Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn 7 học kì I năm học 2012-2013

A. TIẾNG VIỆT

1. Từ ghép có mấy loại , nêu ra? Hãy sắp xếp các từ sau đây vào bảng phân loại từ ghép: nhà cửa , xoài tượng, nhãn lồng , chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp ,nhà khách, nhà nghỉ?

Từ ghép c-p nhà cửa, nhãn lồng, chim sâu, xe đạp, nhà khách, nhà nghỉ.

Từ ghép đ-l Nhà cửa, làm ăn, đất cát

2. Từ láy có mấy loại , nêu ra?Hãy sắp xếp các từ sau vào bảng phân loại từ láy :

“Long lanh, khó khăn , vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng,nhỏ nhắn,ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu. ”

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn 7 học kì I năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012-2013 A. TIẾNG VIỆT 1. Từ ghép có mấy loại , nêu ra? Hãy sắp xếp các từ sau đây vào bảng phân loại từ ghép: nhà cửa , xoài tượng, nhãn lồng , chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp ,nhà khách, nhà nghỉ? Từ ghép c-p nhà cửa, nhãn lồng, chim sâu, xe đạp, nhà khách, nhà nghỉ. Từ ghép đ-l Nhà cửa, làm ăn, đất cát 2. Từ láy có mấy loại , nêu ra?Hãy sắp xếp các từ sau vào bảng phân loại từ láy : “Long lanh, khó khăn , vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng,nhỏ nhắn,ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu. ” Từ láy toàn bộ Ngời ngời, hiu hiu, loang loáng, thoang thoảng,ngời ngời Từ láy bộ phận Long lanh , khó khăn,vi vu, linh tinh, nhỏ nhắn, bồn chồn, lấp lánh. 3. Điền thêm các từ để tạo thành từ láy. - Rào …. ;….bẩm;….tùm;…nhẻ;…lùng;…chít; trong…;ngoan…; lồng…; mịn…; bực….;đẹp…. 4. Từ ghép Hán Việt có mấy loại , nêu ra? Xếp các từ sau vào bảng phân loại từ ghép Hán Việt : “ Thiên địa , đại lộ , khuyển mã , hải đăng , kiên cố , tân binh , nhật nguyệt , quốc kì , hoan hỉ , ngư ngiệp” Từ ghép đẳng lập Thiên địa , khuyển mã , kiên cố , nhật nguyệt , hoan hỉ Từ ghép chính phụ Đại lộ , hải đăng ,tân binh , ngư nghiệp . 5. Từ Hán Việt có những sắc thái biểu cảm nào? Khi sử dụng từ Hán Việt, vì sao chúng ta không nên lạm dụng? - Tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính. - Sắc thái tao nhã , lịch sự tránh gây cảm giác thô tục , ghê sợ - Tạo sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xa xưa * Vì lạm dụng từ Hán Việt làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên , thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 6. Em hãy cho biết sắc thái biểu cảm của những từ HV trong các câu sau: a. Thiếu niên VN rất dũng cảm-> trang trọng b. Hôm nay , ông ho nhiều và thổ huyết-> tránh sự ghê sợ c. Không nên tiểu tiện bừa bãi mất vệ sinh -> Sắc thái tao nhã ,lịch sự d.Hoa Lư là cố đô của nước ta ->Sắc thái cổ 7. Thế nào là quan hệ từ ? Nếu trong những trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ mà ta không dùng thì ý nghĩa của câu như thế nào? - Biểu thị ý nghĩa quan hệ như : sở hữu, so sánh , nhân quả...giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn - Trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ mà ta không dùng thì ý nghĩa của câu sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. 8. Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau đây: a. Nếu ... thì..... b. bởi ....nên.... c. càng ..........càng............ 9 .Các lỗi thường gặp về quan hệ từ ? - Thiếu quan hệ từ - Dùng từ quan hệ từ không thích hợp về nghĩa - Thừa quan hệ từ - Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết 10. Trong những câu sau, câu nào dùng sai quan hệ từ ? a. Tôi với nó cùng chơi. b. Trời mưa to và tôi vẫn tới trường c. Nó cũng ham đọc sách như tôi. d. Giá hôm nay trời mưa thì thật tốt 11 . Thế nào là từ đồng nghĩa? Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa : Chết, nhìn, cho, chăm chỉ, hi sinh, cần cù, nhòm, siêng năng, tạ thế, biếu, cần mẫn, thiệt mạng, liếc, tặng, dòm, chịu khó . TL: - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. - Các nhóm từ đồng nghĩa : a) chết, hi sinh, tạ thế, thiệt mạng b) nhìn, nhòm, ngó, liếc, dòm c) cho, biếu, tặng d) chăn chỉ, cần cù, siêng năng, cần mẫn,chịu khó 12.Tìm từ đồng nghĩa thay thế cho từ in đậm trong các câu sau: a. Học sinh phải có nghĩa vụ học tập. b. Bố tôi đưa khách ra đến cổng rồi mới trở về. c. Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi. d. Học tập chăm chỉ sẽ đạt kết quả cao. 13. Thế nào là từ trái nghĩa?Tìm các từ trái nghĩa trong các câu ca daosau: a) Non cao non thấp mây thuộc , Cây cứng cây mềm gió hay. ( Nguyễn Trãi) b) Trong lao tù cũ đón tù mới, Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa.( Hồ Chí Minh) c) Còn bạc , còn tiền ,còn đệ tử, Hết cơm , hết rượu, hết ông tôi.( Nguyễn Bỉnh Khiêm) d) Nơi im lặng sắp bùng lên bão lửa, Chỗ ồn ào đang hóa than rơi.(Phạm Tiến Duật) TL: - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Các từ trái nghĩa a) cao - thấp , cứng - mềm b)cũ- mới, tạnh - mưa c)còn - hết d)im lặng - ồn ào 14. Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các câu tục ngữ sau: a) Một miếng khi đói bằng một gói khi……… b) Chết……….còn hơn sống đục c) Xét mình công ít tội …… d) Khi vui muốn khóc , buồn tênh lại ………….. e) Nói thì……………….làm thì khó g) Trước lạ sau………………. -> a) No . b) vinh . c) Nhiều . d) Cười . e) Dễ . g) Quen . 15 Thế nào là từ đồng âm? - Từ đồng âm :Có âm giống nhau , nhưng nghĩa hoàn toàn khác xa nhau, không có quan hệ gì với nhau. 16. Tìm và giải thích nghĩa các từ đồng âm sau: “ Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng. Thầy bói gieo quẻ nói rằng, Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.” - Lợi 1 : lợi ích - lợi 2: lợi của nướu răng. 17.Thành ngữ là gì? VD? Chức vụ của thành ngữ? - Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh vd: tham sống sợ chết, năm châu bốn biển, ruột để ngoài da, mẹ góa con côi - Làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ 18.Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: a. An phận thủ thường:bằng lòng với cuộc sống bình thường của mình, không đòi hỏi gì. b. Tóc bạc da mồi:Người tuổi cao c. Bách chiến bách thắng d. Ăn cháo đá bát B. VĂN BẢN 19. Trong văn bản “ Cổng trường mở ra”, tâm trạng của hai mẹ con đêm trước ngày khai trường được miêu tả như thế nào? - Con háo hức , thanh thản, nhẹ nhàng , vô tư đi vào giấc ngủ. - Mẹ trằn trọc không ngủ được, suy nghĩ triền miên, nhớ lại kỉ niệm xưa. 20. Trong văn bản “ Cổng trường mở ra”, Có phải người mẹ đang trực tiếp với con hay với ai khác? - Người mẹ không trực tiếp nói với con mà là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỉ niệm của riêng mình 21. Trong văn bản “ Mẹ tôi”, Thái độ của bố đối với En-ri-cô như thế nào? - Người bố vô cùng tức giận, buồn bã 22. Tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà phải viết thư? - Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi không nói trực tiếp được , hơn nữa viết thư là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết vừa giữ được kín đáo, tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng. Đây chính là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ở trường và ngoài xã hội. 23. Trong văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê”, Tình cảm của hai anh em Thành và Thủy được miêu tả như thế nào? - Thành và Thủy rất mực gần gũi,thương yêu chia sẽ và quan tâm lẫn nhau. + Thủy mang kim ra tận sân vận động vá áo cho anh. + Thành giúp em học,chiều nào cũng đón em đi học về + Khi phải chia tay hai anh em càng thương yêu và quan tân lẫn nhau . Chia đồ chơi,Thành nhường hết cho em. . Thủy thương anh “không có ai gác đêm cho anh ngủ nên nhường lại anh con Vệ Sĩ 24. Em hãy nêu 1 câu ca dao-dân ca đã học mà em thích và nêu nội dung của bài đó? 25. Chép lại bài thơ “ Nam quốc sơn hà” ( Sông núi nước Nam ). Bài thơ đã nêu bật điều gì? - Khẳng định chủ quyền , ranh giới đất nước Việt Nam đã định sẵn từ xưa. - Kẻ thù không được xâm phạm, nếu không sẽ nhận lấy thất bại. 26.Chép lại bài thơ “ Bánh trôi nước” ( Hồ Xuân Hương ) và nêu 2 nghĩa của bài thơ? - Hình ảnh bánh trôi nước: Bánh trắng , tròn, nhân bên trong. Khi đun sôi để luộc thì chìm, khi chín thì nổi lên. - Thân phận , phẩm chất của người phụ nữ : Xinh đẹp, số phận thì chìm nổi lênh đênh . Nhưng phẩm chất trong trắng , sắt son , thủy chung. 27. Chép lại bài thơ “ Qua đèo Ngang”( Bà huyện Thanh Quan ) , nêu cảnh đèo ngang và tâm trạng của tác giả? - Cảnh thiên nhiên : núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng hoang sơ thanh vắng. - Tâm trạng của tác giả:Buồn , cô đơn , hoài cổ. 28. Chép lại bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” ( Nguyến Khuyến ), nêu hoàn cảnh và cách tiếp đãi bạn của tác giả? - Hoàn cảnh : không có gì tiếp đãi bạn. -Tiếp đãi bạn : Một tình bạn đậm đà , hồn nhiên , dân dã. 29.Chép lại bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”- Lí Bạch?Hãy nêu mạch thơ , tứ thơ của bài? - Nhớ quê -> không ngủ được -> thao thức nhìn trăng -> nhìn trăng -> lại càng nhớ quê . 30.Chép lại phần dịch thơ của Trần Trọng San trong bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”- Hạ Tri Chương? Nêu tâm trạng của tác giả khi về đến quê được miêu tả như thế nào. - về đến quê được sự chào đón của bọn trẻ, chúng chào ông nhưng không hề biết ông - Trước tiếng cười hỏi han của trẻ làm cho nhà thơ buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa vì ông bị xem là khách ngay trên quê hương mình. C. PHẦN III : TẬP LÀM VĂN 31. Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến cha (mẹ) buồn. a. Mở bài - Ai trong cuộc đời mình cũng một lần mắc lỗi. - Em cũng đã một lần mắc lỗi làm cha ( mẹ ) buồn và thấy rất ân hận. b. Thân bài - Kể về lần mắc lỗi của mình: + Lỗi đó xảy ra bao giờ , khi em học lớp mấy? + Lỗi đó là lỗi gì? (bỏ học đi chơi , không nghe lời mẹ dặn, không thuộc bài bị điểm kém....) + Hậu quả do lỗi đó gây ra là gì?( bị làm bản kiểm điểm, bị ốm, bị điểm kém...). - Thái độ của mẹ trước lỗi lầm của em: + Vẻ mặt , đôi mắt như thế nào? + Thái độ ra sao? (buồn bã , nóng giận hay bình tĩnh...?) + Hành động , lời nói như thế nào? ( nhẹ nhàng khuyên nhủ hay lớn tiếng trách mắng...?) - Cảm nghĩ của em về sự việc đó: + Nhận ra lỗi lầm của mình, thấy ân hận , day dứt vì làm cha ( mẹ) buồn. + Xúc động trước sự khoan dung của cha (mẹ)... + Tự nhủ không bao giờ tái phạm... c. Thân bài - Bài học mà em đã rút ra sau lần mắc lỗi ấy. - Thái độ , tình cảm của em với mẹ trong hiện tại: cố gắng phấn đấu học giỏi để làm cha ( mẹ ) vui lòng... 32. Em hãy miêu tả lại quang cảnh đồng lúa quê em hiện nay. a. Mở bài : Giới thiệu cảnh đồng lúa b. Thân bài: Kể lại chi tiết về đồng lúa + Màu sắc của cánh đồng + Không gian của cánh đồng + Quang cảnh của cánh đồng c. Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em khi thấy cánh đồng lúa ở quê mình. 33. Loài cây em yêu a. Mở bài - Tình cảm của em với các loài cây như thế nào? - Em yêu thích nhất loài cây nào trong số đó? Vì sao? b. Thân bài - Tả những nét nổi bật của loài cây đó khiến em ấn tượng và yêu thích: thân , cành ,lá , hoa , quả... - Tình cảm, cảm xúc của em đối với loài cây đó thay đổi như thế nào theo thời gian? + Ban đầu khi nhìn thấy loài cây đó em có suy nghĩ , tình cảm gì? + Trải qua năm tháng, thời gian tình cảm của em có thay đổi không? Em có thấy gắn bó và coi cây đó như một người bạn không? - Em đã có những kỉ niệm nào đáng nhớ với loài cây ấy chưa? Đó là kỉ niệm gì? - Em đã làm những gì để thể hiện tình yêu của mình đối với loài cây ấy? Thử tưởng tượng nếu một ngày không còn loài cây ấy không còn thì em sẽ có thái độ và suy nghĩ gì? c. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai 34. Cảm nghĩ về người thân của em ( ông bà , bố mẹ , anh chị...) a. Mở bài + Tình cảm của em với những người thân như thế nào? + Trong số những người thân đó, em yêu quí nhất là ai? Lí do. b. Thân bài + Kể về ngoại hình của người đó(kể những nét nổi bật nhất) + Kể về tính cách của người đó (nêu đặc điểm tính cách rồi kể những việc làm, hành động , lời nói, cử chỉ) + Người đó gắn bó với em trong cuộc sống như thế nào?( trong học tập, sinh hoạt , khi vui , khi buồn...) + Kỉ niệm nào với người đó khiến em nhớ nhất và có cảm xúc nhiều nhất? c. Kết bài: Tình cảm của em với người đó trong hiện tại và mong ước gì cho người đó trong tương lai

File đính kèm:

  • docde cuong on thi HKI.doc
Giáo án liên quan