Đề cương ôn tập môn Vật lý Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2019-2020
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Vật lý Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI NĂM HỌC 2019-2020- MÔN VẬT LÝ LỚP 6
A. LÝ THUYẾT
Chủ đề 1: Đo độ dài – Đo thể tích - Đo khối lượng từ bài học1 đến bài học 5
Chủ đề 2: Lực - Hai lực cân bằng - Lực đàn hồi - Trọng lực từ bài học 6 đến bài học10
Chủ đề 3: Khối lượng riêng của một chất - Trọng lượng riêng của một chất từ bài học11,12.
Chủ đề 4: Các máy cơ đơn giản từ bài học13 đến bài học17 .
B. BÀI TẬP
ĐỀ 1 –TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn 1 đáp án đúng nhất mà em chọn:
Câu 1: Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là máy cơ đơn giản?
A. Búa nhổ đinh B. Kìm điện. C. Kéo cắt giấy. D. Con dao thái.
3
Câu 2: Dùng bình chia độ có chứa một lượng nước có thể tích V 1 = 95cm , thả viên bi sắt vào bình thì
3
mực nước trong bình dâng lên đến vạch V2 = 250cm . Vậy thể tích viên bi là :
A. 250cm3 B. 346cm3 C. 95cm3 D. 155cm3
Câu 3: Để kéo trực tiếp một thùng gạch có khối lượng 25 kg từ dưới lên cần dùng lực nào sau đây ?
A. F < 25 N B. F = 25 N C. 25 N < F < 250 N D. F = 250 N
Câu 4: Treo 1 vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo xoắn giãn ra 2 cm.Để lò xo giãn 5 cm thì phải treo
vật có trọng lượng bao nhiêu?
A. 8N B. 12,5N C. 6N D. 7,5N
3
Câu 5: Một lít nước có khối lượng là 1kg , vậy 1m có khối lượng là:
A. 10 kg B. 1 tấn C. 1 tạ D.1 kg
Câu 6: Tại cùng một nơi, nếu so sánh thỏi nhôm 2kg và thỏi sắt 2kg thì hai vật này có . bằng nhau
A. khối lượng riêng B. trọng lượng riêng C. trọng lượng D. thể tích
Câu 7: Dùng đòn bẩy muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm
tựa tới điểm tác dụng của lực nâng như thế nào so với khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng
lượng vật?
A. Lớn hơn. B. Bằng. C. Nhỏ hơn. D.Sao cũng được.
Câu 8: Dùng máy cơ đơn giản cho ta lợi gì?
A. Chỉ có lợi về hướng của lực. B. Chỉ có lợi về độ lớn của lực.
C. Có thể có lợi về hướng và về độ lớn của lực. D. Không có lợi gì cả.
Câu 9: Em xách chiếc cặp táp đứng yên . Sỡ dĩ nó nằm yên dưới tay em vì nó :
A. Không chịu tác dụng của lực nào. B. Chịu tác dụng của lực kéo của tay em.
C. Chịu tác dụng của trọng lực. D. Chịu tác dụng của trọng lực và lực kéo của tay em.
Câu 10: Muốn đo trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên vật ta dùng những dụng cụ nào?
A. Một cái cân và một lực kế. B. Một lực kế và một bình chia độ.
C. Một bình chia độ và một cái cân. D. Một cái cân, một lực kế và một bình chia độ.
Câu 11: Khi cân một hộp sữa bằng chiếc cân đồng hồ Nghĩa là người ta đo:
A. Sức nặng của sữa trong hộp. B. Sức nặng của hộp sữa.
C. Khối lượng của sữa trong hộp. D. Khối lượng của hộp sữa.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Đơn vị hợp pháp của khối lượng là kilôgam. B. Mọi vật đều có khối lượng.
C. Thể tích của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. D.Người ta dùng cân để đo khối lượng.
ĐỀ 1 –TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau
Câu 13: Giới hạn đo của thước là gì ?
Câu 14: Nêu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng cách dùng bình tràn.
Câu 15: Một quả nặng có khối lượng 200g được treo dưới một lò xo. Biết quả nặng đứng yên. Hỏi lực
đàn hồi do lò xo tác dụng lên quả nặng có độ lớn là bao nhiêu? Vì sao?
Câu 16: Một khối nhôm nặng 9450 kg và có thể tích 3,5 m3. Tính khối lượng riêng của nhôm.
ĐỀ 2 –TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn 1 đáp án đúng nhất mà em chọn
Câu 1: Trên một chai nước khoáng có ghi 350ml . Số đó chỉ :
A Sức nặng của chai nước B Thể tích của nước trong chai
C Khối lượng của nước trong chai D Thể tích của chai
Câu 2: Trên một túi bột giặt ghi 5 kg. Số đó chỉ :
A. Khối lượng của bột giặt trong túi. B. Thể tích của bột giặt trong túi.
C. Sức nặng của bột giặt trong túi. D. Trọng lượng của bột giặt trong túi.
Câu 3: Khi nói: “ Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3” có nghĩa là: A.1000kg nước bằng 1m3 nước. B. 1m3 nước có khối lượng riêng là 1000kg.
C.1m3 nước có khối lượng là 1000kg. D. 1m3 nước có trọng lượng là 1000kg.
Câu 4: Trường hợp nào sau đây không sử dụng máy cơ đơn giản?
A. Đứng dưới đất kéo thùng gạch lên tầng cao để xây nhà. B. Dùng búa để nhổ đinh.
C. Lăn cái thùng trên tấm ván từ mặt đường lên sàn xe tải. D. Lăn cái thùng trên mặt đường nằm ngang.
Câu 5: Cách nào dưới đây làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng ?
A. Kê mặt phẳng nghiêng càng cao. B. Nối dài thêm độ dài của mặt phẳng nghiêng.
C. Tăng độ cao, đồng thời giảm độ dài mặt phẳng nghiêng. D. Giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng.
ĐỀ 2 –TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau
Câu 7: Nêu tên đơn vị đo và kí hiệu đơn vị đo độ dài; đo thể tích hợp pháp của nước ta.
Câu 8: Dụng cụ mắc ở đầu cột cờ dùng để kéo cờ lên và hạ cờ xuống có tên máy cơ đơn giản là gì?
Câu 9: Đổi a. 15,4 km = m = .. mm b. 0,75 tấn = kg = .g
c. 580 000 g = ...kg = lạng d. 25 lít = ........dm3 = ...cm3
Câu 10: Cái chắn ôtô tại những điểm bán vé thu lệ phí giao thông có tên máy cơ đơn giản là gì?
Câu 11: Đường ôtô qua đèo thường là đường ngoằn nghèo rất dài có tên máy cơ đơn giản là gì?
Câu 12: Thế nào là hai lực cân bằng ?
ĐỀ 3 –TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau
Câu 1: Trọng lượng riêng của một chất là gì ?
Câu 2: Nêu tên dụng cụ dùng để đo độ dài; đo thể tích chất lỏng; đo khối lượng; đo lực.
Câu 3: Một khối hình hộp (đặc) có kích thước là 20 cm x 10 cm x 5 cm, có khối lượng 2,7 kg. Hãy cho
biết khối hộp đó được làm bằng chất gì?
Câu 4: Một pho tượng làm bằng đồng có thể tích 550 dm3.Biết khối lượng riêng của đồng là 8900 kg/m3.
a.Tính khối lượng m và trọng lượng P của pho tượng.
b.Tính trọng lượng riêng d của đồng làm pho tượng theo 2 cách.
Câu 5: Tại sao những đường ôtô qua đèo thường là đường ngoằn nghèo rất dài?
Câu 6: Một tấm chì có thể tích V= 20dm 3. Hỏi phải dùng một lực F có cường độ ít nhất bằng bao nhiêu
để có thể nâng được tấm chì lên theo phương thẳng đứng. Biết khối lượng riêng của chì là 11 300 kg/m3.
Câu 7: Một khối sắt có khối lượng 105 kg được 5 học sinh dùng dây kéo lên. Lực kéo của mỗi em là
200N. Hỏi các em học sinh có kéo được khối sắt lên khỏi hố không ? Vì sao?
Câu 8: a. Đổi 4500 cc ra cm3; mm3 b. Đổi 4500 cc ra ml; ℓ(lít).
c. Đổi 1 g/cm3 và 7,8 g/cm3 ra kg/m3. d. Đổi 790 kg/m3 và 2600kg/m3 ra g/ cm3.
Câu 9: Nêu tên đơn vị đo và kí hiệu đơn vị đo khối lượng; đo lực hợp pháp của nước ta.
Câu 10: Dùng chai dung tích 2 lít có thể đựng được 2,5 kg dầu ăn hay không? Biết Ddầu ăn = 800 kg/m3
Câu 11: Biết độ dài ℓ của mặt phẳng nghiêng lớn hơn độ cao h bao nhiêu lần thì lực F dùng để kéo vật
lên cao nhỏ hơn trọng lượng vật P bấy nhiêu lần. Muốn kéo vật kéo vật nặng 4000 N lên cao 2,4 m với
lực kéo 500 N thì phải dùng mặt phẳng nghiêng có độ dài ℓ bằng bao nhiêu?
Câu 12: Một xe tải có khối lượng m = 2,8 tấn thì có trọng lượng P bằng bao nhiêu niutơn?
ĐỀ 4 –TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau
Câu 1:
a. Đặt một con cá lên cân. Trọng lượng hay khối lượng của con cá làm quay kim cân của cân đồng hồ?
b. Đem một quả táo lên Mặt Trăng thì trọng lượng hay khối lượng của nó thay đổi? Vì sao?
Câu 2: Một bình chia độ đang chứa 100ml nước, thả một hòn đá thì mực nước dâng lên 150ml, tiếp tục
thả 2 quả cân thì nước trong bình dâng lên đến 210ml. Hãy tính: Thể tích hòn đá và thế tích một quả cân.
Câu 3: Có 1,6 kg dầu hỏa và một cái can 1,5 lít. Biết dầu hỏa có khối lượng riêng là 800kg/m3.
a. Tính trọng lượng và trọng lượng riêng của dầu hỏa?
b. Cái can đó có chứa hết lượng dầu hỏa trên hay không? Vì sao?
Câu 4: Một tấm bê tông có khối lượng 2 tạ bị rớt xuống bờ mương. Trên bờ có 4 bạn học sinh, lực kéo
của mỗi bạn là 490N. Hỏi 4 bạn học sinh này có kéo được tấm bê tông lên được hay không? Vì sao?
Câu 5: Cho khối lượng riêng của một số chất nhôm, sắt, chì, thủy ngân, nước, xăng theo đơn vị kg/m 3
lần lượt là 2700, 7800, 11300, 13600, 1000, 700. Hãy tính:
a. Khối lượng và trọng lượng của một khối nhôm có thể tích 60dm3?
b. Khối lượng của 0,5 lít xăng?
Câu 6: Từ các giá trị khối lượng riêng ở câu 5 trên hãy tính:
a. Trọng lượng riêng của nước, thủy ngân, sắt.
b. Trọng lượng riêng của 0,5 lít xăng.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_mon_vat_ly_lop_6_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_2020.doc