Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 5

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 1. Năm đuợc những nét cơ bản về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

 Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều.Từ đó, thấy được truyện Kiều là kiệt tác số một của văn học Trung đại Việt Nam, kiệt tác của văn học dân tộc và văn học nhân loại.

 2. Bước đầu làm quen với thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại. Đọc hiểu một truyện thơ Nôm

 3. Có thái độ yêu mến văn học và quí trọng tiếng Việt

B.Chuẩn bị:

 1.Thầy: - Nghiên cứu sgk và sgv

 - Tìm thêm những tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du hoặc tranh ảnh về Nguyễn Du ( ảnh chân dung ). Những tư liệu về lời bình cho tác phẩm Truyện Kiều.

 2.Trò: - Đọc kĩ sgk, soạn bài trước theo 2 câu hỏi đọc - hiểu văn bản /80sgk

 - Tìm đọc Truyện Kiều và tóm tắt nội dung

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 Ngày soan:26-09-10 Tiết 26 “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU Ngày giảng Văn học A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 1. Năm đuợc những nét cơ bản về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều.Từ đó, thấy được truyện Kiều là kiệt tác số một của văn học Trung đại Việt Nam, kiệt tác của văn học dân tộc và văn học nhân loại. 2. Bước đầu làm quen với thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại. Đọc hiểu một truyện thơ Nôm 3. Có thái độ yêu mến văn học và quí trọng tiếng Việt B.Chuẩn bị: 1.Thầy: - Nghiên cứu sgk và sgv - Tìm thêm những tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du hoặc tranh ảnh về Nguyễn Du ( ảnh chân dung ). Những tư liệu về lời bình cho tác phẩm Truyện Kiều. 2.Trò: - Đọc kĩ sgk, soạn bài trước theo 2 câu hỏi đọc - hiểu văn bản /80sgk - Tìm đọc Truyện Kiều và tóm tắt nội dung C.Các bước lên lớp: 1.Ổn định: sĩ số, tác phong, vệ sinh 2.Kiểm tra: - Hình ảnh Nguyễn Huệ - Quang Trung ở hồi thứ 14 trong “ Hoàng Lê nhất thống chí” được tác giả Ngô Gia Văn Phái miêu tả như thế nào ? 3.Bài mới: * Tiến trình tổ chức các hoạt động : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Khởi động Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam, nếu Nguyễn Trãi với “Quốc âm thi tập “, là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với “Truyện Kiều”, là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ văn học Việt Nam đã trãi qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu sắc của nó. Đêí hiểu được giá trị to lớn của tác phẩm, tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta về điều đó. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du. - Cho HS xem tranh ảnh về chân dung, tượng đài của ND. - Gọi 1HS đọc phần tác giả ND sgk /77-78. - Qua phần theo dõivà phần soạn bài ở nhà, em hãy nêu một vài nét về thời đại mà nhà thơ sống ? ÒNhững thay đổi kinh thiên động địa ấy đã tác động mạnh đến tình cảm, nhận thức của ND để ông hướng ngòi bút vào hiện thực ( “ Trải qua một cuộc bể dâu - Những điều trông thấy mà đau đớn lòng “) - Phần giói thiệu của sgk, cho em những vấn đề gì về cuộc đời nhà thơ ? ND tên tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê : Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh ÒHoàn cảnh gia đình cũng tác động lớn tới cuộc đời ND. - Cuộc đời của ND có ảnh hưởng gì đến sáng tác của ông ? ÒBiến động lịch sử, lưu lạc nhiều năm, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, những con người, những số phận khác nhau. Khi làm quan nhà Nguyễn, ông đã từng đi sứ Trung Quốc....” Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài!“ - Về sự nghiệp văn học của ND có những điểm gì đáng chú ý ? Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm Truyện Kiều. (Quan sát đoạn văn sau II Truyện Kiều) Hãy cho biết lai lich (xuất xứ) của “Truyện Kiều” ? - GV diễn giảng phần sáng tạo của ND:* Hình thức: + “Kim Vân Kiều Truyện” là truyện văn xuôi (chương, hồi) + “Truyện Kiều” chuyển thanh thể thơ lục bát ( thơ dân tộc ) * Nội dung : Nhân vật được xây dựng theo cảm nhận, cách nhìn nhân đạo về con người Việt Nam của tác giả. - Em thử giải thích nhan đề của tác phẩm ? ( Đoạn trường tân thanh và Truyện Kiều ) - Truyện Kiều đuợc áng tác theo thể loại nào ? Có bao nhiêu câu ? - Em hiểu như thế nào là truyện thơ Nôm ? Thơ Nôm bình dân , thơ Nôm bác học ? Vậy truyện Kiều thuộc loaüi thơ Nôm nào ? -Em hãy cho biết: tác phẩm Truyện Kiều có thể chia ra làm mấy phần ? Nêu tiêu đề chính của các phần ? - Cho HS tóm tắt thật ngắn gọn nội dung của từng phần ó minh họ bằng thơ) + Nhóm 1: tóm tắt nội dung phần 1 +Nhóm 2,3: tóm tắt nội dung phần 2 + Nhóm 4: tóm tắt nội dung phần 3 Hoạt động 4: Huớng dẫn HS phân tích giá trị nội dung - Nghệ thuật của tác phẩm: - Qua tóm tắt tác phẩm, em hình dung xã hội được phản ảnh trong Truyện Kiều là xã hội như thế nào ? - Nguyên nhân nào dẫn đến xã hội bất công, tàn bạo ? - Trong tác phẩm, những kẻ nào đã vì tiền mà gieo tai hoạ cho người dân lương thiện ? -Hãy chứng minh bằng 1 số câu thơ tiêu biểu ? - Việc khắc hoạ hình tuợng những nhân vật trên đã biểu hiện thái độ của nhà thơ như thế nào ? -Cũng qua tác phẩm, em có cảm nhận gì về cuộc sống thân phận của Thuý Kiều nói riêng cũng như của người phụ nữ trong xh cũ nói chung ? - Trước số phận của Kiều, ND đã có thái độ như thế nào ? - ND xây dựng trong tác phẩm một nhân vật anh hùng, theo em nhằm mục đích gì ? - Việc tác giả đưa vào sự việc Thuý Kiều báo ân báo oán, điều này thể hiện tư tưởng gì trong tác phẩm ? - Em có nhận xét gì về nghệ thuật ngôn từ cũng như nghệ thuật miêu tả của tác giả ? - Đọc ghi nhớ /80 Lắng nghe - Quan sát tranh ảnh . - Một HS đọc, các HS khác theo dõi - Suy nghĩ và rút ra kết luận: + Thời đại: Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX + Chế độ pk khủng hoảng trầm trọng + Phong trào nông dân khởi nghĩa rộng khắp. - TL: Gia đình dòng dõi quí tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Nhưng cuộc sống “êm đềm trướng rũ màn che” với ND không kéo dài được bao lâu. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi và mồ côi mẹ năm 12 tuổi. - Suy nghĩ và trả lời: Có hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú. Có trái tim giàu yêu thương, cảm thông sâu sắc với nỗi khổ của con người đặc biệt là người phu ûnữ. - TL: tác phẩm có giá trị lớn, chữ Hán, chữ Nôm. -TL: Dựa vào cốt truỵên “ Kim Vân Kiều truyện “ của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc ) SÁNG TẠO: Hình thức : văn xuôiÒthơ Nội dung: TL và trả lời: + Đoạn trường tân thanh:có nghĩa là tiếng kêu mới đứt ruột ( đoạn: đứt, trường, ruộtÒĐoạn trường: đau đớn như đứt từng khúc ruột, tân: mới, thanh: tiếng kêuÒTân thanh: tiếng kêu mới ) + Truyện Kiều:tên nhân vật chính, là trung tâm của mọi biến cố diến ra trong truyện. Đầu đề cho biết chiều hướng của nội dung truyện. - Suy nghĩ: Sáng tác theo thể loại truyện Nôm, thơ lục bát. Gồm 3254 câu. - TL: ( chú thích 1/80) Truyện Kiều thuộc truyện Nôm bác học. - Trả lời: 3 phần + Phần 1:Gặp gỡ và đính ước + Phần 2: Gia biến và lưu lạc + Phần 3: Đoàn tụ. - Các nhóm thảo luận phần tóm tắt, sau đó cử đại diện trình bày nội dung ( có thể chuẩn bị trước ở nhà) -TL:Xã hội trong tác phẩm là xh bất công, tàn bạo. - Thế lực của đồng tiền.: Thế lực đồng tiền: + Thằng bán tơ: Tú bà, Bạc bà, Bạc hạnh. + MGS, Sở Khanh, Khuyển Ưng, Khuyển Phệ. + Sai nha, Hò Tôn Hiến. Ò Cả 1 xã hội vì tiền. - TL: là tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa. - Phản ánh số phận bị áp bức đau khổ, tấn bi kịch của người phụ nữ trong xh cũ. - Cảm thương sâu sắc trước những nỗi khổ của con người. - TL: Hình tượng Từ Hải là biểu tượng của công lí, tự do. - TL: Khát vọng chân chính: ước mơ cao đẹp về 1 tình yêu trai gái tự do, hồn nhiên, trong sáng, thuỷ chung Ò Mối tình Kim Kiều là bài ca tuyệt đẹp về tình yêu trai gái. -TL: + Ngôn từ tinh tế, chính xác biểu cảm. Ngôn ngữ kể chuyện đa dạng: trực tiếp, gián tiếp, lời tác giả. + Nghệ thuật miêu tả phong phú: tả người, tả cảnh, miêu tả tâm lí nhân vật ( tả cảnh ngụ tình) I. Tác giả Nguyễn Du: 1.Cuộc đời: - Thời đại: cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX (1765 - 1820) - Gia đình: - Bản thân: Ò Thiên tài văn học, nhà thơ nhân đạo. 2 Sự nghiệp văn học:chữ Hán, chữ Nôm II.Truyện Kiều: 1.Xuất xứ: 2 Nhan đề: 3. Thể loại và bố cục a Thể loại: b.Bố cục: 3 phần 4.Tóm tắt nội dung tác phẩm. II.Gía trị nội dung và nghệ thuật: 1 Nội dung: a.Gía trị hiện thực: - bức tranh về 1 xã hội bất công, tàn bạo - Tiếïng nói lên án, tố cáo thế lực xấu xa. - Phản ánh số phận bị áp bưc đau khổ, tấn bi kịch của người phụ nữ. b Gía trị nhân đạo: - Cảm thương sâu sắc. - Đề cao, trân trọng con người từ vẻ đẹp hình thức đến nhân phẩm. - Khát vọng chân chính của con người ( về quyền sống, tự do, tình yêu, hạnh phúc) 2 Gía trị nghệ thuật: -Sử dụng ngôn ngữ tinh tế. - Nghệ thuật miêu tả phong phú. * Ghi nhớ /80 4. Củng cố. - Tóm tắt nội dung văn bản. - Nêu chủ đề của truyện. 5. Dặn dò. Yêu Cầu HS: - Tóm tắt truyện, nắm chủ đề. - Tiếp tục chuẩn bị nội dung còn lại của bài. D. BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 27 Ngày soạn: 19-09-09 CHỊ EM THUÝ KIỀU A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 1.Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của ND: khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ. 2.Thấy được cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều: trân trọng, ca ngợi vể đẹp con người. 3.Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu. Vận dụng bài học để miêu tả nhân vật. * Học thuộc lòng đoạn thơ B.Chuẩn bị: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: -Nêu những nét chính về tác giả ND và tác phẩm Truyện Kiều ? 3.Bài mới: * Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Ghi bảng. Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về đoạn trích. - Dựa vào sgk em cho biêt vị trí của đoạn trích ? ( Nằm từ câu số 15 - 38 trong số 3254 câu toàn tác phẩm ) - Hướng dẫn HS đọc đoạn trích: đọc với giọng trân trọng, rõ ràng Chú ý các câu có nhịp 4/4, 3/3. - Gv đọc mẫu - gọi 2 HS đọc lại -Bố cục đoạn thơ có thể chia làm mấy phần ? Nội dung chính của mỗi phần là gì ? - Em thử phát hiện chỗ khác thường trong cách kết cấu và giải thích ý nghĩa đó ? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiêu nội dung văn bản: - Đọc lại 4 câu đầu. - Để miêu tả vẻ đẹp chung của hai chị em TK, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Biện pháp ấy được biểu đạt bằng những tín hiệu nào ? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó ? + Hai ả Tố Nga: + Mai cốt cách - Tuyết tinh thần mảnh mai thanh tú - trinh bạch, trắng trong ( tinh thần) - Chỉ có 4 câu thơ vậy mà tác giả đã khái quát được vẻ đẹp chung ” mười phân vẹn mười” và vẻ đẹp riêng: mỗi người một vẻ “. - Đọc 4 câu thơ tiếp - Chân dung TV đươc tác giả miêu tả như thế nào ? - Tác giả đã tả vẻ đẹp của TV ở những phương diện nào ? - Khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét, đậm như con ngài, miệng tươi như hoa, giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc đen óng nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. -Các động từ: thua, nhường nói lên điều gì ? Vẻ đẹp của TV tạo sự hoà hợp, êm đềm với xung quanh. - Từ sự miêu tả vẻ đẹp của TV, chúng ta có thể dự đoán được điều gì trước về tương lai cuả TV không ? ? ND dùng bao nhiêu câu thơ để miêu tả chân dung TK ? -So sánh cách miêu tả TV để thấy sự giống và khác nhau của hai chân dung ? - Dụng ý của tác giả khi miêu tả TK sau TV là gì ? - Để miêu tả chân dung TK, ND đã tập trung miêu tả về những phương diện nào ? - Khi miêu tả sắc đẹp của Kiều, tác giả đã tập trung miêu tả vào những nét nào ? - Để miêu tả vẻ đẹp của Kiều tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? -Qua cách miêu tả đó, em có nhận xét gì về vẻ đẹp của TK ? - Tại sao khi miêu tả bức chân dung TK, tác giả tập trung miêu tả đôi mắt ? ( Ẩn dụ: đôi mắt) - Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Cái sắc sảo trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan tới đôi mắt. - Em thử phân tích dụng ý của ND khi sử dụng cặp từ ”ghen”,”hờn” ? -Em còn phát hiện ra khi miêu tả vẻ đẹp của Kiều, Tg còn sử dụng thủ pháp nghệ thuạt gì nữa ? - Tài năng của Kiều được ND nói đến như thế nào ? Chi tiết nào nói lên điều đó? - Em có nhận xét gì về những từ ngữ miêu tả tài hoa của TK ? -Em hiểu câu thơ: “Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai” là thế nào ? GV giải thích “ cung đàn bạc mệnh” : khúc nhạc do nàng tự soạn, sầu thương, não ruột như một định mệnh dai dẵng bám lấy cuộc đời nàng. * GV bình :Nhan sắc đến nỗi chim sa cá lặn, hoa liễu hờn nghen, nước thành nghiên đỗ Ò vì đố kị mà bị trả thù, tài hoa trí tuệ thiên bẩm :nghề riêng, ăn đứt, cái tâm hồn đa sầu đa cảm như tự riêng có của nàng cũng khó tránh khỏi sự huỷ diệt của định mệnh nghiệt ngã, đặt biệt là cung đàn bạc mệnh Ò góp phần thể hiện thuyết tài mệnh tương đố. Đến đây ta thấy việc miêu tả TK sau TV không chỉ là việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật đòn bẫy mà còn thể hiện niềm ưu ái và tình cảm của ND với nhân vật trung tâm.Ò tương lai sóng gió đến với nàng. - Đọc lại 4 câu thơ cuối -Em có nhận xét gì về phẩm hạnh của hai chị em Kiều qua 4 câu thơ cuối ? -Ngữ “mặc ai “đặt ở cuói câu , cuối đoạn có ý gì ? ÒVăn chương ND luôn mở, chuyển đoạn, chuyển mạch khéo tài của ND là ở chỗ đó. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu giá trị nhân đạo của văn bản và rút ra nhận xét về nghệ thuật được sử dụng - Qua phân tích đoạn trích, em có thể rút ra cảm hứng nhân đạo đựoc ND thể hiện và gửi gắm trong đoạn trích ? - Những nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích ? ND muốn xây dựng chân dung kì nữ tài tử phi thườngVương T/Kiều - miếng mồi ngon của tạo hoá. Ông đã thành công. Một thành công nữa của ND là ở TTTN kể hai chị em TK, còn ND thì thiên về gợi tả sác đẹp của hai chị em và tài của Kiều., TTTN kể Kiều trước còn ND thì ngược lại - Tham khảo sgk và trả lời:Nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều, giới thiệu gia cảnh nhà Viên Ngoại - Đọc và theo dõi nhận xét - TL: 3 phần + 4 câu đầu: Tả chung hai chị em. + Bốn câu tiếp: Tả vẻ đẹp Thuý Vân + 12 câu tiếp:Tả vẻ đẹp Thuý kiều + 4 câu cuối: nếp sống của hai chị em. - TL: Tả em trước, chị sau.Tả chi với số câu dài gấp 3 lần số câu với em ( TK là nhân vật trung tâm, nhân vật chính ) - TL:+ ẩn dụ: Đẹp như Hằng Nga + Hình ảnh ước lệ , tiểu đối - Đọc chậm 4 câu thơ - Suy nghĩ và trả lời:Biện pháp ẩn dụ, nhân hoá: dùng vẻ đẹp của thiên nhiên để nói vẻ đẹp của con người: trăng, hoa, mây, tuyết.. vừa tả trực tiếp, vừa nhân hoá vẻ đẹp trang trọng, quí phái, đẹp hiền hoà của TV - TL: khuôn mặt, màu da, mái tóc, nét lông mày.. - Suy nghĩ và trả lời: vẻ đẹp trẻ trung, mát mẻ, dịu dàng đến mức vẻ đẹp của thiên nhiên cũng phải chịu thua, nhường - TL - 12 câu - TL: + Giống: biện pháp ẩn dụ và nhân hoá, đối tượng là các hình ảnh thiên nhiên để làm nổi bật vẻ đẹp con người, giọng điệu trang trọng, ca ngợi, là những cô gái rất đẹp, trang nhã. + Khác nhau: số câu miêu tả Kiều nhiều gấp 3 lần số câu tả Vân - Dụng ý: đó là biện pháp song đôi, đòn bẩy, dùng Vân để làm nổi bật Kiều. - Hai phương diện: sắc đẹp và tài năng. - TL: đôi mắt và lông mày - Ẩn dụ, tượng trưng, ước lệ: thu thuỷ ( nước mùa thu), xuân sơn ( núi mùa xuân), hoa, liễu - TL: - TL và trả lời: - TL: ghen, hờn mức đọ so sánh mạnh, đậm gay gắt hơn so với hai từ thua, nhường.Ò dự báo cuộc đời bão táp, sóng gió. - TL:” Thông minh....ca ngâm” - TL: Dùng ẩn dụ - thành ngữ dân gian ”nghiêng nước nghiêng thành” - TL: Đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, trở thành sở trường, năng khiếu ( nghề riêng), vượt lên trên mọi người( ăn đứt). Đặt biệt là “cung đàn bạc mệnh” mà Kiều tựu sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. - Đọc - TL: - TL: + Nhấn thêm nếp sống gia giáo, khuôn phép +Ngầm thắc mắc, liệu hai cô gái xinh đẹp, trẻ trung yêu đời, thông minh như thế có thể sống cấm cung mãi được hay không. Có mặc ai mãi hay không. - TL:Đề cao giá trị con người: tài năng, khát vọng, ý thức về thân phận cá nhân...Và gợi tả sắc đẹp chị em TK, ND đã trân trọng, đề cao vẻ đẹp con người, một vẻ đẹp”mười phân vẹn mười” - TL: nhân hoá, ẩn dụ và ước lệ tượng trưng. Ngoài ra còn có một số biện pháp khác:sóng đôi, đòn bẩy - Đọc rõ ghi nhớ /83 I.Đọc - Tìm hiểu chung. 1. Vị trí đoạn trích 2. Kết cấu : 4 phần II.Đọc -Hiểu văn bản. 1. Vẻ đẹp chungcủa hai chị em. - Ẩn dụ, ước lệ, tiểu đối : Đẹp hài hoà, hoàn thiện. 2 Chân dung Thuý Vân : - Trang trọng, phúc hậu, khiêm nhường Ò sống vui vẻ, hạnh phúc, êm đềm. 2. Chân dung Thuý Kiều a. Sắc đẹp: - Ẩn dụ, tượng trưng, ước lệ ÒSắc sảo mặn mà của một tuyệt thế giai nhân - Hai từ : ghen, hờnÒ dự báo cuộc đời bão táp, sóng gió bTài năng: cầm, kì, thi, hoạ 3.Phẩm hạnh của hai chị em. - Khuôn phép, mẫu mực III.Tổng kết: * Ghi nhớ /83. 4.Củng cố: - Nêu lại giá tri nội dung và nghệ thuật của đoạn trích ? 5.Dặn dò: - học thuộc đoạn trich và soạn bài “ Cảnh ngày xuân” Tiết :28 CẢNH NGÀY XUÂN Ngày soạn: 26/09/10 ( Trích Truyện Kiều) A..Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 1 .Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi. 2 .Phát hiện, phân tíchcác chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích. Vận dụng bài học để viết văn tả cảnh. 3. Có thái độ yêu mến cảnh vật đất nước. * Nắm được mốt số yếu tố miêu tả trong đoạn trích B.Chuẩn bị: 1.Thầy: - Nghiên cứu sgk và sgv - Bảng phụ. 2. Trò: - Soạn bài theo câu hỏi sgk C.Các bước lên lớp: 1 Ổn định: sĩ số, tác phong, vệ sinh. 2 Kiểm tra: - Đọc thuộc đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều “ ? - Vì sao tác giả lại miêu tả TV sau TK ? Dụng ý của tác giả về việc miêu tả này ? 3 Bài mới: * Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng. Hoạt động 1: Khởi động Giới thiệu bài: ND không chỉ là một bậc thầy trong nghệ thuật tả chân dung mà còn trong tả cảnh thiên nhiên. Sau bức tranh chân dung hai nàng tố Nga diễm lệ là bức tranh tả cảnh ngày xuân tháng ba tuyệt vời. Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu vị trí đoạn trích và bố cục - Đọc đoạn trích - GV hướng dân HS đoc: Đọc với giọng chậm rãi, khoan thai, tình cảm. - GV đọc mẫu - 1 HS đọc lại - Cho HS đọc rõ vị trí đoạn trích trong sgk/85. - Đọc kĩ các chú thích 2,4,5,6,7,8,9. - Đoạn trích có kết cấu như thế nào ? Kết cấu đó được thể hiện theo trật tự nào ? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung văn bản. -*Đọc lại 4 câu thơ đầu và cho biết : 4 câu thơ đó cho ta biết về vấn đề gì ? - Hai câu đầu gợi tả điều gì ? - Hình ảnh con én đưa thoi gợi cho em liên tưởng gì về thời gian và cảm xúc ? Dùng hình ảnh chim én bay đi bay lại trong bầu trời xanh, rất nhanh như chiếc thoi chạy đi chạy lại trên khung dệt vải không chỉ giúp người đọc hình dung cảnh mùa xuân rất đặc trưng, còn gợi ra sự nuối tiếc -Em có nhận xét chung gì về bức tranh xuân trong hai câu thơ tiếp ? Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân.Trên cái nền xanh non ấy điểm xuyết vài bông hoa lê trắng. - Em co nhận xét gì màu sắc mà tác giả sử dụng ? - Chữ “ Điểm”: làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại -Qua phân tích 4 câu thơ trên, em có nhận xét gì về khung cảnh ngày xuân được tác giả khắc hoạ ? Trong một số bản của Truyện Kiều thì từ “tận” đựơc thay bằng từ “rợn”. Ở đây người soạn sách đã thống nhất theo bản của Đào Duy Anh. Hơn nữa, theo các tác soạn giả, trong văn cảnh này, từ ”tận” sát hợp hơn so với từ ”rợn” ( dợn) vì dợn gợi vẻ gì u ám, sợ hãi không phù hợp với cảnh chiều xuân trong sáng, lòng người thảnh thơi.. - Đọc lại 8 câu thơ tiếp. Ở 8 câu thơ đó tác giả cho chúng ta biết điều gì ? -* Những lễ hội nào được nói đến trong những câu thơ trên ? Cảnh ngày tết thanh minh (3-3) :lễ tảo mộ -viễng mộ, sửa sang, quét don, thắp nhan, lễ bái, khấn nguyện trước các phần mộ của người thân, Hội đạp thanh ( giẫm lên cỏ xanh) - chơi xuân nơi đồng quê. - Cảnh người người đi dự lễ, chơi hội được tả như thế nào ? Qua những tín hiệu thơ nào ? -Em có nhận xét gì về những con người tham gia lễ hội qua cụm từ “nô nức yến anh” ? Em có phát hiện ra thủ pháp nghệ thuật được sử dụng ở đây là gì không ? Nghệ thuật: ẩn dụ- gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rit. Đó là một truyền thống văn hóa tâm linh của các dân tộc phương Đông, một phong tục cổ truyền lâu đời không hoàn toàn mang tính chất mê tín, lạc hậu. -Ngày nay chúng ta thường đi tảo mộ vào dịp nào ? - Đọc lại 6 câu thơ cuối. - Cảm nhận của em về cảnh vật cuối chiều xuân khi ba chị em Kiều dang tay ra về ? - Những từ láy: tà tà, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ nói lên điều gì ? Từ nào gợi tả tâm trạng rõ nhất ? Cảm giác buâng khuâng xao xuyến của một ngày vui đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. Dòng nước uốïn quanh “nao nao” như báo trước ngay sau lúc này thôi Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh ”phong tư tài mạo tót vời” Kim Trọng. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS rút ra nhận xét về giá trị của văn bản - Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật và nội dung qua văn bản này? Hoạt động 4: hướng dẫn luyện tập. - Lắng nghe. - Nghe hướng dẫn - Nghe đọc - đọc lại và nhận xét. - TL và trả lời: Kết cấu theo trật tự thời gian của cuộc du xuân. Chia làm 3 đoạn: + Bốn câu đầu: Khung cảnh ngày xuân. + Tám câu tiếp:Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh (3-3 Âm lich) + Sáu câu cuối:Cảnh chị em Kiều du xuân trở về. - Khung cảnh ngày xuân. - TL: Gợi tả cảnh ngày xuân theo cách riêng. - TL:Hình ảnh “con én đưa thoi”: một ẩn dụ nhân hoáÒ thời gian thấm thoắt trôi mau. Cảm giác nuối tiếc - TL và trả lời:một bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân - Suy nghĩ và trả lời:màu trắng xanh, hài hoà đến mức tuyệt diệu - Suy nghĩ và trả lời: - mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống ( cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo ( xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa) - Trả lời: - TL:có hai hoạt động cùng diễn ra: lễ tảo mộ và hội đạp thanh. - TL và trả lời:không khí lễ hội đông vui, rôn ràng: gần xa, nô nức, dập diöu, sắm sửa, ngổn ngang. - là những tài tử, giai nhân, trai thanh, gái lich, dáng điệu khoan thai, ung dung, thanh thản. Người vừa đi vừa rắc những thoi vàng vó ( vàng giấy hàng mã), đốït tiền giấy để cúng những linh hồn đã khuất. - Suy nghĩ và trả lời: vào những ngày có việc hương khói, ngày tết đầu năm... - Đọc lại - TL: cảnh vẫn mang cái thanh, cái diệu của mùa xuân nhưng không còn rôn ràng đông vui như lúc mới vào hội. Mặt trời ngã bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nướic uốn quanh. - Những từ này không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai chữ “nao nao” ( Nao nao dòng nước uống quanh) đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. - TL và trả lời: nội dung ghi nhớ/87. I.Đọc - Tìm hiểu chung văn bản. 1.Vị trí đoạn trích: 2 Kết cấu đoạn trích:3 phần. II. Đọc - Hiểu nội dung văn bản. 1 Khung cảnh ngày xuân. - Màu sắc hài hoà, có sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng. 2. Khung cảnh lễ hội ngày xuân. - Đông vui, rôn ràng, tấp nập Òtruyền thống văn hoá lễ hội 3.Cảnh chị em Kiều du xuân trở về . - Thưa thớt,lặng dần Ò tâm trạng buồn III.Tổng kết: * Ghi nhớ /87 IV.Luyện tập: Tham khảo sách bài tập ngữ văn 9, tập 1 4.Củng cố - Đọc lại ghi nhớ /87 5.Dặn dò: - Học thuộc đoạn trích và soạn bài “ Kiều ở lầu Ngưng Bích “ “Thuật ngữ” Tiết 29 THUẬT NGỮ Ngày soạn: 26-09-10 A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 1.Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó. 2.Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ,đặc biệt trong các văn bản KHCN 3. Tránh sử dụng thuật ngữ không đúng làm sai lệch nghĩa tiếng Việt B.Chuẩn bị: 1.Thầy: - Nghiên cứu sgk và sgv - Bảng da 2.Trò: - Đọc trước bài và soạn bài theo câu hỏi C. Các bước lên lớp: 1.Ổn định: - Sĩ số, tác phong, vệ sinh 2.Kiểm tra: - Trong các từ sau đây từ nào là từ mượn của tiếng Hán, từ nào là từ mượn của các ngôn ngữ Châu Âu :mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, rađiô, ô xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ (hỏi và ghi các từ trên lên bảng phụ) ? 3.Bài mới: * Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Khởi động Giới thiệu bài mới: Trong cuộc sống hiện tại, khi khoa học và công nghệ phát triển thì ngôn ngữ cũng phát triển theo, trong đó có một số thuật ngữ ra đời. Vậy thuật ngữ là gì ? Đặc điểm của nó ra sao ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta về vấn dề này . Hoạt động 2: Hình thành khái niệm “thuật ngữ” - GV dùng bảng da ghi hai cách giải thích về nghĩa của từ - Cách giải thích nào thông dụng,ai cũng có thể hiểu được ? - Cách giải thích nào yêu cầu phải có kiến thức chuyên môn về hóa học mới hiểu được ? - Cho HS trả lời , các học sinh khác bổ sung. - GV nhận xét

File đính kèm:

  • doc9.Tuan6.doc