Đề cương ôn tập môn lý 9 học kì I

1. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT giữa 2 đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ ( U=0, I=0).

2. Định luật Ôm: CĐDĐ qua dây dẫn tỉ lệ thuận với HĐT đặt vào 2 đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. I =

3. Ta có thể dùng Ampe kế và Vôn kế hay đồng hồ vạn năng để đo điện trở của một dây dẫn.

4. Định luật Om cho đoạn mạch nối tiếp và cho đoạn mạch song song:

 

doc2 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn lý 9 học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LÝ 9 HKI ĐIỆN TRỞ. ĐỊNH LUẬT ÔM Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT giữa 2 đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ ( U=0, I=0). U R Định luật Ôm: CĐDĐ qua dây dẫn tỉ lệ thuận với HĐT đặt vào 2 đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. I = Ta có thể dùng Ampe kế và Vôn kế hay đồng hồ vạn năng để đo điện trở của một dây dẫn. Định luật Oâm cho đoạn mạch nối tiếp và cho đoạn mạch song song: U1 U2 R1 R2 = Trong đoạn mạch nối tiếp , HĐT giữa 2 đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với mỗi điện trở đó: Các thiết bị điện có thể được mắc nối tiếp nhau khi chúng chịu được cùng một CĐDĐ không vượt quá một giá trị xác định. Gía trị đó gọi là CĐDĐ định mức. Khi dòng điện qua các thiết bị điện đang hoạt động có CĐDĐ đúng bằng CĐDĐ định mức thì ta nói chúng hoạt động bình thường. I1 I2 R2 R1 = Trong đoạn mạch song song, CĐDĐ chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó: Người ta thường dùng các thiết bị điện có cùng HĐT định mức và mắc chúng song song vào mạch điện có HĐT bằng HĐT định mức. Khi đó chúng hoạt động bình thường và có thể sử dụng độc lập với nhau. Công thức tính điện trở: Vật liệu có điện trở suất càng nhỏ thì dẫn điện càng tốt . Biến trở là điện trở có thể thay đổi được. Biến trở dùng để thay đổi CĐDĐ. Trên mỗi biến trở có ghi điện trở lớn nhất và CĐDĐ lớn nhất mà biến trở có thể chịu được. II. CÔNG - CÔNG SUẤT ĐIỆN. ĐỊNH LUẬT JUN - LEN-XƠ Quan hệ giữa công suất định mức (Pđm ) và HĐT định mức (Uđm). Ví dụ trên 1 bóng đèn có ghi:( 220V- 40W) có nghĩa thế nào? Công suất điện: P = UI . Trong trường hợp đoạn mạch chỉ có dụng cụ đốt nóng thì có thể dùng công thức : P = RI2 = U2/R. Dòng điện có năng lượng vì nó có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. Năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng. Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác trong đoạn mạch đó: A = P.t = UIt 1Kw.h = 3,6.106J Lượng điện năng sử dụng được đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng đã sử dụng là 1kW.h Định luật Jun - Len-xơ: Nhiệt lượng tỏa raq trong dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương CĐDĐ, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. Q = I2Rt (J) Hiệu suất của bếp điện: H = Q1/Q Cần nhớ lại công thức: Q = mcDt0 để tính nhiệt lượng cần cung cấp cho m(kg) nướùc để nhiệt độ của nước tăng một lượng Dt0 . Dòng điện 70mA hoặc làm việc với HĐT 40V trở lên là nguy hiểm với con người. Khi sửa chữa điện cần phải ngắt điện. Để tránh các trường hợp đoản mạch gây ra cháy nổ. Trong các mạch điện phải có cầu chì hoặc rờle tự động ngắt mạch. Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện là một biện pháp an toàn điện. Lợi ích của việc tiết kiệm điện năng: -Giảm chi tiêu cho gia đình. -các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn. -Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung cho hệ thống cung cấp điện bị quá tải, đặc biệt là trong giờ cao điểm. -Dành điện năng cho sản suất. NAM CHÂM. TỪ TRƯỜNG. LỰC ĐIỆN TỪ Kim nam châm nào cũng có 2 từ cực. Khi để tự do, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc. Cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, cực luôn chỉ hướng Nam gọi làcực Nam. Khi đặt 2 nam châm gần nhau. Các từ cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau. Không gian chung quanh nam châm, chung quanh dòng điện, chung quanh trái đất tồn tại một từ trường. Nam châm hoặc dòng điện đều có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt gần nó. Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoặc của dòng điện, kim nam châm đều chỉ một hướng xác định. Người ta dùng kim nam châm thử để nhận biết từ trường. Từ phổ là hình ảnh cụ thể của các đường sức từ. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạc sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ. Các đường sức từ có chiều nhất định. Ơû bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào từ cực Nam của nam châm. Oáng dây có dòng điện chạy qua có từ trường giống như 1 thanh nam châm. Trong lòng ống dây, các đường sức từ được sắp xếp gần như song song với nhau. Qui tắc nắm tay phải: Nắm tay phải, sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. Không những sắt, thép mà các vật liệu sắt từ như niken, côban… đặt trong từ trường đều nhiễm từ. Sở dĩ lõi sắt, lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây vì khi đặt trong từ trường thì lõi sắt, lõi thép bị nhiễm từ và trở thành 1 nam châm nữa. Sau khi bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài. Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng CĐDĐ chạy qua vòng dây hay tăng số vòng dây của ống dây. Nam châm điện được ứng dụng rộng rãi trong thực tế như: chế tạo loa điện, rơle điện từ, chuông điện và nhiều thiết bị tự động khác. Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng của nam châm lên ống dây có dòng điện đặt trong từ trường của nam châm. Loa điện biến dao động điện thành âm thanh. Rơle điện là 1 thết bị điện tự động đóng ngắt mạch điện, cấu tạo đơn giản. Bộ phận chủ yếu gồm 1 nam châm điện và 1 thanh sắt non. Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ. Qui tắc bàn tay trái: đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ. Động cơ điện hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Động cơ điện có 2 bộ phận chính: nam châm tạo ra từ trường và khung dây có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường. Trong động cơ điện bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận quay gọi là rôto. Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện, bộ phận quay gồm nhiều cuộn dây. Khi động cơ điện hoạt động: điện năng chuyển hóa thành cơ năng. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU. 1. Dòng điện được tạo ra bằng cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong một cuộn dây dẫn kín gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. 2. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong 1 dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên. Một cách tổng quát dòng điện cảm ứng xuất hiện khi thỏa mãn các điều kiện sau: - a) Khi mạch điện kín hay một phần mạch điện kín chuyển động trong từ trường và cắt các đường cảm ứng từ. - b) Khi mạch điện kín không chuyển động trong từ trường nhưng từ trường xuyên qua mạch điện đó là từ trường biến đổi theo thời gian.

File đính kèm:

  • docDCLI9HK1.DOC