Đề cương ôn tập nghề điện dân dụng 9

Câu 1: a / Em hãy nêu vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống?

 b/ Tại sao phải biết tiết kiệm điện năng khi sử dụng? Nêu các biện pháp tiết kiệm điện năng?

 c/ Điện năng có thể biến thành những dạng năng lượng nào ? cho ví dụ?

Trả lời:

a/ Vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống:

- Điện năng dễ dàng biến đổi thành các dạng năng lượng khác

- Điện năng được sản xuất tập trung trong các nhà máy điện và có thể truyền tảI đi xa với hiệu suất cao.

- Qúa trình sản xuất truyền tải , phân phối và sử dụng điện năng dễ dàng tự động hoá và điều khiển từ xa

 

doc19 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập nghề điện dân dụng 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập nghề điện dân dung 9 Câu 1: a / Em hãy nêu vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống? b/ Tại sao phải biết tiết kiệm điện năng khi sử dụng? Nêu các biện pháp tiết kiệm điện năng? c/ Điện năng có thể biến thành những dạng năng lượng nào ? cho ví dụ? Trả lời: a/ Vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống: Điện năng dễ dàng biến đổi thành các dạng năng lượng khác Điện năng được sản xuất tập trung trong các nhà máy điện và có thể truyền tảI đi xa với hiệu suất cao. - Qúa trình sản xuất truyền tải , phân phối và sử dụng điện năng dễ dàng tự động hoá và điều khiển từ xa -Trong sinh hoạt , nhờ có điện năng các thiết bị điện mới sử dụng được, nâng cao năng suất lao động,cải thiện đời sống,góp phần thúc đẩy cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển. b/ Phải biết tiết kiệm điện năng khi sử dụng vì: điện năng rất quan trọng mang nhiều lợi ích cho sản xuất và đời sống. Vì vậy việc sử dụng điện năng 1 cách hợp lý là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Tiết kiệm điện năng không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn góp phần đảm bảo ổn định của dòng điện. */ Các biện pháp tiết kiệm điện năng là: - Sử dụng hết công suất của thiết bị đã chọn - Chọn đúng tiết diện và loại dây dẫn điện. - Giảm thời gian tiêu thụ điện năng vô ích: chiếu sáng quá thừa.. - Phát hiện và sử lí kịp thời các sự cố về điện( quá tải và ngắn mạch) - Có thể thay thế các thiết bị điện cùng chức năng nhưng tiết kiệm điện ( đèn Compắc thay cho đèn sợi đốt..) c/ Điện năng có thể biến thành những dạng năng lượng sau: Điện năng biến đổi thành quang năng: bóng đèn.. Điện năng biến đổi thành cơ năng : quạt điện, máy bơm nước Điện năng biến đổi thành nhiệt năng: nồi cơm điện, bàn là điện Điện năng biến đổi thành hoá năng: nạp điện cho pin và ắc quy Câu 2: Em hãy nêu những yêu cầu đối với nghề điện dân dụng? Trả lời: Những yêu cầu đối với nghề điện dân dụng là: - Tri thức:Có trình độ văn hoá hết cấp PTCS, nắm vững các kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện:Nguyên lý ,cấu tạo của các trang thiết bị điện, các đặc tính vận hành ,sử dụng,kiến thức an toàn điện,các qui trình kỹ thuật - Kĩ năng:Nắm vững kĩ năng về đo lường ,sử dụng bảo dưỡng ,sửa chữa lắp đặt các thiết bị và mạng điện - Về sức khoẻ:Có đủ điều kiện về sức khoẻ ,không mắc các bệnh về huyết áp, tim phổi, thấp khớp nặng,loạn thị điếc Câu 3: a/ Điện giật nguy hiểm như thế nào đối với cơ thể người? b/ Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào những yếu tố nào? c/ Em hãy nêu một số biện pháp an toàn điện trong sinh hoạt gia đình? Trả lời: a/ Điện giật nguy hiểm đối với cơ thể người như sau: - Điện giật tác động tới hệ thần kinh và cơ bắp: Dòng điện tác động vào hệ thần kinh trung ương sẽ gây rối loạn hoạt động của hệ hô hấp hệ tuần hoàn. -Trường hợp người bị điện giật nhẹ: Thở hổn hển tim đập nhanh -Trường hợp người bị điện giật nặng:Trước hết là phổi sau đó đến tim ngừng hoạt động, nạn nhân chết trong tình trạng ngạt b/ Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào những yếu tố sau: - Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể: Tuỳ thuộc vào trị số của dòng điện và loại nguồn điện 1 chiều hay xoay chiều - Đường đi của dòng điện qua cơ thể ( đi qua não , tim ,phổi là nguy hiểm nhất) - Thời gian dòng điện qua cơ thể ( thời gian càng lâu mức độ nguy hiểm càng tăng) c/ Một số biện pháp an toàn điện trong sinh hoạt gia đình: */. Chống chạm vào các bộ phận mang điện - Cách điện tốt giữa phần tử mang điện với phần tử không mang điện - Che chắn những bộ phận dễ gây nguy hiểm : cầu dao, cầu chì.Trong nhà tuyệt đối không được dùng dây trần , kể cả dưới mái nhà hoặc trần nhà - Thực hiện đảm bảo an toàn cho người khi gần đường dây cao áp + Không trèo lên cột điện + Không đứng dựa vào cột điện và chơi đùa dưới đường dây điện + Không đứng cạch cột điện lúc trời mưa hay lúc có giông sét + Không thả diều gần đường dây điện + Không buộc trâu bòvào cột điện + Không xây nhà trong hành lang lưới điện hay sát trạm điện Sử dụng các thiết bị dụng cụ bảo vệ an toàn điện Nối đất bảo vệ và nối trung tính bảo vệ điện */ a/ Nối đất bảo vệ - Cách thực hiện: dùng dây thật tốt , một đầu bắt chặt vào vỏ kim loại của thiết bị , đầu kia hàn vào cọc nối đất . Cọc nối đất làm bằng thép ống đường kính 3->5 cm, dài từ 2.5->3m được đóng thẳng đứng , sâu 0.5->1m - Tác dụng bảo vệ: giả sử vỏ của thiết bị có điện, khi người tay trần chạm vào dòng điện từ vỏ sẽ theo 2 đường truyền : qua người và qua dây nối đất . Vì điện trở thân người lớn hơi rất nhiều so với điện trở của dây nối đất nên dòng điện đi qua thân người sẽ rất nhỏ , không gây nguy hiểm cho người b/ Nối trung tính bảo vệ - Cách thực hiện: dùng một dây dẫn( đường kính > 0.7 đường kính dây pha) để nối vỏ thiết bị điện với dây trung tính của mạng điện - Tác dụng bảo vệ: khi vỏ thiết bị có điện , dây nối trung tính tạo thành 1 mạch kín có điện trở rất nhỏ làm cho dòng điện tăng cao đột ngột , gây ra cháy nổ cầu chì cắt mạch điện Câu 3: a/ Nêu các nguyên nhân gây ra tai nạn điện? b/ Trình bày các phương pháp sơ cứu nạn nhân khi bị tai nạn điện? c/ Nêu cấp điện áp an toàn đối với người? Trả lời: a/ Các nguyên nhân gây ra tai nạn điện: 1. Chạm vào vật mang điện - Xảy ra khi sửa chữa đường dây và thiết bị điện đang nối với mạch mà không cắt điện , vô ý chạm vào bộ phận mang điện - Sử dụng các dụng cụ điện có vỏ bằng kim loại bị hư hỏng bộ phận cách điện 2. Tai nạn do phóng điện Vi phạm khoảng cách an toàn khi ở gần điện cao áp 3. Do điện áp bước: Là điện áp giữa hai chân người khi đứng gần điểm có điện thế cao : cọc tiếp đất làm việc của máy biến áp , cọc tiếp đất chống sét lúc chịu sét..thì điện áp giữa 2 chân người có thể đạt mức gây tai nạn. b/ Các phương pháp sơ cứu nạn nhân khi bị tai nạn điện: Nạn nhân vẫn tỉnh Trong trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh,không có vết thương và không cảm thấy khó chịu thì không cần cứu chữa Nạn nhân bị ngất Làm thông đường thở Đặt nạn nhân nằm ngửa,quỳ bên cạnh nắm lấy tay và đầu gối của người bị nạn kéo về phía mình,sao cho khi xoay,trục dọc của người bị nạn không thay đổi. Sau đó gập tay của nạn nhân đệm dưới má và đặt chân tạo thế ổn định nhằm giữ thông đường hô hấp để đờm,dãi có thể tự chảy ra Hô hấp nhân tạo Có ba cách làm hô hấp nhân tạo *)Phương pháp 1. áp dụng khi chỉ có 1 người cứu -Đặt nạn nhân nằm sấp ,đầu nghiêng sang một bên,sao cho miệng và mũi không chạm đất. Cậy miệng và kéo lưỡi để hang nạn nhân mở ra -Người cứu quỳ gối 2 bên đùi nạn nhân,đặt 2 lòng bàn tay vào 2 mạng sườn (chỗ xương sườn cụt) ngón cái ở trên lưng +) Động tác1:Đẩy hơi ra Nhô toàn thân về phía trước dùng sức nặng của mình ấn xuống lưng nạn nhân và bóp các ngón tay vào chỗ xương sườn cụt để hoành cách mô dồn lên nén phổi đẩy hơi ra. +)Động tác 2:Hút khí vào Nới tay ngả người về phía sau và hơi nhấc lưng nạn nhân lên để lồng ngực giãn rộng,phổi nở ra hút khí vào Làm đều đặn như vậy theo nhịp thở *)Phương pháp 2:Dùng tay đặt nạn nhân nằm ngửa dưới lưng kê chăn,gối hoặc cuộn quần áo cho ngực ưỡn lên .Cậy miệng nạn nhân kéo nhẹ lưỡi để họng mở ra.Người cứu quỳ sát đầu nạn nhân, hai tay nắm lấy tay của nạn nhân dang rộng để lồng ngực giãn rộng ra không khí sẽ tự tràn vào phổi. Sau đó gập 2 tay người bị nạn ,dùng sức nặng của bản thân ép chặt 2 tay lên ngực nạn nhân để đẩy không khí ra ngoài ,miệng đếm nhẩm 1-2-3.Lặp đi lặp lại các động tác này theo nhịp thở *)Phương pháp 3:Hà hơi thổi ngạt -Thổi vào mũi : Quỳ bên cạnh nạn nhân ,đặt một tay lên chán đẩy ngưa đầu nạn nhân cho thông đường thở.Tay kia nắm cằm, ấn mạnh lên giữ mồm nạn nhân ngậm chặt lại.Hít một hơi dài ,miệng mở to,ngậm lên mũi nạn nhân,ép chặt rồi thổi mạnh ,không khí đi vào phổi làm ngực nạn nhân phồng lên.Tiếp tục ngẩng đầu lên hít hơi khác, lúc này ngực nạn nhân sẹp xuống sẽ tự thở ra .Tiếp tục như vậy khoảng 16 đến 20 lần/phút -Thổi vào mồm: Một tay đặt lên trán ấn ngửa đầu nạn nhân ra,tay kia giữ chặt lấy cằm ,ngón tay cái đặt vào mồm (hoặc ngoài mồm) để mở thông đường thở nạn nhân .Cách lấy hơi thổi tương tự như thổi vào mũi,nhưng trong khi thổi phải dùng má áp chặt vào mũi người bị nạn nên thường không được kín và khó làm. Khi thổi không khí thổi dễ lọt vào dạ dày nên hiệu quả -Xoa bóp tim ngoài lồng ngực: Khi tim nạn nhân không hoạt động thì cần phải có 2 người cứu để đồng thời vừa xoa bóp tim vừa thổi ngạt theo tỉ lê:5 lần xoa bóp tim/1 lần thổi ngạt Cách xoa bóp tim: đặt nạn nhân nằm ngửa trên sàn cứng một tay đặt lên trên phần tim ở khoảng xương sườn thứ 3 từ dưới lên,tay kia đấm mạnh lên 3 cái.Nếu không có kết quả thì đặt 2 tay chéo lên trên phần tim,dùng cả sức thân người ấn cho lồng ngực xẹp xuống từ 3->4cm.Làm như vậy từ 60->80 lần /phút. c/ Cấp điện áp an toàn đối với người là: ở điều kiện bình thường, vỏ lớp da khô và sạch thì điện áp dưới 40 V được coi là điện áp an toàn, ở nơi ẩm ướt, nóng, có nhiều bụi kim loại thì điện áp không vượt quá 12V. ở nhiều nước quy định điện áp an toàn từ 12V đến 36 V . Câu 4: a/ Nêu các biện pháp an toàn khi lắp đặt và sửa chữa điện? b/ Mạng điện sinh hoạt có đặc điểm gì? Trả lời: a/ Các biện pháp an toàn khi lắp đặt và sửa chữa điện: -Cắt cầu dao điện trước khi thực hiện công việc -Trong những trường hợp phải thao tác khi có điện ,cần phải sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo vệ như: + Dùng thảm cao su hoặc giá cách điện bằng gỗ khô có chân sứ.Khi sửa chữa mạng điện gia đình ta có thể dùng ghế gỗ khô. + Phải sử dụng các dụng cụ lao động có chuôi cách điện đúng tiêu chuẩn. + Khi sửa chữa mạng điện phải dùng bút thử điện để kiểm tra tránh trường hợp chạm vào vật dẫn điện. -Khi thực hành lắp đặt điện trong xưởng thực hành cần phải tuân thủ chặt chẽ quy tắc an toàn lao động của xưởng (hoặc phòng thực hành ) b/ Mạng điện sinh hoạt có đặc điểm sau: -Mạng điện sinh hoạt của các hộ tiêu thụ là mạng điện một pha, nhận điện từ mạng phân phối 3 pha điện áp thất để cung cấp điện cho các thiết bị, đồ dùng điện và chiếu sáng -Mạng điện sinh hoạt thường có trị số điện áp pha định mức là 127V và 220V . Tuy nhiên do tổn thất điện áp trên đường dây tải điện nên ở cuối nguồn điện áp bị giảm so với định mức. Để bù lại sự giảm áp này các hộ tiêu thụ thường dùng máy biến áp điều chỉnh để nâng điện áp đạt trị số định mức -Mạng điện sinh hoạt gồm mạch chính và mạch nhánh. Mạch chính giữ vai trò là mạch cung cấp ,còn các mạch rẽ từ đường dây chính được mắc song song để có thể điều khiển độc lập và là mạch phân phối điện tới các đồ dùng điện. -Các thiết bị điện ,đồ dùng điện trong mạng phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp mạng điện cung cấp -Mạng điện sinh hoạt còn có các thiết bị đo lường ,điều khiển,bảo vệ như công tơ , cầu dao, cầu chì hoặc áptômát, công tắc và các vật cách điện như puli sứ, ống sứ. Câu 5: a/ Em hãy kể tên các khí cụ điện có trong nhà em? Trong sơ đồ điện những khí cụ điện đó dược biểu thị bằng những kí hiệu nào? Hãy vẽ những kí hiệu đó? b/ Nêu cấu tạo và nguyên lí hoạt động của áptômát và cầu chì? c/ Hãy nêu ưu điểm của áptômát so với cầu dao? d/ Trên vỏ các khí cụ điện thường ghi những số liệu kĩ thuật gì? Em hãy giải thích ý nghĩa các số liệu kỹ thuật đó và lấy ví dụ cụ thể? Trả lời: a/ Các khí cụ điện có trong nhà em là: quạt điện, bóng đèn sợi đốt, bóng đèn huỳnh quang, chấn lưu, tắcte, công tắc 2 cực, ổ cắm, cầu dao, cầu chì - Các khí cụ điện trên được biểu thị bằng các kí hiệu như sau: Tên khí cụ điện Kí hiệu Tên khí cụ điện Kí hiệu Quạt điện Chấn lưu Bóng đèn sợi đốt Tắcte Bóng đèn huỳnh quang Công tắc 2 cực Cầu dao 2 cực Cầu chì b/ Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của áptômát và cầu chì: */ áptômát: - Cấu tạo: áptômát gồm: 1. Móc răng 2. Nam châm điện 3; 6: Lò xo 4. Phần ứng 5. Nam châm điện 7. Gối đỡ - Công dụng: Aptomat laứ thieỏt bũ tử ùủoọng caột maùch ủieọn baỷo veọ ngaộn maùch hay quaự taỷi, suùt aựp. -Nguyeõn lớ laứm vieọc: + ễÛ traùng thaựi bỡnh thửụứng, sau khi ủoựng ủieọn APTOÂMAT ụỷ traùng thaựi ủoựng tieỏp ủieồm nhụứ moực raờng 1 khụựp vụựi caàn raờng 5. + Khi maùch ủieọn quaự taỷi hay ngaộn maùch , nam chaõm ủieọn 2 seừ huựt phaàn ửựng 4 xuoỏng laứm nhaỷ moực 1, caàn 5 ủửụùc tửù do. Keỏt quaỷ caực tieỏp ủieồm cuỷa APTOÂMAT ủửụùc mụỷ ra dửụựi taực duùng cuỷa loứ xo 6, maùch ủieọn bũ ngaột. */ Caàu chỡ: -. Caỏu taùo + Caàu chỡ goàm coự ba phaàn :voỷ, caực cửùc giửừ daõy chaỷy va ứdaõy daón ủieọn, daõy chaỷy + Voỷ caàu chỡ ủửụùc laứm baống sửự hoaởc thuyỷ tinh , beõn ngoaứi ghi ủieọn aựp vaứ doứng ủieọn ủũnh mửực + Caực cửùc giửừ daõy chaỷy va ứdaõy daón ủửụùc laứm baống ủoàng. + Daõy chaỷy thửụứng laứm baống chỡ . -. Phaõn loaùi + Coự nhieàu loaùi caàu chỡ + Theo hỡnh daựng caàu chỡ coự nhieàu loaùi : caàu chỡ hoọp, caàu chỡ oỏng, caàu chỡ nuựt, -. Nguyeõn lớ laứm vieọc: + Trong caàu chỡ, boọ phaọn quan troùng nhaỏt laứ daõy chaỷy. - Nguyeõn lyự laứm vieọc : Daõy chaỷy ủửụùc maộc noỏi tieỏp vụựi maùch ủieọn caàn baỷo veọ . Khi xaỷy ra sửù coỏ nhử ngaộn maùch , doứng ủieọn taờng neõn nhieọt ủoọ daõy chaỷy taờng ủoọt ngoọt laứm daõy chaỷy ủửựt, maùch ủieọn bũ ngaột seừ baỷo veọ cho caực ủoà duứng ủieọn khoõng bũ hoỷng. + Trong maùch ủieọn, caàu chỡ ủửụùc maộc vaứo daõy pha,trửụực coõng taộc vaứ oồ laỏy ủieọn Coõng duùng: Caàu chỡ laứ 1 loaùi khớ cuù ủieọn duứng ủeồ baỷo veọ thieỏt bũ ủieọn vaứ lửụựi ủieọn traựnh khoỷi doứng ủieọn ngaộn maùch ệu ủieồm cuỷa caàu chỡ: caỏu taùo ủụn giaỷn, kớch thửụực beự, khaỷ naờng caột ủieọn, giaự thaứnh reỷ. c/ ưu điểm của áptômát so với cầu dao: áptômát là khí cụ điện tự động cắt mạch điện bảo vệ quá tải, ngắn mạch. Cầu dao: là khí cụ điện dùng để đóng cắt dòng điện trực tiếp bằng tay d/Trên vỏ các khí cụ điện thường ghi những số liệu kĩ thuật sau: điện áp định mức, cường độ dòng điện định mức, công suất địng mức. Giải thích: + cường độ dòng điện định mức là cường độ dòng điện tối đa mà khí cụ điện đó chịu được + điện áp định mức là điện áp tối đa mà thiết bị điện đó còn hoạt động được không bị hỏng + Công suất định mức là khi nguồn điện cấp cho thiết bị điện đúng bằng điện áp định mức và cường độ dòng điện định mức thì thiết bị điện sẽ phát ra được công suất tối đa ghi trên thiết bị điện. Ví dụ: Trên bóng đèn sợi đốt ghi: 220V- 100w Giải thích: + 220V là điện áp định mức của bóng đèn. Tức là: nếu cấp nguồn điện cho bóng đèn với điện áp bằng 220V thì bóng đèn sáng bình thường; nếu cấp nguồn điện cho bóng đèn với điện áp nhỏ hơn 220V thì bóng đèn sáng yếu; nếu cấp nguồn điện cho bóng đèn với điện áp lớn hơn 220V thì bóng đèn bị cháy. + 100W là công suất định mức của bóng đèn. Tức là: nếu cấp nguồn điện cho bóng đèn với điện áp bằng điện áp định mức 220V thì bóng đèn sáng bình thường và phát ra công suất 100W Câu 6: a/ Vẽ các kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện và giải thích kí hiệu đó? b/ Thế nào là sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt? Nêu công dụng các sơ đồ đó? c/ Nhìn vào sơ đồ dựa vào kí hiệu nào để nhận biết được dây pha và dây trung tính? Trả lời: a/ Vẽ các kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện và giải thích kí hiệu đó: Tên gọi Kí hiệu Tên gọi Kí hiệu Dây dẫn điện Cầu dao 3 pha ( CD 3 cực) Mạch điện 4 dây Cầu chì Bộ ắc quy hay pin Công tắc thường Dây nối đất Công tắc 3 cực 2 Dây chéo nhau Chuông điện 2 dây nối nhau Chấn lưu Dây phân nhánh Tắc te Dòng điện 1 chiều Đèn huỳnh quang Dòng điện xoay chiều Đèn sợi đốt Dòng điện chỉnh lưu Quạt trần Dụng cụ và máy dùng được cả dòng điện 1 chiều và xoay chiều Công tắc nút ấn Dòng điện 1 pha Máy biến áp Dòng điệ m pha, m dây Công tơ điện Phích cắm điện áptô mát 1pha ổ cắm( ổ lấy điện) Cực dương Phích cắm và ổ 3 cực Sơ đồ 1 dây Sơ đồ nhiều dây Cực âm Cầu dao 1 pha ( CD 2 cực) b/ Thế nào là sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt? Nêu công dụng các sơ đồ đó? sơ đồ nguyên lý là loại sơ đồ chỉ nói lên mối quan hệ điện mà không thể hiên vị trí sắp xếp, cách lắp ráp của các phần tử trong mạch điện. sơ đồ lắp đặt: là sơ đồ biểu thị vị trí lắp đặt, cách lắp giáp giữa các phần tử của mạch điện. Công dụng của sơ đồ nguyên lý: Dùng để nghiên cứu nguyên lý hoạt động của mạch điện và thiết bị điện. Công dụng của sơ đồ lắp đặt: thường được sử dụng khi dự trù vật liệu, lắp đặt sửa chữa mạch điện và các thiết bị điện. c/ Nhìn vào sơ đồ dựa vào kí hiệu nào để nhận biết được dây pha và dây trung tính? Trong sơ đồ điện thường kí hiệu dây pha là: A, B, C Trong sơ đồ điện thường kí hiệu dây trung tính là: 0 Câu7: Trình bày cấu tạo, nhiệm vụ của các bộ phận sau đây của máy biến áp: mạch từ, dây quấn, cách điện? Trả lời: a/ Mạch từ ( dây quấn): Mạch từ được chế tạo bằng thép kỹ thuật điện. thép kỹ thuật điện là thép hợp kim có thành phần Silic được tán thành các lá thép dày từ 0,3-> 0,5 mm, có sơn cách điện. Các lá thép này được ghép lại với nhau tạo thành lõi thép của máy biến áp. Nhiệm vụ: Mạch từ được dùng làm mạch dẫn từ, đồng thời làm khung quấn dây. b/ Dây quấn: - Cấu tạo: thường làm bằng dây đồng mềm, có độ bền cơ học cao, khó đứt, dẫn điện tốt. Thông thường MBA có 2 cuộn dây lồng vào nhau gọi là dây quấn sơ cấp và thứ cấp. + Dây quấn sơ cấp là dây quấn nối với nguồn, nhận năng lượng từ nguồn vào + Dây quấn thứ cấp là dây quấn nối với phụ tải, cung vấp điện cho phụ tải. MBA cảm ứng:2 cuộn sơ cấp và thứ cấp không nối điện với nhau MBA tự ngẫu:2 cuộn dây quấn nối điện với nhau và có phần chung. Nhiệm vụ: Dây quấn dùng làm dẫn điện c/ Bộ phận cách điện: Cấu tạo: được làm bằng các vật liệu cách điện: giấy cách điện, vải thuỷ tinh, vải bông, sơn cách điện. Nhiệm vụ: Cách điện giữa các vòng dây với nhau, giữa dây quấn với lõi thép, giữa phần dẫn điện và phần không làm nhiệm vụ dẫn điện. Câu 8:a/ Trình bày nguyên lý làm việc của máy biến áp? b/ Giải thích tại sao 2 dây quấn sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp không nối điện với nhau và năng lượng điện vẫn truyền được từ sơ cấp sang thứ cấp? Trả lời: a/ nguyên lý làm việc của máy biến áp: MBA gồm cuộn dây sơ cấp có N1 vòng cuộn dây thứ cấp có N2 vòng được quấn trên một lõi khép kín .Khi nối dây quấn sơ cấp vào nguồn điện xoay chiều có điện áp U1 ,dòng điện I1 chạy trong cuộn sơ cấp sẽ sinh ra trong lõi thép từ thông biến thiên. Do mạch từ khép kín nên từ thông này móc vòng sang cuộn thứ cấp sinh ra sức điện động cảm ứng E2 tỉ lệ với số vòng dây N2. Đồng thời từ thông biến thiên đó cũng sinh ra trong cuộn sơ cấp một sức điện động tự cảm E1 tỉ lệ với số vòng N1. Nếu bỏ qua tổn thất điện áp thì ta có: U1 E1 và U2 E2. Do đó = k Trong đó k là tỉ số biến đổi của MBA - Nếu k > 1 ( U1 > U2 ) là MBA giảm áp - Nếu k < 1 ( U1 < U2 ) là MBA tăng áp Công suất MBA nhận từ nguồn:P1=U1.I1 Công suất MBA cấp cho phụ tải P2=U2.I2 P1,P2 là công suất toàn phần được dùng để tính lõi thép MBAcó đơn vị là V.A. Bỏ qua tổn hao ta có P1 = P2 MBA có công suất nhỏ dùng trong gia đình thường quấn dây kiểu tự ngẫu . Khi điện áp cung cấp thay đổi , muốn giữ điện áp thứ cấp không đổi , người ta thường thay đổi số vòng dây quấn sơ cấp. b/ 2 dây quấn sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp không nối điện với nhau và năng lượng điện vẫn truyền được từ sơ cấp sang thứ cấp vì: Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ thì cuộn dây sơ cấp được nối với dòng điện xoay chiều ( dòng điện biến đổi) nên cuộn dây sơ cấp sinh ra 1 từ trường biến đổi. Mặt khác cuộn dây thứ cấp là cuộn dây khép kín được đặt trong từ trường biến đổi của cuộn dây sơ cấp. Nên ở cuộn dây thứ cấp sẽ sinh ra dòng điệnu gọi là dòng điện cảm ứng. Dòng điện này cũng biến đổi tương tự như dòng điện ở cuộn dây sơ cấp. Câu 9: Em hãy nêu những điểm cần chú ý khi sử dụng máy biến áp? Trả lời: Những điểm cần chú ý khi sử dụng máy biến áp là: -Điện áp nguồn đưa vào MBA không được lớn hơn điện áp sơ cấp định mức . Khi đóng điện cần lưu ý chuyển mạch -Công suất tiêu thụ của phụ tải không được lớn hơn công suất định mức của MBA .Ngoài ra khi điện áp nguồn giảm quá thấp máy dễ bị quá tải , nếu thấy máy nóng phải giảm bớt phụ tải -Chỗ đặt MBA phải khô ráo ,thoáng ,ít bụi xa nơi có hoá chất ,không có vật nặng đè lên máy . -Theo dõi nhiệt độ của máy thường xuyên thấy hiện tượng lạ phải kiểm tra xem máy có bị quá tải hay hoặc hư hỏng gì không . -Chỉ được phép thay đổi nấc điện áp , lau chùi máy ,tháo dỡ máy khi đã chắc chắc ngắt nguồn điện vào máy . -Lắp các thiết bị bảo vệ ,thiết bị chống điện dò -Thử điện cho MBA Câu 10: Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ điện 1 pha? Động cơ điện 1 pha ( động cơ không đồng bộ): nam châm hình chữ U và khung dây abcd đều có thể quay quanh trục của nó. Đường sức từ của nam châm có chiều từ N -> S. Khi ta quay nam châm theo chiều mũi tên với tốc độ quay n1( vòng/ phút) thì khung dây abcd ( Rôto) tự động quay theo với tốc độ n < n1. Hiện tượng này được giải thích như sau: Khi quay nam châm , từ trường của nam châm quay theo. Từ trường quay làm xuất hiện dòng điện cảm ứng ở khung dây khép kín abcd , khung dây này lại nằm trong từ trường nên có lực điện từ tác dụng làm khung dây quay theo chiều quay của từ trường . Giả sử rôto có tốc độ n=n1 lúc đó khung dây không có dòng điện cảm ứng , lực điện từ bằng 0, rôto phải quay chậm lại , vì vậy n< n1 Nối rôto với cánh quạt của quạt điện hoặc nối với rôto của máy bơm nước, cánh quạt hoặc rôto của máy bơm nước cũng được quay theo. Câu 11: Nêu ưu nhược điểm của các loại động cơ xoay chiều 1 pha? 1/ Động cơ dùng vòng ngắn mạch (động cơ vòng chập) -Ưu điểm :có cấu tạo đơn giản,làm việc chắc chắn,bền ,sửa chữa dễ dàng. -Nhược điểm: +Chế tạo tốn kém vật liệu(dây đồng ,lõi thép) +Sử dụng điện nhiều hơn +Mô men mở máy không lớn Động cơ một pha loại này được dùng với công suất nhỏ,phụ tải không yêu cầu mô men mở máy lớn. 2/ Động cơ có dây quấn phụ nối tiếp với cuộn cảm . - Động cơ này có hai dây quấn đặt lệch trục nhau một góc 900 gồm dây quấn chính và dây quấn phụ . - Do dây quấn phụ nối tiếp với cuộn cảm L, làm dòng điện chậm pha so với dòng điện qua dây quấn chính. Kết quả , từ trường do hai dòng điện qua dây quấn chính và dây quấn phụ lệch pha nhau , tổng của chúng là từ trường quay. - Động cơ dây quấn phụ nối tiếp với cuộn cảm cấu tạo phức tạp hơn động cơ có vòng chập nhưng có mô men mở máy lớn hơn. 3/ Động cơ có dây quấn phụ nối tiếp với tụ điện -Ưu điểm : + Mô men mở máy lớn + Hệ số công suất và hiệu suất cao, tiết kiệm điện sử dụng. + Đỡ tốn kém vật liệu hơn khi chế tạo + Máy chạy êm -Nhược điểm: +Có thêm dây quấn phụ nên chế tạo và sửa chữa rất phức tạp. Động cơ chạy tụ dùng phổ biến để chạy các máy công tác. 4/ Động cơ một pha có vành góp (động cơ vạn năng) Là loại động cơ xoay chiều một pha có dây quấn rôto nối tiếp với dây quấn xtato qua bộ phận chổi than - vành góp. *Ưu điểm : -Mô men mở máy và khả năng quá tải rất tốt -Có thể làm việc ở nhiều tốc độ khác nhau. - Có thể dùng với nguồn điện xoay chiều hoặc nguồn một chiều * Nhược điểm : - Cấu tạo phức tạp -Vành góp ,chổi than dễ mòn ,hư hỏng. -Gây nhiễu vô tuyến điện Câu 12: Trình bày cấu tạo của động cơ không đồng bộ 1 pha? Phân tích nhiệm vụ của từng bộ phận rôto và Xtato? Trả lời: - Cấu tạo: Động cơ không đồng bộ 1 pha gồm 2 bộ phận chính: rôô và Xtato, các bộ phận khác còn lại là vỏ máy và nắp máy. + Xtato (phần đứng yên) Gồm lõi thép và dây quấn. Lõi thép được ghép bằng nhiều lá thép kỹ thuật điện . Hai mặt lá thép có lớp sơn mỏng cách điện. Lõi thép có cấu tạo cực để quấn dây điện từ. Giữa lõi thép và dây quấn có lớp cách điện bằng giấy hoặc vật liệu cách điện khác. + Rôto ( phần quay) :gồm lõi thép, dây quấn và trục quay. Trong đời sống và sản xuất chúng ta thường gặp 2 loại rôto: rôto lồng sóc và rôto dây quấn. Nhiệm vụ của rôto và Xtato: + Xtato: có nhiệm vụ tạo ra từ trường biến đổi + Rôto: nhận từ trường biến đổi từ Xtato để biến thành chuyển động quay của Rôto. Nếu nối rôto với cánh quạt hoặc rôto của máy bơm nước thì cánh quạt và rôto của máy bơm nước quay theo. Câu 13:Nêu đặc điểm của các loại động cơ kéo máy bơm nước? Máy bơm nước li tâm: trục rôto động cơ bơm nước nối cùng trục rôto máy bơm, là loại độngcơ 1 pha, rôto lồng sóc có tụ khởi động, có cấu tạo đơn giản, làm việc tốt bền và ít hư hỏng Máy bơm sử dụng động động cơ vạn năng: Mô men mở máy lớn, khả năng quá tải tốt., khi khởi động làm việc thường có tia lửa ở vành góp nên dễ hư hỏng ở bộ phận này, đồng thời gây nhiễu vô tuyến điện, và là loại động cơ 1 pha có vành góp. Máy bơm kiểu rung: khi làm việc ngâm trong nước, có bộ phận chống thấm nước và chống ẩm. Câu 14: Động cơ máy giặt được thay đổi chiều quay bằng cách nào? - Động cơ máy giặt được thay đổi chiều quay bằng cách thay đổi nhiệm vụ giữa cuộn dây làm việc và cuộn dây khởi động. Câu 15:a/ Động cơ máy sấy tóc thường dùng động cơ nào? b/ Nêu những lưu ý khi sử dụng máy sấy tóc? Trả lời: a/ Động cơ máy sấy tóc thường dùng động cơ 1 pha. Hiện nay nhiều máy sấy tóc dùng động cơ vòng chập 2-> 3 tốc độ. b/ Những lưu ý khi sử dụng máy sấy tóc: Không sử dụng máy sấy tóc khi đang tắm Không để máy sấy tóc rơi xuống nước hoặc dung dịch khác đặc biệt khi đang cắm điện. Không dùng máy sấy tóc khi có hơi hoá chất. VD: vừa sấy tóc vừa phun nước hoa lên tóc. Không dùng máy sấy tóc làm n

File đính kèm:

  • docDE CUONG NGHE DIEN DD moi rat hay.doc
Giáo án liên quan