Đề cương ôn tập môn vật lý 7 học kì I

1. Nguồn sáng là gì ? Nêu ví dụ về nguồn sáng.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. VD: đom đóm, mặt trời, ngọn nến đang cháy, bóng đèn đang sáng

2. Ta nhìn thấy một vật khi nào ? Ta nhận biết được ánh sáng khi nào ?

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt ta.

- Ta nhận biết được có ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

 

doc2 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2522 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn vật lý 7 học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 A. QUANG HỌC I. LÝ THUYẾT 1. Nguồn sáng là gì ? Nêu ví dụ về nguồn sáng. - Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. VD: đom đóm, mặt trời, ngọn nến đang cháy, bóng đèn đang sáng… 2. Ta nhìn thấy một vật khi nào ? Ta nhận biết được ánh sáng khi nào ? - Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt ta. - Ta nhận biết được có ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. 3. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. - Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. 4. Bóng tối là gì ? Bóng nửa tối là gì ? - Bóng tối là vùng phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. - Bóng nửa tối là vùng phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới. 5. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng . - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. 6. So sánh ảnh của vật tạo bỡi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm ? Gương phẳng Gương cầu lồi Gương cầu lõm Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn, lớn bằng vật. Khoảng cách từ một điểm của vật tới gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương. Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật Khi để vật sát gương, gương tạo ra ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật 7. So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng, gương cầu lồi và gương caàu lõm ? - Vùng nhìn thấy của gương cầu lõm < vùng nhìn thấy của gương phẳng < vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. II. BÀI TẬP S I 1. Vẽ tiếp tia phản xạ IR khi chiếu tia sáng SI đến một gương phẳng như hình vẽ : S N 2. Cho điểm S và điểm N trước một gương phẳng. Vẽ tia tới SI sao cho tia phản xạ đi qua điểm N. B. ÂM HỌC 1. Đặc điểm chung của các nguồn âm ? Nêu ví dụ về nguồn âm ? - Các nguồn âm có đặc điểm chung là khi phát ra âm đều dao động. - VD: trống, đàn ghi-ta, kèn lá, sáo, loa… 2. Thế nào là tần số ? Nêu đơn vị tần số ? Dải âm thanh mà con người nghe được có tần số là bao nhiêu ? - Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là Héc. Kí hiệu: Hz. - Dải âm thanh mà con người nghe được có tần số 20Hz à 20 000Hz. 3. Độ cao (bổng), thấp (trầm) của âm phụ thuộc vào tần số như thế nào ? - Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động của nguồn âm càng lớn. - Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động của nguồn âm càng nhỏ. 4. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào ? Đơn vị đo độ to của âm là gì ? - Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm. Biên độ dao động càng lớn, âm phát ra cáng to. - Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB). 5. Môi trường nào không truyền được âm ? Môi trường nào truyền được âm ? So sánh vận tốc âm trong các môi trường âm truyền được ? - Âm không truyền được trong môi trường chân không. Âm truyền được trong các môi trường: rắn, lỏng, khí. - Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí 6. Thế nào là âm phản xạ ? Thế nào là tiếng vang ? - Âm dội lại khi gặp mặt chắn gọi là âm phản xạ. - Ta nghe được tiếng vang khi âm phản xạ cách âm phát ra một khoảng thời gian ít nhất 1/15 giây. 7. Nêu đặc điểm những vật phản xạ âm kém ? Nêu đặc điểm những vật phản xạ âm tốt ? Nêu ví dụ ? - Những vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. VD: xốp, cao su xốp, nhung… - Những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt. VD: kính, tấm kim loại, tường bê tông… 8. Em hãy nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ? - Treo biển cấm bóp còi gần trường học, bệnh viện. - Xây tường bê tông, trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến phản xạ theo hướng khác. - Làm trần nhà, tường nhà dày, bằng xốp. Phủ dạ, nhung để ngăn âm truyền qua chúng.

File đính kèm:

  • docDE CUONG ONN TAP VAT LY 7 HKI.doc
Giáo án liên quan