Câu 2: Nêu đặc điểm của mạng điện trong nhà? Vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt, tác dụng và phạm vi sử dụng của những vật liệu đó?
Trả lời:
* Mạng điện trong nhà là mạng điện tiêu thụ điện lấy điện từ mạng điện phân phối với điện áp thấp để cung cấp cho thiết bị và đồ dùng điện. Mạng điện trong nhà gồm có 2 dây (dây pha và dây trung hoà) với trị số điện áp là 220V. Mạng điện trong nhà thường gồm hai phần là phần đường dây là mạch chính và mạch nhánh.
- Mạch chính: là phần đường dây từ sau công tơ đến các phòng cần được cung cấp điện.
- Mạch nhánh: là phần đường dây rẽ từ đường dây chính đến các đồ dùng điện.
* Vật liệu dùng trong mạng điện trong nhà:
- Vật liệu dẫn điện: Vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện chạy qua
+ VLDĐ có thể là chất khí (hơi thuỷ ngân), chất lỏng (dung dịch điện phân), chất rắn (đồng, nhôm, sắt,.). Trong đó kim loại được sử dụng rộng rãi nhất đặc biệt là đồng và nhôm.
+ VLDĐ dùng để chế tạo các phần tử dẫn điện trong thiết bị điện, dùng làm đường dây truyền tải và phân phối điện
- Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện chạy qua. VLCĐ được dùng để cách li các phần tử dẫn điện với nhau và giữa phần diễn điện với các bộ phận không có điện khác.
+ VLCĐ có thể ở thể khí (không khí, khí trơ ), thể lỏng (dầu biến áp, dầu khoáng vật cho tụ điện,.), thể đông đặc (parafin, côlôfan ), thể rắn (giấy cách điện, cao su, thuỷ tinh, nhựa, sử, )
+ VLCĐ dùng để chế tạo các thiết bị cách điện, các phần tử cách điện của các thiết bị điện, vỏ của đường dây tải điện.
- Vật liệu dẫn từ: Vật liệu mà đường sức từ chạy qua được gọi là VLDT
Vật liệu dẫn từ trong kỹ thuật điện được chia làm hai loại: Vật liệu từ mềm và vật liệu từ cứng
- Vật liệu từ mềm có lực giữ từ nhỏ bao gồm thép kỹ thuật điện (tôn silic), ferit, mangan – niken. Được dùng làm mạch từ cho các máy điện, thiết bị điện từ xoay chiều và một chiều.
- Vật liệu từ cứng có lực giữ từ lớn thường dùng làm nam châm vĩnh cửu bao gồm thép các bon,vonfram, hợp kim anicô
9 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 30/06/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập nghề Điện dân dân dụng - Trường THCS Xuân Canh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
Câu 1:
a) Nêu vai trò của điện năng đối với đời sống và sản xuất? Nêu những biện pháp mà em đã thực hiện để tiết kiệm điện năng trong sử dụng điện tại nhà?
b) Nêu các đặc điểm của nghề điện? Các biện pháp an toàn khi lắp đặt và sửa chữa điện?
Gợi ý trả lời:
a) * Điện năng ngày càng giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại:
- Điện năng dễ dàng biến đổi thành các dạng năng lượng khác (Cơ, quang, nhiệt) để phục vụ nhu cầu trong đời sống và sản xuất của con người.
- Điện năng được sản xuất tập trung và có thể truyền tải đi xa với hiệu suất cao. Qui trình sản xuất, truyền tải và sử dụng điện năng dễ dàng tự động hoá và điều khiển từ xa.
- Trong sinh hoạt và sản xuất nhờ có điện năng mới có các thiết bị điện và nhờ sử dụng các thiết bị điện mà góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng năng suất lao động, thúc đẩy cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển. Ngoài ra điện năng còn góp phần thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
* Những biện pháp nhằm tiết kiệm điện:
Điện năng rất quan trọng và ích lợi vì vậy việc sử dụng và tiết kiệm điện năng 1 cách hợp lý là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Tiết kiệm điện năng không nhưng có ý nghĩa về kinh tế mà còn góp phần bảo đảm sự hoạt động ổn định dòng điện. Ta có những biện pháp tiết kiệm sau:
Sử dụng hết công suất của thiết bị đã chọn.
Chọn đúng tiết diện và loại dây dẫn. Chọn và sử dụng các thiết bị với công suất hợp lý, thay thế thiết bị điện có cùng chức năng nhứng tiết kiệm điện (đèn Compắc thay cho đèn sợi đốt)
Giảm thời gian tiêu thụ vô ích bằng cách tắt các thiết bị điện khi không dùng hoặc khi ra khỏi phòng. Tránh sử dụng điện nhiều vào giờ cao điểm.
Phát hiện và sử lý kịp thời các sự cố về điện năng như quá tải và ngắn mạch. Sử dụng các thiết bị bán tự động, tự động để điều khiển các thiết bị khác như Áptômát.
b) * Đặc điểm của nghề điện:
Đối tượng lao động của nghề điện:
- Hầu hết các hoạt động trong sản xuất và đời sống đều gắn với việc sử dụng điện năng. Vì vậy cần nhiều người để làm các công việc về điện. Nghề điện rất phong phú và đa dạng, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực phục vụ sinh hoạt, lao động, sản xuất.
- Nguồn điện năng: bao gồm các nguồn điện năng một chiều, xoay chiều, nguồn điện áp thấp có công suất nhỏ đến nguồn điện áp cao có công suất lớn..
- Các loại vật liệu kĩ thuật điện.
- Các thiết bị điện, khí cụ điện và các đồ dùng điện.
- Đường dây tải điện và các mạng điện
Mục đích lao động:
- Duy trì, khôi phục các nguồn điện năng (vận hành điện trong các nhà máy điện, trạm điện; sửa chữa, khôi phục các nguồn điện nhỏ)
- Sản xuất các loại khí cụ điện, thiết bị điện và đồ dùng điện.
- PHát hiện những hư hỏng về điện và cơ của các thiết bị điện, đồ dùng điện và tiến hành sửa chữa khôi phục chức năng của chúng.
- Phát hiện và sửa chữa những hư hỏng của mạng điện
Công cụ lao động:
- Đồ dùng bảo hộ lao động trong nghề điện: mũ, quần áo, giày dép bảo hộ lao động. Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện: găng tay, ủng bằng cao su
- Dụng cụ đo và kiểm tra điện: Bút thử điện, đồng hồ vạn năng, vôn kế, ampekế
- Dụng cụ cơ khí trong lắp đặt điện: kìm, tua vít, khoan, búa, đục, giũa, kéo
Điều kiện lao động:
Môi trường làm việc của nghề điện có thể ở trong nhà, ngoài trời và có thể trên cao dễ xảy ra tai nạn lao động
Làm việc trong nhà, xưởng: công việc như sửa chữa, sản suất các thiết bị điện, đồ dùng điện
Làm việc ngoài trời, trên cao: Sửa chữa, lắp đặt đường dây, trạm điện.
Yêu cầu của nghề:
Trong công việc thợ điện thường xuyên phải tiếp cận với những cấp điện áp nguy hiểm đến tính mạng, cần xử lý nhanh những sự cố về điện. Do đó người làm nghề điện cần có yêu cầu nhất định về:
Tri thức: có trình độ văn hoá hết THCS, có kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện như an toàn điện, vật liệu điện, mạng điện áp thấp, khí cụ điện và máy điện.
Kỹ năng nghề: Có những kỹ năng nghề cần thiết như đo điện, sữa chữa thiết bị điẹn, sữa chữa và lắp đặt mạng điện sinh hoạt.
Sức khoẻ: Có sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh về huyết áp, tim, phổi, thấp khớp năng, thần kinh, loạn thị và điếc.
* Các biện pháp an toàn khi lắp đặt và sửa chữa điện:
- Cắt cầu dao trước khi thực hiện công việc.
Sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo vệ như: thảm cao su để lót chỗ đứng hoặc giá cách điện, găng tay cao su, ủng
Dùng các dụng cụ lao động có chuôi cách điện đúng tiêu chuẩn bằng nhựa, cao su có độ dầy cần thiết, có gờ cao để tránh trượt tay (dùng các dụng cụ này chỉ với điện áp dưới 1000V)
- Khi sửa chữa thiết bị và mạng điện phải dùng dụng cụ kiểm tra như bút thử điện tránh sờ chạm vào vật mang điện.
- Khi lắp đặt điện cần tuân thủ chặt chẽ các quy tắc an toàn lao động về điện
Câu 2: Nêu đặc điểm của mạng điện trong nhà? Vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt, tác dụng và phạm vi sử dụng của những vật liệu đó?
Trả lời:
* Mạng điện trong nhà là mạng điện tiêu thụ điện lấy điện từ mạng điện phân phối với điện áp thấp để cung cấp cho thiết bị và đồ dùng điện. Mạng điện trong nhà gồm có 2 dây (dây pha và dây trung hoà) với trị số điện áp là 220V. Mạng điện trong nhà thường gồm hai phần là phần đường dây là mạch chính và mạch nhánh.
- Mạch chính: là phần đường dây từ sau công tơ đến các phòng cần được cung cấp điện.
- Mạch nhánh: là phần đường dây rẽ từ đường dây chính đến các đồ dùng điện.
* Vật liệu dùng trong mạng điện trong nhà:
- Vật liệu dẫn điện: Vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện chạy qua
+ VLDĐ có thể là chất khí (hơi thuỷ ngân), chất lỏng (dung dịch điện phân), chất rắn (đồng, nhôm, sắt,..). Trong đó kim loại được sử dụng rộng rãi nhất đặc biệt là đồng và nhôm.
+ VLDĐ dùng để chế tạo các phần tử dẫn điện trong thiết bị điện, dùng làm đường dây truyền tải và phân phối điện
- Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện chạy qua. VLCĐ được dùng để cách li các phần tử dẫn điện với nhau và giữa phần diễn điện với các bộ phận không có điện khác.
+ VLCĐ có thể ở thể khí (không khí, khí trơ), thể lỏng (dầu biến áp, dầu khoáng vật cho tụ điện,..), thể đông đặc (parafin, côlôfan), thể rắn (giấy cách điện, cao su, thuỷ tinh, nhựa, sử,)
+ VLCĐ dùng để chế tạo các thiết bị cách điện, các phần tử cách điện của các thiết bị điện, vỏ của đường dây tải điện.
- Vật liệu dẫn từ: Vật liệu mà đường sức từ chạy qua được gọi là VLDT
Vật liệu dẫn từ trong kỹ thuật điện được chia làm hai loại: Vật liệu từ mềm và vật liệu từ cứng
- Vật liệu từ mềm có lực giữ từ nhỏ bao gồm thép kỹ thuật điện (tôn silic), ferit, mangan – niken. Được dùng làm mạch từ cho các máy điện, thiết bị điện từ xoay chiều và một chiều.
- Vật liệu từ cứng có lực giữ từ lớn thường dùng làm nam châm vĩnh cửu bao gồm thép các bon,vonfram, hợp kim anicô
Câu 3: Kể tên một số dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện, công dụng của những dụng cụ đó.
Trả lời:
1 - Tua vít: Dùng để lắp đặt, tháo lắp các thiết bị điện
2 - Kìm điện:Dùng để giữ, vặn các chi tiết hoặc để uốn, cắt, tuốt vỏ dây điện.
3 – Khoan: Dùng để khoan lỗ của các chi tiết cần lắp đặt.
4 - Thước: Dùng để đo chiều dài, khoảng cách cần lắp đặt.
5 - Panme: Khi cần đo chính xác đường kính của dây.
6 - Búa: Dùng để đóng và nhổ đinh.
7 - Cưa sắt: Dùng để cưa, cắt các ống nhựa và kim loại.
Câu 4: Kể tên một số khí cụ và thiết bị điện trong mạng điện sinh hoạt? Cấu tạo, công dụng và chú ý khi lắp đặt các thiết bị đó?
Trả lời:
Trong mạng điện sinh hoạt thường có những thiết bị điện sau:
1- Ổ điện:
- Là thiết bị dùng để lấy điện cho các đồ dùng điện.
- Có nhiều loại ổ điện: loại 2 lỗ, 3 lỗ, loại lỗ tròn, loại lỗ dẹt, loại lắp cố định trên tường, loại di động
- Gồm 2 bộ phận chính là vỏ và cực tiếp điện. Bên ngoài vỏ ổ điện thường ghi trị số định mức của điện áp và dòng điện, VD: 220V – 5A
2 – Phích cắm
- Là thiết bị lấy điện từ ổ điện cho các đồ dùng điện.
- Có nhiều loại: loại tháo được, loại không tháo được, chốt cắm tròn, chốt cắm dẹt, chốt 2 ngạnh, 3 ngạnh
- Cấu tạo: gồm 2 bộ phận chính là thân bằng nhựa hoặc sứ có ghi cường độ và điện áp định mức, bộ phận tiếp điện bằng đồng.
3- Cầu chì
- Là thiết bị bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện, mạch điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch hoặc quá tải.
- Có nhiều loại như cầu chì hộp, cầu chì ống, cầu chì nắp vặn cầu chì nút
- Cấu tạo: gồm 3 bộ phận là vỏ bằng nhựa, chốt giữ dây chảy bằng đồng và dây chảy (dây chảy chủ yếu bằng chì hoặc đồng, nhôm)
4- Công tắc điện:
- Là thiết bị để đóng và cắt mạch điện có điện áp dưới 500V và cường độ dưới 5A.
- Có nhiều loại: công tắc xoay, bật, bấm, giật
- Cấu tạo gồm 3 phần: núm tắt mở bằng nhựa, các tiếp điểm tĩnh và động bằng đồng, vỏ bằng nhựa để cách điện trên vỏ có ghi điện áp và cường độ định mức.
5- Cầu dao
- Là thiết bị đóng, cắt dòng điện bằng tay.
- Có nhiều loại cầu dao: 1 cực, 2 cực, 3 cực
- Cấu tạo: gồm 3 bộ phận chính là bộ phận tiếp điện động (lưỡi dao) là một thanh bằng đồng, bộ phận tiếp điện tĩnh, vỏ bằng sứ hoặc bằng nhựa có ghi điện áp và cường độ định mức.
6 - Áp tô mát:
- Là thiết bị phối hợp cả 2 chức năng của cầu chì và cầu dao, tự động bảo vệ mạch điện khi ngắn mạch hoặc quá tải.
- Có nhiều loại Áp tô mát: Áp tô mát dòng điện cự đại, dòng cực tiểu, điện áp thấp.
- Cấu tạo: gồm có tiếp điểm, nút đóng mở bằng tay, hệ thống ngắt mạch tự động bằng điện từ và bằng nhiệt
* Một số chú ý khi lắp đặt
- Đối với ổ điện: Không lắp đặt nơi quá nóng, ẩm ướt và nhiều bụi. Loại gắn tường cố định nên cách mặt đất không dưới 1,5m. Loại di động cần đảm bảo an toàn điện. Nếu dùng nhiều cấp điện khác nhau thì nên dùng nhiều ổ điện khác nhau để tránh nhầm lẫn.
- Đối với cầu chì, công tắc, cầu dao:
- Được lựa chọn lắp đặt đúng theo công dụng và tính năng kỹ thuật của chúng. Được lắp đặt ở dây pha của lưới điện
- Cầu dao được lắp đặt ở đầu đường dây chính dùng để đóng cắt mạng điện hay đóng cắt thiết bị có công suất lớn. Khi lắp cầu dao phải để cho đầu cắt điện hướng về phía nguồn, dây chảy hướng về nơi tiêu thụ.
- Cầu chì được lắp ở đầu đường dây chính và phụ, đặt nơi dễ thấy dễ sửa. Nếu dây chì bị chảy, đứt phải thay dây chì cùng loại.
- Công tắc được lắp sau cầu chì.
Câu 5: Nêu yêu cầu của mối nối? Các loại mối nối và công dụng của những mối nối đó? Các bước tiến hành khi nối dây?
Trả lời:
* Yêu cầu của mối nối:
- Yêu cầu về kỹ thuật: Điện trở mối nối càng nhỏ càng tốt, chỗ nối phải đảm bảo cho dòng điện truyền qua dễ dàng. Muốn vậy các mặt tiếp điện phải sạch, diện tích tiếp xúc đủ lớn và mối nối phải chặt.
- Phải có đủ độ bền cơ học để chịu được sức căng của dây.
- Đảm bảo về mặt mỹ thuật, gọn nhẹ
* Các loại mối nối và công dụng:
1. Mối nối vặn xoắn: Được dùng phổ biến, để nối nối tiếp và nối rẽ (nối phân nhánh), nối dây dẫn điện trong nhà và ngoài trời, nối dây lõi đơn và lõi nhiều sợi. Nối vặn xoắn nên dùng với dây có tiết diện nhỏ và trung bình. Các mối nối vặn xoắn còn được hàn để dẫn điện tốt hơn.
2. Nối dây có đai: Cách nối này được dùng cho cả dây lõi 1 sợi và lõi nhiều sợi với đường kính từ 2,6mmm trở lên.
3. Nối bằng vít: Khi nối đầu dây dẫn với các thiết bị điện hay trong các hộp nối thường phải nối bằng vít. Đầu nối có thể là vòng khuyên hở đối với sợi đơn và vòng khuyên kín đối với lõi nhiều sợi.
* Các bước tiến hành: Khi tiến hành nối dây dẫn đều phải thực hiện đầy đủ các bước sau:
- Bóc vỏ cách điện và làm sạch lõi cho đến ánh kim loại.
- Tiến hành nối bằng tay hoặc dụng cụ.
- Hàn mối nối.
- Bọc cách điện mối nối.
Câu 6: Nêu cấu tạo, cách sử dụng, những hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa của:
Bóng đèn sợi đốt.
Bóng đèn huỳnh quang.
Trả lời:
Đèn sợi đốt:
Cấu tạo: Đèn sợi đốt có những bộ phận chính là sợi đốt, bóng và đuôi.
+ Sợi đốt (dây tóc) là bộ phận phát sáng làm bằng sợi dây vonfram rất mảnh.
+ Bóng đèn làm bằng thuỷ tinh, có rất nhiều dạng và kích thước khác nhau tuỳ theo công dụng. Bên trong bóng đèn người ta hút không khí ra và cho vào khí trơ để tăng tuổi thọ và chất lượng ánh sáng.
+ Đuôi đèn (đui) làm bằng đồng thau, gắn liền với bóng nhờ ke dán. Đui đèn có hai dạng thường gặp là loại đui ngạnh và đui có ren xoắn ốc.
Cách sử dụng: + Mắc đèn vào đúng mạng điện có điện áp đúng định mức.
+ Không mắc đèn ngoài trời mà thiếu bảo vệ: nước mưa, hơi nướclàm giảm nhanh tuổi thọ của đèn.
+ Không nên mắc chung mới mạch điện động cơ.
Hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa:
Đèn không sáng cần kiểm tra một số nguyên nhân sau:
+ Xem dây tóc có đứt không.
+ Xem đường dây có thông không: dùng bút thử điện để kiểm tra công tắc, cầu chì.
+ Nếu không do hai nguyên nhân trên, cần kiểm tra điểm tiếp điện ở đui đèn.
Đèn huỳnh quang:
Cấu tạo: + Hai đầu đèn đều có cực điện, cực điện là dây tóc làm bằng vonfram có phủ một lớp chất để dễ
phát xạ điện từ, áp suất trong bóng đèn rất thấp.
+ Bóng đền có hình ống bằng thuỷ tinh, mặt trong được tráng một lớp bột huỳnh quang. Tuỳ thuộc lớp hoá chất huỳnh quang được phủ mà đèn sẽ phát ra một màu sáng (sunfua kẽm và bạc cho ánh sáng trắng, sunfua cadri và bạc cho ánh sáng đỏ).
+ Ngoài ra còn một số phụ kiện sau:
Tắt te: là một công tắc lưỡng kim, có tác dụng kích thích đèn phát sáng lúc đầu.
Chấn lưu: thực chất là một cuộn dây tự cảm hoặc một biến áp tự ngẫu. Nó có 2 nhiệm vụ chính là Tạo sự tăng thế ban đầu để đèn làm việc và Giới hạn dòng điện qua đèn khi đèn đã phát sáng.
Máng đèn và đui đèn.
Cách sử dụng: Để đèn huỳnh quang được lâu, bền cần lưu ý các điểm sau:
+ Chọn tắt te thích hợp với công suất của bón đèn.
+ Chọn chấn lưu phù hợp với điện áp khu vực và công suất của bóng đèn.
+ Cần hạn chế số lần tắt - mở đèn vì đối với đèn huỳnh quang, tuổi thọ phụ thuộc rất nhiều vào số lần tắt mở.
Một số hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa đối với đèn huỳnh quang
Hiện tượng
Nguyên nhân
Khắc phục
Đóng điện mà đèn không sáng
- Bóng đứt dây tóc.
- Tắt te không làm việc
- Chấn lưu hỏng
- Mạch điện hỏng
- Thay mới
- Thay mới
- Thay mới
- Kiểm tra mạch
Đèn phát sáng nhưng cường độ sáng quá yếu
- Không đủ điện áp
- Bóng đèn quá cũ
- Tắt te bị hỏng
- Tăng điện áp
- Thay mới
- Thay mới
Đèn sáng liên tục 2 đầu đèn lúc nào cũng đỏ
- Mạch bị hỏng
- Không đủ điện áp
- Bóng đèn quá cũ
- Kiểm tra mạch
- Tăng điện áp
- Thay mới
Hai đầu đèn cháy đỏ nhưng đèn không phát sáng
- Tắt te bị hỏng
- Tiếp xúc điện kém
- Tắt te bị hỏng do bị chập
- Thay mới
- Kiểm tra mạch
- Thay mới.
Câu 7: Sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt là gì? Công dụng của các sơ đồ đó?
Trả lời:
Sơ đồ nguyên lý là loại sơ đồ chỉ nói lên mối quan hệ điện giữa các phần tử của mạch điện mà không thể hiện vị trí sắp xếp, cách lắp ráp của các phần tử đó. Công dụng của sơ đồ nguyên lý: dùng để nghiên cứu nguyên lý hoạt động của mạch điện và thiết bị điện.
Sơ đồ lắp đặt: là là sơ đồ biểu thị vị trí lắp đặt, cách lắp ráp giữa các phần tử của mạch điện.. Công dụng của sơ đồ lắp đặt dùng để sử dụng khi dự trù vật liệu, lắp đặt sửa chữa mạch điện và các thiết bị điện.
Câu 8: Nêu công dụng, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của MBA 1 pha?
Trả lời:
* Công dụng: Máy biến áp 1 pha là thiết bị điện, dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều 1 pha mà vẫn giữ nguyên tần số. MBA được sử dụng rất rộng rãi trong sinh hoạt và sản xuất:
- Tăng điện áp để truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến các hộ tiêu thụ điện. (MBA 3 pha)
- Giảm điện áp để phân phối cho các thiết bị, đồ dùng điện
- Dùng để ghép nối tín hiệu trong kỹ thuật điện tử
- Ngoài ra trong thực tế chúng ta còn gặp rất nhiều loại MBA khác được chia theo nhu cầu sử dụng như: MBA điều chỉnh, MBA tự ngẫu.
* Cấu tạo: MBA gồm 3 bộ phận chính: Bộ phận dẫn từ, bộ phận dẫn điện, vỏ bảo vệ. Ngoài ra còn có các bộ phận điều chỉnh, đồng hồ đo, chuông, đèn báo, các bộ phận cách điện
MBA tự ngẫu: Loại này được dùng phổ biến trong gia đình. VD: Ổn áp..
U1
U2
Lõi
Cuộn dây sơ cấp
Cuộn dây thứ cấp
U1
U2
U2
U1
MBA tự ngẫu giảm áp
MBA tự ngẫu tăng áp
Bộ phận dẫn từ:
- Là lõi thép do nhiều lá thép kỹ thuật điện ghép lại. Có tác dụng vừa là bộ phận dẫn từ vừa là khung để quấn dây.
- Thép kỹ thuật điện là thép hợp kim có thành phần silic được cán thành các lá thép mỏng, có lớp cách điện nhằm giảm tổn hao năng lượng(tổn hao phucô và tổn hao từ trễ) trong quá trình làm việc.
- Tính chất của thép kỹ thuật còn phụ thuộc vào hàm lượng silic có tròn thép, nếu hàm lượng silic càng nhiều thì hao tổn càng ít nhưng dễ gẫy.
- Lõi thép thường có 2 kiểu là kiểu lõi và kiểu bọc.
Bộ phận dẫn điện:
- Là các cuộn dây thường làm bằng đồng. Thường có 2 cuộn dây
- Cuộn dây nối với nguồn điện nhận điện áp vào MBA gọi là cuộn sơ cấp. Cuộn nối với phụ tải , đưa điện áp ra gọi là cuộn thứ cấp. Phụ tải là các đồ dùng điện, thiết bị điện. 2 cuộn dây này thường không nối điện với nhau.
+ MBA có 2 cuộn dây phân biệt được gọi là MBA cảm ứng.
+ MBA có 2 cuộn dây nối điện với nhau (hoặc chỉ có 1 cuộn dây) là MBA tự ngẫu. MBA tự ngẫu tiết kiệm được lõi thép, dây quấn và tổn hao ít hơn MBA cảm ứng nhưng ít an toàn về điện
Vỏ máy:
- Vỏ MBA thường được làm bằng kim loại để bảo vệ máy, ngoài vỏ có lắp đồng hồ đo (V, A) bộ phận chuyển mạch, ổ lấy điện ra, bộ điều chỉnh.
Vật cách điện:
- Vật cách điện trong MBA áp gồm giấy cách điện giữa các cuộn dây, giữa dây và lõi thép, sơn cách điện giữa các vòng dây, giữa các lá thép.
- Tuổi thọ của MBA phụ thuộc nhiều vào vật cách điện trong MBA. Nếu cách điện không tốt sẽ gây sự cố về điện, nếu cách điện quá tốt sẽ tăng kích thước, tăng giá thành.
* Nguyên tắc hoạt động:
- Khi nối cuộn dây N1 với nguồn điện xoay chiều có điện áp U1 dòng điện chạy cuộn dây sơ cấp có dòng điện. Nhờ có cảm ứng điện từ giữa cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp mà trong cuộn dây thứ cấp xuất hiện dòng điện có điện áp U2
- Tỉ số giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp bằng tỉ số giữa các vòng dây của chúng.
(k gọi là hệ số biến áp)
Nếu U2 > U1: gọi là máy biến áp tăng áp
U1 > U2; gọi là máy biến áp giảm áp
- Ngoài ra biến áp thường dùng trong gia đình là loại biến áp chỉ có một cuộn dây. Biến áp này gọi là biến áp tự ngẫu, một phần của cuộn dây đóng vai trò như cuộn sơ cấp hoặc thứ cấp. Ưu điểm của loại này là hiệu suất cao và tiết kiệm vật liệu (đồng, thép).
Câu 9: Nêu nguyên tắc sử dụng và bảo quản máy biến áp trong gia đình? Cách xử lý một số hư hỏng thông thường của máy biến áp?
Trả lời:
* Nguyên tắc sử dụng và bảo quản máy biến áp trong gia đình:
Cách chọn máy biến áp:
Khi chọn mua MBA cần chú ý chọn loại MBA, công suất và xác định và chất lượng của MBA.
- Chọn loại máy biến áp: Tuỳ theo mục đích sử dụng mà chọn loại máy biến áp.
+ Nếu cần một điện áp ổn định khi điện áp nguồn thay đổi ta chọn máy biến áp cung cấp.
+ Nếu cần nhiều cấp điện áp thì chọn máy biến áp điều chỉnh
Thông thường trong gia đình hay dùng loại máy biến áp điều chỉnh
- Chọn công suất: chọn MBA có công suất sao cho khi sử dụng đồng thời các thiết bị điện thì Psử dụng ≤ P dịnh mức của MBA
Xác định chất lượng của MBA:
Xác định chất lượng của MBA là xét các chỉ tiêu về độ tăng nhiệt, khả năng chịu tải, tiếng ồn, độ cách nhiệt và mẫu mã.
- Thử độ tăng nhiệt: Nâng điện áp vào cao hơn điện áp định mức khoảng 5% sau 30 phút máy chỉ hơi ấm là được.
- Thử khả năng chịu tải, tiếng ồn: MBA chạy ở chế độ định mức trong 30 phút máy không kêu, không có mùi khét là được.
- Chất lượng cách điện: Dùng bút thử điện để thử lõi thép, vỏ máy, các ốc, vít không rò điện là được.
Cách sử dụng:
Để MBA được bền lâu cần lưu ý 1 số điểm sau:
- Trước khi sử dụng MBA cần tìm hiểu kỹ các thông số kỹ thuật của máy, các thông số này phải phù hợp với yêu cầu sử dụng
- Đối với máy mới dùng hoặc lâu không sử dụng ta phải sấy trước khi dùng. Dùng bút thử điện kiểm tra điện có rò ra vỏ không.
- U nguồn ≤ U định mức của máy, Psử dụng ≤ Pdịnh mức.
- Đặt mMBA nơi khô ráo, thoáng gió.
- Theo dõi nhiệt độ của máy thường xuyên nếu thấy có hiện tượng lạ phải kiểm tra xem máy có quá tải hay hư hỏng gì không.
- Chỉ thay đổi nấc điện áp, lau chùi, tháo dỡ máy khi chắc chắn đã ngắt nguồn điện vào máy.
- Lắp các thiết bị bảo vệ như áp tô mát hoặc cầu chì.
* Cách xử lý một số hư hỏng thông thường của MBA:
Hiện tượng
Nguyên nhân
Dụng cụ cần dùng
Xử lý
Máy không làm việc
- Cháy cầu chì
- Ôm kế, kìm, cờ lê
- Tháo, đo, kiểm tra cầu chì
- Sai điện áp
- Vôn kế
- Đo U1, đưa đúng điện áp
- Hở mạch sơ, thứ cấp, tiếp xúc kém
- Đồng hồ vạn năng, dụng cụ tháo lắp máy
- Nối lại dây vào, ra nguồn. Đo kiểm tra tìm chỗ xúc xấu ở chuyển mạch
- Đứt ngầm dây cuốn
- Đồng hồ vạn năng
- Tháo máy, kiểm tra, quấn lại dây
Máy làm việc nhưng nóng
- Quá tải
- Đồng hồ vạn năng
- Kiểm tra phụ tải, giảm phụ tải
- Chập mạch
- Đồng hồ vạn năng, dụng cụ tháo lắp
- Tháo máy, kiểm tra tìm lại dây chập. Quấn lại dây bị hỏng.
Máy làm việc nhưng kêu ồn
- Các lá thép của lõi thép ép không chặt
- Kìm, cờlê, tua vít
- Tháo máy ép lại các lá thép.
Rò điện ra vỏ
- Chạm dây vào lõi thép
Ôm kế
- Thay chất cách điện
- Đầu dây ra cách điện kém, chạm vỏ, lõi thép
- Ôm kế
- Làm cách điện dây ra
- Máy quá ẩm, rò điện ra lõi thép
- Nguồn nhiệt, bóng đèn
- Sấy cách điện
Điện áp vượt quá mức chuông không báo
- Tắt te hỏng
- Dụng cụ tháo tắt te
- Kiểm tra thay tắt te
- Cuộn nam châm đứt hoặc khe hở lớn
- Ôm kế
- Tháo, kiểm tra chỉnh hoặc quấn lại cuộn nam châm
Máy cháy
- Công suất máy không đủ cấp cho tải
- Đồng hồ vạn năng và dụng cụ tháo máy
- Tháo máy, ghi chép số vòng dây quấn, quấn lại dây
Câu 10: Động cơ điện 1 pha là gì? Nêu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của động cơ điện 1 pha?
Trả lời:
* KN: Là thiết bị biến điện năng thành cơ năng thường được dùng rất rộng rãi trong sản xuất, đời sống dùng chạy máy điện, máy bơm nước, quạt điện, tủ lạnh,..trong truyền động có yêu cầu cao về điều chỉnh tốc độ như tầu điện, ô tô, xe máy
* Cấu tạo: Gồm 2 bộ phận chính là Stato và Roto.
Stato (phần đứng yên): gồm lõi thép và các cuộn dây
- Lõi thép: được ghép bởi nhiều lá thép kỹ thuật thành hình trụ rỗng, mặt trong có các cực để quấn dây điện từ. Hai mặt lá thép được sơn mỏng cách điện.
- Các cuộn dây: là dây bằng đồng được tráng sơn cách điện. Gồm có các tổ bối dây, mỗi tổ bối dây có nhiều vòng dây. Giữa lõi thép và dây quấn có lớp cách điện bằng giấy cách điện hoặc vật liệu cách điện khác.
Rô to (phần quay)
Gồm lõi thép và dây quấn.
Lõi thép làm bằng lá thép kỹ thuật điện ghép lại thành khối trụ, mặt ngoài có xé rãnh để quấn dây. Dây quấn rôto kiểu lồng sóc, gồm các thanh nhôm hoặc đồng đặt trong các rãnh của lõi thép nối với nhau bằng vòng ngắn mạch ở 2 đầu.
Ngoài ra còn có vỏ bảo vệ bên ngoài có ghi các giá trị định mức về điện áp định mức và công suất định mức. VD: 220V - 300W
* Nguyên lý làm việc: Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây quấn Stato sẽ sinh ra từ trường làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong dây quấn Rô to, tác dụng từ của dòng điện làm cho Rô to quay
Câu 11:
a) Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của quạt bàn?
b) Nêu nguyên tắc sử dụng và bảo dưỡng của quạt bàn? Những hư hỏng thông thường và cách sửa chữa của quạt bàn?
Trả lời?
a) Cấu tạo: Quạt bàn gồm 2 bộ phận chính: cánh quạt và động cơ
- Cánh quạt có thể làm bằng nhựa hoặc kim loại (nhôm, thép) có lồng bảo vệ.
- Động cơ là động cơ chạy bằng cuộn dây phụ có tụ điện hoặc bằng vòng ngắn mạch.
- Ngoài ra còn có các bộ phận khác như tuốc năng (để chuyển hướng gió), đế quạt, các nút điều chỉnh tốc độ, hẹn giờ
* Nguyên tắc hoạt động: Nguyên tắc hoạt động của quạt bàn như nguyên tắc hoạt động của động cơ. Khi rô to quay sẽ làm cánh quạt quay đẩy không khí tạo thành gió.
b) * Nguyên tắc sử dụng và bảo dưỡng quạt bàn:
- Chú ý khi sử dụng:
+ Trước khi cho quạt chạy cần dùng tay kiểm tra độ trơn của rôto bằng cách quay cánh quạt xem có trơn không, cánh quạt có bị vướng vào lồng không, lồng quạt có đảm bảo an toàn không.
+ Kiểm tra dây dẫn ra quạt, công tắc điều khiển quạt có tiếp xúc tốt không.
+ Khi không sử dụng quạt ta tắt quạt sau đó tắt nguồn.
- Bảo dưỡng quạt:
+ Chỗ đặt quạt phải chắc chắn
+ Không để động cơ làm việc quá tải. Thường xuyên lau chùi sạch sẽ.
+ Tra dầu mỡ định kì vào các ổ bi (bạc), khi không sử dụng cần lau chùi sạch sẽ và tra dầu mỡ rồi bọc lại.
* Những hư hỏng thông thường các cách khắc phục.
- Hư hỏng về cơ:
+ Hỏng bạc, vòng bi hoặc ốc vít giữ bạc vòng bi không chặt.
+ Trục không cân, trục mòn hoặc bị cong.
+ Mòn hỏng bánh vít, trục vít thay đổi hướng gió.
+ Cánh quạt không cân.
+ Ép lá thép không chặt.
+ Thiếudầu mỡ.
Những hư hỏng về cơ ở quạt gây ra nhưng hiện tượng sau:
+ Kẹt trục, chạy yếu, phát ra tiếng ồn, quạt nóng.
+ Quạt bị sát cốt, rung lắc.
Hư hỏng về điện:
+ Đứt dây, long mối hàn, mối nối hoặc hỏng công tắc. Khi cắm điện không thấy có điện vào quạt.
+ Ngắn mạch một vài vòng dây hoặc nhiều vòng dây làm quạt nóng cục bộ có thể dẫn đến cháy bối dây, chập mạch.
+ Hỏng tụ điện, có điện vào quạt nhưng quạt không khởi động được.
+ Điện chạm vỏ, phần lớn trong trường hợp này quạt vẫn làm việc bình thường không có hiện tượng lạ nhưng nguy hiểm cho người sử dụng nếu vô ý chạm vào vỏ.
Cách khắc phục
*Về cơ:
- Khi thấy hiện tượng kẹt trục, quạt chạy yếu, phát ra tiếng ồn va đập mạnh thì kiểm tra các bộ phận
+ Ổ bi, bạc có thể bị hỏng => Thay mới.
+ Ốc giữ nắp không chặt làm
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_nghe_dien_dan_dan_dung_truong_thcs_xuan_canh.doc