Câu 1 Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai như thế nào?
Đáp án
Giai doạn này Pháp đang chuyển sang gđ CNĐQ nhu cầu về thị trường nguyên liệu,nhân công và lợi nhuận đang đặt ra cấp thiết pháp đẩy mạnh xâm lược toàn bộ Việt Nam
3-4-1882 Ri-vi-e bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội,25-4 chúng gửi tối hậu thư cho tổng đốc Hoàng Diệu yêu cầu ta nộp thành cho chúng nhưng không đợi trả lời trưa 25-4chúng đã nổ súng đánh thành Hà Nội .
Dưới sự lãnh đạo của Hoàng Diệu nghĩa quân và nhân dân chiến đấu kiên cường nhưng do lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch nên thành Hà Nội nhanh chóng thất thủ. Hoàng Diệu tự vẫn sau khi lấy máu viết di biểu gửi cho triều đình Huế.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Lịch sử Lớp 11 - Trung tâm GDTX Chơn Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT BÌNH PHƯỚC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 11
TRUNG TÂM GDTX CHƠN THÀNH
I TRẮC NGHIỆM ( có 3 dạng ra đề thi)
1. Khoanh tròn câu đúng nhất
2. Nối các sự kiện lịch sử
3.Điền từ vào chỗ trống (.)
II TỰ LUẬN
Câu 1 Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai như thế nào?
Đáp án
Giai doạn này Pháp đang chuyển sang gđ CNĐQ nhu cầu về thị trường nguyên liệu,nhân công và lợi nhuận đang đặt ra cấp thiết à pháp đẩy mạnh xâm lược toàn bộ Việt Nam
3-4-1882 Ri-vi-e bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội,25-4 chúng gửi tối hậu thư cho tổng đốc Hoàng Diệu yêu cầu ta nộp thành cho chúng nhưng không đợi trả lời trưa 25-4chúng đã nổ súng đánh thành Hà Nội .
Dưới sự lãnh đạo của Hoàng Diệu nghĩa quân và nhân dân chiến đấu kiên cường nhưng do lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch nên thành Hà Nội nhanh chóng thất thủ. Hoàng Diệu tự vẫn sau khi lấy máu viết di biểu gửi cho triều đình Huế.
Câu 2 Trình bày nguyên nhân diễn biến cuộc phản công Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế (1885)
Đáp án
Nguyên nhân
Sau khi kí hiệp ước Hắc Măng và pa-tơ-nốt phái chủ chiến trong triều đình hoạt động mạnh hơn,thực dân Pháp lo sợ và tìm cách tiêu diệt .
Biết được âm mưu của Pháp Tôn Thất Thuyết đã ra tay trước.
Diễn biến
Đêm mùng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885 hai cánh quân đánh vào đồn Mang Cá và tòa Khâm Sứ.Bị đánh bất ngờ quân Pháp rơi vào tình thế rối loạn . Sau khi củng cố được tinh thần sáng ngày 6-7 quân Pháp phản công chiếm lại Hoàng thành cướp bóc,tàn sát vô cùng tàn ác. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ,tam cung rời Hoàng thành ra sơn phòng Tân Sở thuộc tỉnh Quảng Trị
Cuộc phản công bị thất bại.
Câu 3 Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê( 1885-1895)
Đáp án
Địa bàn hoạt động gồm 4 tỉnh : Thanh Hóa,Nghệ An ,Hà Tĩnh,Quảng Bình
Căn cứ chính :vùng rừng núi hiểm trở 2 huyện Hương Sơn,Hương Khê. Đại bản doanh đóng ở Ngàn Trươi
Lực lượng :nhân dân các dân tộc 4 tỉnh(TH,NA,HT,QB)
Thủ lĩnh :Phan Đình Phùng và Cao Thắng
Cuộc khởi nghĩa chia làm 2 giai đoạn
Giai đoạn từ 1885-1888: Thời kì xây dựng lực lượng :tập hợp binh sĩ ,rèn đúc vũ khí,xây dựng căn cứ.
Giai đoạn từ 1888-1895:thời kì chiến đấu quyết liệt .Nghĩa quân đẩy lùi được nhiều trận càn quét của địch vừa chủ động tấn công địch. Từ cuối 1893 lực lượng nghĩa quân bị hao mòn,bị bao vây cô lập. Các thủ lĩnh nghĩa quân muốn đẩy mạnh hoạt động ở cả 4 tỉnh để xoay chuyển tình thế.Trong trận đánh tấn công xuống đồng bằng Cao Thắng đã hi sinh.Phan Đình Phùng mất đi cánh tay đắc lực do vậy cuộc khỡi nghĩa ngày càng khó khăn hơn.Tuy nhiên nghĩa quân còn tiếp tục giành được một số thắng lợi vang dội đặc biệt là trận Vụ Quang(17-10-1894). Năm 1895 triều đình Huế đã cử 3000 quân cùng với quân Pháp bao vây xiết chặt nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa lâm vào tình thế khó khăn .2812-1895 Phan Đình Phùng hi sinh tại căn cứ. Từ đó cuộc khởi nghĩa suy yếu dần sau đó tan rã.
Câu 4 Hãy nhận xét về cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
Đáp án
Là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất ,trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ. Phan Đình Phùng và Cao Thắng là những tấm gương tiêu biểu nhất trong thời kì này.
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đánh dấu bước phát triển cao nhất của phong trào Cần vương dưới sự lãnh đạo của các văn thân sĩ phu yêu nước. Cuộc khởi nghĩa thất bại cũng đánh dấu phong trào Cần vương kết thúc trên cả nước.
Câu 5 Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX có những chuyển biến gì?
Đáp án
Nông nghiệp: Ruộng đất trong đó có cả đất công làng xã bị chiếm đoạt trở thành đồn điền của địa chủ Pháp
Công nghiệp:tập trung khai thác chủ yếu là mỏ than để xuất khẩu kiếm lời, các ngành công nghiệp khác phục vụ đời sống được triển khai.
Thương nghiệp:Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam( đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài ,giảm thuế đối với hàng hóa của Pháp nhập vào) ở Việt Nam chúng đặc biệt đánh thuế nặng vào các hàng hóa:muối,thuốc phiện,rượu.
Giao thông vận tải: mở mang đường sá,cầu cống,bến cảngđể vận chuyển và vươn tới các vùng có nguyên liệu cũng như phục vụ cho việc hành quân đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân.
=>Nền kinh tế TBCN du nhập vào nước ta,so với nền kinh tế phong kiến có nhiều tiến bộ của cải vật chất sản xuất được nhiều hơn,phong phú hơn.
Tuy nhiên tài nguyên thiên nhiên ccura nước ta bị vơ vét cạn kiệt,nông nghiệp vẫn trong tình trạng lạc hậu nông dân bị bóc lột tàn nhẫn bị tước đoạt ruộng đất công nghiệp phát triển nhỏ giọt,què quặt thiếu hẳn công nghiệp nặng
Tóm lại :Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ,lạc hậu,phụ thuộc.
Câu 6 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh như thế nào?Hướng đi của Người có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đây?
Đáp án
Bối cảnh: Sau khi phong trào Cần vương thất bại phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta vẫn tiếp tục phát triển với nhiều hình thức mới nhưng vẫn không thành công vì lúc này thực dân Pháp còn mạnh ,lại dùng nhiều thủ đoạn đàn áp tàn baọ khiến cho phong trào rơi vàotình trạng bế tắc
Điểm mới trong con đường cứu nước của Người: Người rất khâm phục các vị tiền bối nhưng không tán thành con đường cứu nước của các vị tiền bối: “ đưa hổ cửa trước,rước beo cửa sau”(Phan Bội Châu); “xin giặc rủ lòng thương”(Phan Chu Trinh); nặng cốt cách phong kiến ( Hoàng Hoa Thám). Xuất phát từ chủ nghiã yêu nước Người đã đi sang Phương Tây để tìm hiểu những bí mật đằng sau những từ mĩ miều: “Tự do,bình đẳng,bác ái”. Người sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp,tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_lich_su_lop_11_trung_tam_gdtx_chon_thanh.doc