừa tự tin khẳng định tài năng của mình vừa nói lên quan điểm làm văn chương, đó là viết văn để phục vụ thiên lương. Viết văn hay làm cho đời đẹp hơn là nhiệm vụ trời đã trao cho người nghệ sĩ. Sáng tạo độc đáo về mặt nghệ thuật của Tản Đà là đã đưa ngôn ngữ đời thường nôm na, dễ hiểu, dung dị mà vẫn rất gợi cảm vào thơ ca. Ngôn ngữ thơ ở Hầu Trời đã có sự xâm nhập của giọng điệu văn xuôi và ngôn ngữ bình dân. Không quá câu nệ vào vần luật nên mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên và cái Tôi cá nhân đã thoả sức bộc lộ và thể hiện mình. Điểm độc đáo và thành công của bài thơ còn thể hiện ở chỗ tạo ra cái cớ là tình huống hầu Trời để tự khẳng định tài năng và quan niệm của mình. Đó là một kiểu ngông rất nghệ sĩ, vui vẻ và đáng yêu. Bài thơ cũng đã phác hoạ một chân dung thi sĩ Tản Đà với phong cách ngông độc đáo, đó là cái ngông của một nhà nho tài tử ở thời kì mà ý thức cá nhân bắt đầu được trân trọng và khẳng định. VỘI VÀNG - Xuân Diệu - I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: - Xuân Diệu (1916-1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, bút danh: Trảo Nha. - Quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định, lớn lên ở Quy Nhơn. Xa gia đình từ nhỏ và sống ở nhiều nơi. Mỗi miền đất có ảnh hưởng nhất định đến hồn thơ ông. - Trước cách mạng, Xuân Diệu là một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Sau cách mạng, Xuân Diệu hoà nhập, gắn bó với đất nước, nhân dân và nền văn học dân tộc. - Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn, ông là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt, bền bĩ. - Tác phẩm: + Thơ “Thơ thơ” (1938); “Gửi hương cho gió” (1945); “Riêng chung” (1960); Mũi Cà Mau - Cầm tay” (1962); “Hai đợt sóng” (1967)… + Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939); Trường ca (1945)… - Phong cách thơ: + Xuân Diệu là một nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại, một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. + Thơ Xuân Diệu thể hiện một hồn thơ khao khát giao cảm với đời. + Hồn thơ Xuân Diệu rất nhạy cảm với thời cuộc 2. Bài thơ “Vội vàng” a) Xuất xứ: - “Vội vàng” được in trong tập Thơ Thơ, xuất bản 1938. - Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi trong thơ mới nói chung, thơ Xuân Diệu nói rêng, đồng thời in dấu khá đậm hồn thơ Xuân Diệu (“Thiết tha, rạo rực, băn khoăn”- Hoài Thanh), tiêu biểu cho sự cách tân táo bạo, độc đáo trong nghệ thuật thơ ông. b) bố cục: - Đoạn 1: 13 câu đầu: Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ. - Đoạn 2: 16 câu tiếp: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời. - Đoạn 3: 9 câu còn lại: Khát vọng sống, khát vọng yêu đương cuồng nhiệt hối hả. II. Nội dung cơ bản: 1. Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ. - 4 câu mở đầu: Thể hiện cái tôi khát vọng muốn núi héo làm ngưng sự vận động của thời gian, vũ trụ để giữ mãi hương sắc của mùa xuân, tuổi trẻ. Tôi muốn “Tắt nắng” Điệp từ, câu ngắn trùng lặp cấu trúc “buộc gió” _ Lấy cái tôi chủ quan để thay đổi quy luật tự nhiên. Quả là ý tưởng táo bạo, xuất phát từ một trái tim yêu cuộc sống đến tha thiết say mê. Nhà thơ vui sướng, ngây ngất trước hương sắc của cuộc đời đầy quyến rũ, sự phong phú và giàu có của thiên nhiên, cuộc sống, tuổi trẻ. + Cảnh vật hiện lên dưới con mắt của nhà thơ thật phong phú, rực rỡ, tươi đẹp và đầy nhựa sống. " Tuần tháng mật " Hoa đồng nội Này đây " Lá cành tơ Điệp từ, nhân hoá " yến anh, khúc tình si " ánh sáng " Thần vui hằng gõ cửa + Cảm giác hạnh phúc được nhà thơ thể hiện qua câu thơ táo bạo, so sánh độc đáo” “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” " Xuân Diệu đã vật chất hoá thời gian, câu thơ không chỉ gợi hình thể mà còn gợi cả hương thơm vị ngọt khiến người ta đắm say, ngất ngây. 2. Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời: - Niềm vui sướng như khựng lại khi Xuân Diệu nhận ra giới hạn của thời gian: “Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nữa” Nhà thơ cảm thấy buồn bã, lo sợ, tiếc nối khi ý thức được sự trôi chảy xủa thời gian: Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Và Xuân hết nghĩa là tôi cũng mất Lòng tôi rộng nhưng lượng đời cứ chật ……………………………………….. Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại " Với điệp từ “Xuân” kết hợp với những cặp từ đối lập tạo thành một nỗi day dứt một niềm tiếc nối khôn nguôi. - Xuân Diệu biết mùa xuân rồi sẽ tàn phai, tuổi trẻ rồi cũng trôi qua. Cho nên trong cái tươi đẹp mơn mớn của nó tác giả đã nhìn thấy sự tàn úa. + Điệp từ “Nghĩa là” vừa như muốn giải thích nhưng ẩn sau đó là một nỗi lo lắng, hốt hoảng trước sự trôi chảy của thời gian. + Đối lập: làm tăng sự lo lắng khi nhận thấy cái hữu hạn của đời người và cái vô hạn của thời gian. + Cảnh vật như lao nhanh tới sự tàn phá, héo úa và chia phôi. Tâm trạng của nhà thơ có phần nào đó rơi vào sự tuyệt vọng. “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…” 3. Khát vọng sống, khát vọng yêu đương cuồng nhiệt hối hả. - Đang chìm đắm trong đau buồn, tuyệt vọng nhà thơ chợt nhận ra thời gian của tuổi xuân vẫn còn nên lên tiếng giục giã: “mau đi thôi! Mùa chưa ngã chiều hôm” - Tác giả vội vàng, gấp gáp muốn tận hưởng tất cả cuộc sống, tình yêu, tuổi trẻ, hạnh phúc. ôm tất cả sự sống non nước, riết cây, cỏ rạng tình yêu, gió Ta muốn say _ cuộc sống, hạnh phúc Thâu cắn xuân hồng +Với nhịp thơ dồn dập, ngắt nhịp linh hoạt, câu mệnh lệnh trực tiếp biểu cảm khát vọng sôi nổi của trái tim nhà thơ. + Hình ảnh phong phú tượng trưng cho thanh sắc của thời gian: sự sống mơn mỡn, mây đưa gió lượng, cánh bướm tình yêu, mùi thơm ánh sáng… +Tình yêu nống nàn, khoẻ khoắn cao độ được biểu hiện bằng nhiều động từ liên tiếp: ôm, riết, say, thâu. Nhiều tính từ: chuếch choáng, no nê, đã đầy… + Nhà thơ cảm nhận niềm hạnh phúc bằng tất cả các giác quan, trạng thái say mê, ngây ngất. + Từ ngữ, hình ảnh táo bạo ở câu cuối cho thấy Xuân Diệu rất say mê cuộc sống, khát khao và muốn tận hưởng tình yêu, hạnh phúc ngay trên chính cuộc đời này. 4. Nghệ thuật - Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luân lí. - Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ. - Sử dụng ngôn từ, nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt. 5. Ý nghĩa văn bản: Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của XD – nghệ sĩ của niềm khát khao giao cảm với đời. III. Tổng kết: - Bài thơ thể hiện tư tưởng nhân sinh quan tích cực của tác giả, lòng yêu cuộc sống, yêu đời, yêu tuổi trẻ một cách mạnh liệt, cuống nhiệt. - Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu: Cảm nhận thiên nhiên tinh tế, sử dụng điệp ngữ so sánh độc đáo, hình ảnh thơ khoẻ khoắn, nồng nàng, từ ngữ gợi cảm, táo bạo. Phần Tác giả Câu 1: Em hãy trình bày ngắn gọn những đặc điểm thơ XD trước Cách mạng tháng 8-1945 Gợi ý * Đặc điểm về nội dung - Thơ XD thể hiện tình yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết, mãnh liệt (say cảnh, say tình, thiết tha giao cảm với đời). - Thơ Xd cũng thể hiện tâm trạng chán nản, hoài nghi; nhân vật trong thơ thường cô đơn. *Đặc điểm nghệ thuật - Đặc sắc của thơ XD là ở cảm hứng, thi tứ, bút pháp: cảm xúc trong thơ XD say đắm, mãnh liệt. Ông cảm nhận thế giới chung quanh bằng tất cả giác quan và bằng cái nhìn mới mẻ, tươi non. - Thơ XD là sự kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại, Đông và Tây; những ảnh hưởng của thơ phương Tây vẫn đậm nét hơn (từ cảm hứng đề tài, đến xây dựng hình ảnh, cú pháp, nhịp điệu, ngôn từ). Câu 2: Những nét chính trong sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu Gợi ý * Trước Cách mạng tháng 8-1945: XD được xem là nhà thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào thơ mới, Trong thơ, Xd bộc lộ hai tâm trạng trái ngược: yêu đời, tha thiết với cuộc sống nhưng hoài nghi, chán nản, cô đơn. Dù ở trạng thái cảm xúc nào, XD cũng thể hiện cái tôi cá nhân của mình hết sức mãnh liệt. XD rất nổi tiếng ở mảng thơ tình yêu. Tác phẩm có: Thơ thơ, Gửi hương cho gió. * Sau Cách mạng tháng 8-1945: XD hòa bình vào cuộc sống mới, nhiệt thành, đem nghệ thuật phục vụ cách mạng. Thơ ông có những thay đổi về đề tài, cảm hứng, chất liệu, ngôn từ và cách biểu hiện. Ông bám sát đời sống, viết nhiều về công cuộc xây dựng đất nước và đấu tranh thống nhất nước nhà. Những tập thơ chính: Mũi Cà Mau – Cầm tay, Một khối hồng, Hai đợt sóng… - Bên cạnh những sáng tác thơ, XD còn viết văn xuôi, nghiên cứu, phê bình văn học và dịch thuật. Phấn thông vàng và Trường ca là hai tập văn xuôi đặc sắc của ông. Xuân Diệu để lại những tập tiểu luận, phê bình có giá trị: Tiếng thơ, Phê bình giới thiệu thơ, Dao có mài mới sắc… Phần Tác phẩm Đề 1: Hoài Thanh có ý kiến “XD mới nhất trong các nhà thơ mới”.Em hãy phân tích bài thơ “Vội vàng” để làm sáng tỏ ý kiến trên Gợi ý I. MB: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm II. TB - Giải thích ý kiến nhận định. XD “mới nhất” do thơ ông tiếp thu có sáng tạo luồng tư tưởng, văn học văn hóa phương Tây, nhất là văn học lãng mạn và tượng trưng của thơ ca Pháp. Thơ ông có phong cách nghệ thuật hiện đại rõ nét nhất trong các nhà thơ mới. - Chứng minh nhận định * Về nội dung tư tưởng + Thơ ông là tiếng nói cá nhân tự ý thức. Cái tôi trong thơ ông rất cô đơn, luôn ám ảnh bởi thời gian trôi chảy nên khao khát giao cảm với đời. Một trong những cách giao cảm với đời đó là tình yêu, nên đặc sản của thơ XD là tình yêu, bởi tình yêu là một nhịp cầu giao cảm tuyệt vời nhất. Và một cách giao cảm khác đó là cái tôi của ông tương ứng, vang hưởng cùng với sự tương ứng, vang hưởng cùng với mọi hiện tượng sự vật trong trời đất và con người trong cuộc sống. + Tình yêu theo quan niệm của XD là sự giao hòa, giao cảm giữa thể sáng và linh hồn của hai cá thể. Vì thế vũ trụ trong thơ ông là vũ trụ xuân và tình. Thơ ông không lơ lửng ở trên không mà đặt nền móng rất vững, rất sâu trên mảnh đất trần gian. + Ông cũng thể hiện trong thơ tư tưởng nhân sinh mới mẻ, tạo một bước phát triển hơn về tư tưởng nhân văn trong văn học dân tộc. Đó là ý nghĩa và giá trị một đời người không ở chỗ sống đai hay sống ngắn mà ở chất lượng sống mà chất lượng sống cao nhất là tuổi trẻ và tình yêu là phẩm chất, năng lượng của tuổi trẻ. * Về nghệ thuật Với ông, làm thơ là thả một chiếc lá thơ vào dòng thời gian để bất tử hóa chính mình, vì thơ là năng lực siêu việt thời gian. Thơ là sản xuất cá thể với cảm xúc mới nên “ý văn xô đẩy, khuôn khổ câu văn phải lung lay” ( Hoài Thanh). + Thiên nhiên trong thơ ông bao giờ cũng được cảm nhận bằng ánh mắt phong tình ái ân. Thiên nhiên được tái tạo bằng bút pháp mĩ nhân hóa. + Ông hoa động cả 5 giác quan để khám phá và miêu tả sự vật bằng tất cả những biến thái tinh vi nhất. + Cách đặt câu, dùng câu trong thơ ông rất mới, rất Tây. III. KL: khẳng định vấn đề, bày tỏ cảm xúc cá nhân. Đề 2: “... Tôi để lòng tôi trong những câu, những tiếng, tôi đã ghi nhịp máu trong nhịp thơ, đã gói gém hơi thở của tôi trong ít nhiều âm điệu” (Xuân Diệu). Phân tích bài thơ “vội vàng” để làm sáng tỏ nhận định trên. Gợi ý I. MB: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm II. TB 1. Giải thích - Văn học không chỉ là tấm gương phản chiếu cuộc sống mà còn là sản phẩm tâm hồn của người nghệ sĩ. - Với XD thơ là phương tiện để giải bày, bộc lộ những cảm xúc chân thật nhất: “... Tôi để lòng tôi trong những câu, những tiếng, tôi đã ghi nhịp máu trong nhịp thơ, đã gói gém hơi thở của tôi trong ít nhiều âm điệu” 2. Phân tích, chứng minh * Thể hiện tiếng lòng tha thiết của XD: “... Tôi để lòng tôi trong những câu, những tiếng” - Lòng yêu đời yêu sống đến cuồng nhiệt. - Niềm khát khao giao cảm với đời, ước muốn vĩnh cửu hóa thiên nhiên, sự sống. - Ý thức về sự hữu hạn của cá nhân: dự cảm về thời gian và sự ngắn ngủi của tuổi trẻ. - Quan niệm sống vội vàng, cuống quýt để tận hưởng những hạnh phúc mà cuộc sống trần thế đang ban sẵn trước mắt: quan niệm nhân sinh mới mẻ. * Dấu ấn riêng về nghệ thuật “... Tôi đã ghi nhịp máu trong nhịp thơ, đã gói gém hơi thở của tôi trong ít nhiều âm điệu” - Cảm hứng sáng tác: cái đẹp của thiên nhiên, đất trời. - Cái tôi của XD tràn đầy cảm xúc, mạnh mẽ nhưng cũng hết sức trữ tình. - Ngôn ngữ, giọng điệu thơ, thủ pháp nghệ thuật: cách tân táo bạo + Ta nhận ra chân dung một XD với tâm hồn đa cảm, yêu thương; tài năng của người nghệ sí tài hoa và một cái tôi khẳng định trước đất trời, lòng người. + Bài thơ được xem là một thông điệp gửi đến thế hệ trẻ: Phải sống chân t

File đính kèm:

  • docde cuong on VAN lop 11 Thu.doc