A. VĂN BẢN NHẨT DỤNG :
Câu 1 : Bài văn “Cổng trường mở ra” của tác giả Lí Lan muốn gởi gắm chúng ta điều gì ?
-Trả lời : Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
Câu 2 : Bài văn “Mẹ Tôi” của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đọng lại trong em điều gì quan trọng ?
- Trả lời : “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó” ( A-mi-xi ).
Câu 3 : Viết một đoạn văn ngắn tóm tắt truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài. Qua câu chuyện này, theo em, tác giả muốn gửi gắm đến mọi người điều gì ?
- Trả lời : Vì cha mẹ chia tay nên Thành và Thủy cũng phải xa nhau. Trước lúc chia tay, hai anh em cũng phải chia nhau đồ chơi. Trong cuộc chia đồ chơi ấy Thành và Thủy đã khó giải quyết việc chia cặp búp bê ( Vệ Sĩ – Em Nhỏ ). Hai bạn đã dắt tay nhau đến lớp học để chia tay bạn bè và cô giáo lần cuối cùng. Trong buổi chia tay ấy, Thủy đã làm cho cô giáo xúc động là từ chối quà cô tặng ( cây viết vàng và cuốn sổ ) vì không được tiếp tục đi học.Lúc ra về, Thành cảm thấy bàng hoàng đau đớn vì cuộc đời bất hạnh của mình với em. Đến nhà, mọi việc đâu vào đấy và đó cũng là lúc xúc động và đau đớn nhất của cuộc chia tay : Thủy đã quyết định tặng lại cặp búp bê cho anh ( Thành ) trong nghẹn ngào.
Qua câu chuyện muốn nhắn gởi đến mọi người : Tổ ấm gia đình là vô cùng quí giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên trong sáng ấy.
16 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 38906 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : VĂN BẢN
@o?
A. VĂN BẢN NHẨT DỤNG :
Câu 1 : Bài văn “Cổng trường mở ra” của tác giả Lí Lan muốn gởi gắm chúng ta điều gì ?
-Trả lời : Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
Câu 2 : Bài văn “Mẹ Tôi” của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đọng lại trong em điều gì quan trọng ?
- Trả lời : “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó” ( A-mi-xi ).
Câu 3 : Viết một đoạn văn ngắn tóm tắt truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài. Qua câu chuyện này, theo em, tác giả muốn gửi gắm đến mọi người điều gì ?
- Trả lời : Vì cha mẹ chia tay nên Thành và Thủy cũng phải xa nhau. Trước lúc chia tay, hai anh em cũng phải chia nhau đồ chơi. Trong cuộc chia đồ chơi ấy Thành và Thủy đã khó giải quyết việc chia cặp búp bê ( Vệ Sĩ – Em Nhỏ ). Hai bạn đã dắt tay nhau đến lớp học để chia tay bạn bè và cô giáo lần cuối cùng. Trong buổi chia tay ấy, Thủy đã làm cho cô giáo xúc động là từ chối quà cô tặng ( cây viết vàng và cuốn sổ ) vì không được tiếp tục đi học.Lúc ra về, Thành cảm thấy bàng hoàng đau đớn vì cuộc đời bất hạnh của mình với em. Đến nhà, mọi việc đâu vào đấy và đó cũng là lúc xúc động và đau đớn nhất của cuộc chia tay : Thủy đã quyết định tặng lại cặp búp bê cho anh ( Thành ) trong nghẹn ngào.
Qua câu chuyện muốn nhắn gởi đến mọi người : Tổ ấm gia đình là vô cùng quí giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên trong sáng ấy.
B. CA DAO, DÂN CA :
1. Khái niệm : Ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
2. Những câu hát về tình cảm gia đình :
a. Bài 1 : Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
Nội dung : Nhắc nhở công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và bổn phận, trách nhiệm của con cái đối với công lao to lớn ấy.
b. Bài 4 : Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
Nội dung : Tiếng hát về tình cảm anh em thân thương, ruột thịt nhằm nhắc nhở anh em hòa thuận, nượng tựa lẫn nhau để cha mẹ được vui lòng.
3. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người :
a. Bài 1, SGK trang 37, 38.
Nội dung : Ca ngợi những địa danh với những đặc sắc về hình thể, văn hóa, lịch sử. Đây là hình thức thử tài nhau, thể hiện sự lịch lãm, tế nhị.
b. Bài 4 : Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Nội dung : Chàng trai ngợi ca cánh đồng trù phú, đầy sức sống và ngợi ca vẻ đẹp duyên dáng của cô gái, một cách bày tỏ tình cảm tế nhị, kín đáo.
4. Những câu hát than thân :
a. Bài 2 : Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Nội dung : Nỗi oan trái của người lao động không được lẽ công bằng soi tỏ.
b. Bài 3 : Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Nội dung : Thân phận chìm nổi, lênh đênh vô định không được làm chủ bản thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
5. Những câu hát châm biếm :
a. Bài 1, SGK, trang 51
Nội dung : Chế giễu những kẻ nghiện ngập, lười biếng bằng hình thức nói ngược để giễu cợt, châm biếm.
b. Bài 2, SGK, trang 51
Nội dung : Phê phán những kẻ hành nghề mê tín, dốt nát, lừa bịp, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền. Đồng thời phê phán những kẻ mê tín mù quáng.
¯ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CA DAO :
- Ca dao trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm ;
- Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ tình là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng ;
- Một số thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình : ẩn dụ, so sánh, tượng trưng, …
C. THƠ :
I. Thơ Việt Nam : ( Trung đại và hiện đại )
STT
TÊN VĂN BẢN
TÁC GIẢ
THỂ THƠ
NỘI DUNG CHÍNH
NGHỆ THUẬT
1
Sông núi nước Nam
Lí Thường Kiệt
Thất ngôn Tứ tuyệt
Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
Giọng thơ dõng dạc, đanh thép
2
Phò giá về kinh
Trần Quang Khải
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng
3
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
Thất ngôn tứ tuyệt
Vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nứ Việt Nam ngày xưa vừa được trân trọng vừa cảm thương sâu sắc
Ngôn ngữ bình dị, nhiều lớp nghĩa
4
Qua Đèo Ngang
Bà Huyện Thanh Quan
Thất ngôn bát cú Đường luật
Cảnh Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
Phong cách thơ trang nhã
5
Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến
Thất ngôn bát cú Đường luật
Ý nghĩa tình bạn thiêng liêng, thắm thiết vượt lên trên cả vật chất.
Giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà, ...
6
Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
Hồ Chí Minh
Thất ngôn tứ tuyệt
Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
Hai bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên.
7
Tiếng gà trưa
Xuân Quỳnh
Ngũ ngôn
Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước
Thơ 5 tiếng có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều hình ảnh bình dị, chân thực.
¯ MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐỌC THÊM : ( Tham Khảo )
Bài ca Côn Sơn ( Nguyễn Trãi )
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra ( Trần Nhân Tông )
Sau phút chia li ( Đoàn Thị Điểm )
II. Thơ nước ngoài : ( Trung Quốc )
STT
TÊN VĂN BẢN
TÁC GIẢ
THỂ THƠ
NỘI DUNG CHÍNH
NGHỆ THUẬT
1
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Lí Bạch
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.
Từ ngữ giản dị mà tinh luyện, cảm xúc nhẹ nhàng mà thấm thía
2
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Hạ Tri Chương
Thất ngôn tứ tuyệt
Tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.
Giọng thơ chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi.
¯ MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐỌC THÊM : ( Tham Khảo )
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ( Mao ốc vị thu phong sở phá ca ) ( Đỗ Phủ )
Xa ngắm thác núi Lư ( Vọng Lư sơn bộc bố )( Lí Bạch )
D. TÙY BÚT :
STT
TÊN VĂN BẢN
TÁC GIẢ
XUẤT XỨ
NỘI DUNG CHÍNH
NGHỆ THUẬT
1
Một thứ quà của lúa non : cốm
Thạch Lam
Trích từ tập Hà Nội băm sáu phố phường
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”
Ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, thể hiện được nét đẹp văn hóa.
2
Mùa xuân của tôi
Vũ Bằng
Trích từ Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong tập Thương nhớ mười hai
Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê
Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả.
õ MỘT SỐ HÌNH THỨC ÔN TẬP KHÁC :
1.Xem vài đặc điểm thơ trung đại ( SGK/63 )
2. Đặc điểm tùy bút ( SGK/161 )
- Tùy bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật ;
- Tùy bút sử dụng nhiều phương thức biểu đạt nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu ;
- Tùy bút có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình.
3. So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm qua hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
- Tình cảm quê hương biểu hiện lúc ở xa quê
- Tình cảm biểu hiện trực tiếp
- Tình cảm biểu hiện nhẹ nhàng, sâu lắng
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Tình cảm được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê
- Tình cảm biểu hiện gián tiếp
- Tình cảm biểu hiện đượm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi.
PHẦN II : TIẾNG VIỆT
@o?
I. TỪ GHÉP :
1. Có những loại từ ghép nào ? Cho ví dụ.
® Trả lời : Có hai loại từ ghép
- Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ dứng sau. ( ví dụ : lâu đời, nhà máy , cười nụ, … )
- Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ ). ( ví dụ : suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, … )
2. Nghĩa của từ ghép như thế nào ? ( Trình bày nghĩa của từ ghép )
® Trả lời : - Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
3. Bài tập :
3.1 Điền thêm tiếng để tạo từ ghép chính phụ : bút ……; thước …. ….; làm … …; vui… …
3.2 Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập : ham… …; xinh……. ; học ……; tươi………
II. TỪ LÁY :
Láy vần : liêu xiêu, …
Láy âm : mếu máo, …
Từ láy bộ phận : mếu máo, liêu xiêu, …
Từ láy toàn bộ : đo đỏ, đăm đăm, bần bật, …
Từ láy
Vẽ sơ đồ các loại từ láy :
2. Bài tập : ( SGK / 43 )
2.1 Xác định từ láy trong đoạn văn cho sẵn.
2.2 Đặt câu với từ láy : nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi.
- VD : Bàn tay nhỏ nhắn của em tôi nắn nót từng nét chữ rất dễ thương.
2.3 Phân biệt từ láy với từ ghép đẳng lập : máu mủ, tóc tai, khuôn khổ, …( từ ghép )
III. ĐẠI TỪ :
1. Thế nào là đại từ ? ( Đặc điểm của đại từ )
® Trả lời : - Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, …được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ, …
2. Trình bày các loại đại từ :
® Trả lời :
· Đại từ dùng để trỏ : - Trỏ người, sự vật ( gọi là đại từ xưng hô ) : tôi, tao, chúng tôi, nó, họ,…
- Trỏ số lượng : bấy, bấy nhiêu, …
- Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc : vậy, thế, …
· Đại từ để hỏi : - Hỏi về người, sự vật : ai, gì, ..
- Hỏi về số lượng : bao nhiêu, mấy, …
- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc : sao, thế nào …
3. Bài tập : trang 56,57
IV. TỪ HÁN VIỆT :
1. Phân biệt từ ghép Hán Việt với từ ghép thuần Việt :
® Trả lời :
- Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt gồm từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
- Trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt :
+ Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau : VD : ái quốc, thủ môn, chiến thắng, … ( giống từ ghép chính phụ thuần Việt )
+ Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau : VD : thiên thư, thạch mã, tái phạm, …
2. Cần chú ý sử dụng từ Hán Việt như thế nào ?
® Trả lời : - Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính ; tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ ; tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
- Không nên lạm dụng từ Hán Việt : làm cho lời nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Bài tập : ( SGK Tr70, 71, 83, 84 )
3.1 Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm.
3.2 Phân biệt các loại từ ghép chính phụ ( tiếng chính đứng trước – sau )
3.3 Tìm 5 từ ghép chính phụ có :
- Yếu tố chính đứng trước :……………………………………………………………………...
- Yếu tố phụ đứng trước : ………………………………………………………………………
3.4 Chú ý các bài tập 1/Tr 83, 4/Tr 84.
V. QUAN HỆ TỪ :
1. Thế nào là quan hệ từ ?
® Trả lời : Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, … giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
2. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ là gì ?
® Trả lời : - Thiếu quan hệ từ ;
- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa ;
- Thừa quan hệ từ ;
- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
3. Bài tập :
3.1 Các bài tập Tr 98, 99
3.2 Các bài tập 1,2,3,4 Tr 107, 108
VI. TỪ ĐỒNG NGHĨA :
1. Thế nào là từ đồng nghĩa ?
® Trả lời : Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
2. Có những loại từ đồng nghĩa nào ?
® Trả lời : Từ đồng nghĩa có hai loại : những từ đồng nghĩa hoàn toàn ( không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa ) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( có sắc thái nghĩa khác nhau ).
3. Bài tập : trang 115,116, 117
VII. TỪ TRÁI NGHĨA :
1. Thế nào là từ trái nghĩa ?
® Trả lời : Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
2. Bài tập : Tr 129.
VIII. TỪ ĐỒNG ÂM :
1. Thế nào là từ đồng âm ?
® Trả lời : Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh những nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
2. Nhờ đâu phân biệt nghĩa của các từ đồng âm ?
® Trả lời : Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
3. Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa :
- Từ đồng âm : âm giống nhau, nghĩa khác xa nhau ( không có liên hệ với nhau về nghĩa )
§ Ví dụ : ( bức ) tranh, (cỏ ) tranh,…
- Từ nhiều nghĩa : các từ có liên hệ với nghĩa gốc.
§ Ví dụ : cổ ( cò ), cổ ( chai ), …
4. Bài tập : 1, 2, 3 Tr136 – Chú ý Bài tập 3.
IX. THÀNH NGỮ :
1. Thế nào là thành ngữ ? Cho ví dụ.
® Trả lời : Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Ví dụ : Lên thác xuống ghềnh, Bảy nổi ba chìm, Tắt lửa tối đèn, …
2. Thành ngữ được sử dụng như thế nào ?
® Trả lời : Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…
Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
3. Bài tập :
3.1. Tìm thành ngữ và giải thích. ( BT1/145 )
a. Sơn hào hải vị, Nem công chả phượng : chỉ những đồ ăn, thức ăn quí hiếm
b. - Khỏe như voi : sức mạnh ( rất khỏe )
- Tứ cố vô thân : không có ai họ hàng gần gũi
c. Da mồi tóc sương : người già
3.2. Điền thêm từ để làm thành ngữ ( BT3/145 )
- Lời ăn tiếng nói, - Một nắng hai sương, - Ngày lành tháng tốt, - No cơm ấm cật ( áo ), - Bách chiến bách thắng,…
3.3 Sưu tầm thành ngữ và giải thích nghĩa của các thành ngữ sưu tầm. ( BT4/145 )
X. ĐIỆP NGỮ :
1. Thế nào là điệp ngữ ?
® Trả lời : Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một câu ) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh gọi là điệp ngữ.
2. Có các dạng điệp ngữ nào ?
® Trả lời : Điệp ngữ có nhiều dạng : điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng ) 3. Bài tập :
Tìm điệp ngữ và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ? ( BT1,SGK/153 )
Nhấn mạnh sự quyết tâm, bền bỉ đấu tranh của dân tộc ta
a. Một dân tộc đã gan góc ( 2 lần )
Dân tộc đó ( 2 lần )
Nỗi mong mỏi của người nông dân về thời tiết thuận hòa để làm ăn thuận lợi.
b. Đi cấy ( 2 lần )
Trông ( 9 lần )
3.2. Tìm điệp ngữ và cho biết dạng điệp ngữ gì ? ( BT2, SGK/153 )
- Xa nhau : cách quãng
- Một giấc mơ : điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng )
3. 3 Viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ.
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
Trăng là người bạn muôn đời của thi sỹ. Với Hồ Chí Minh cũng vậy, trăng từ lâu đã trở thành người bạn tri âm, tri kỉ của Người. Mỗi đêm trăng Người lại gửi gắm tâm sự qua những vần thơ. Cũng bởi yêu trăng nên trăng trong thơ Bác rất đẹp. Trăng rằm tròn vằng vặc, trăng mùa xuân lung linh dát bạc tô điểm cho sức sống mùa xuân.
XI. CHƠI CHỮ :
1. Thế nào là chơi chữ ? Cho ví dụ.
® Trả lời : Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, … làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Ví dụ : Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?
Thầy bói xem quẻ nói rằng :
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
2. Có những lối chơi chữ nào ?
® Trả lời : Các lối chơi chữ thường gặp là : Dùng từ ngữ đồng âm ; Dùng lối nói trại âm ( gần âm ); Dùng cách điệp âm ; Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
3. Bài tập :
3.1 Xác định từ ngữ dùng để chơi chữ trong đoạn thơ :
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà,
Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,
Lằn lưng cam chịu dấu roi tra.
Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
( Lê Quí Đôn )
® Trả lời : Các từ dùng để chơi chữ : liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang ( đồng âm )
3.2 Xác định cách chơi chữ
- Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn
® thịt, mỡ, dò, nem, chả : các từ gần nghĩa
- Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.
® nứa, tre, trúc, hóp : các từ gần nghĩa
3.3. Sưu tầm một số cách chơi chữ :
Ví dụ : - Đi tu Phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được thịt cầy thì không
- Chị hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò
XII. CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ : ( Xem Bài tập SGK/166,167 )
PHẦN III : LÀM VĂN
I. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
1. Thế nào gọi là văn biểu cảm về tác phẩm văn học ?
Văn biểu cảm về tác phẩm văn học còn gọi là văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.Qua bài văn ta nói lên những cảm xúc, ý nghĩ của mình về cái hay ,cái đẹp của một tác phẩm văn học cụ thể, đã làm cho ta rung động, xúc động.
Tác phẩm văn học mà ta nêu cảm nghĩ có thể là một bài ca dao, một bài thơ, một bài văn.
Phải phân tích nội dung và nghệ thuật tác phẩm văn học có chọn lọc mới trình bày được cảm xúc, ý nghĩ của mình về tác phẩm đó. Không thể viết chung chung hời hợt.
2. Các bước làm bài văn phát biểu cảm nghĩvề tác phẩm văn học
a. Chuẩn bị
- Đọc bài văn, bài thơ …một vài lần, rút ra ấn tượng ban đầu. Đọc lần nữa để phát hiện ra giọng điệu, chủ đề, những tư tưởng tình cảm cao đẹp, ngôn ngữ nghệ thuật …mà tác giả đã diễn tả rất hay, gây cho mình nhiều ấn tượng.
- Gạch chân hoặc đánh dấu các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh các câu thơ, câu văn hay nhất mà mình yêu thích nhất.
- Làm dàn bài dựng đoạn
- Nháp bài văn, đi từ mở bài đến kết bài, viết xong phần nào nên đọc lại phần ấy, sửa chữa rồi viết tiếp phần sau. Nháp bài văn xong, đọc lại, sửa chữa, bổ sung rồi mới chép vào vở hoặc viết vào tờ giấy thi.
- Văn phát biểu cảm nghĩ thuộc nghị luận văn chương
b. Bố cục một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Phần mở bài : Có thể giới thiệu một vài nét về tác phẩm ; nêu lên ấn tượng sâu sắc nhất, khái quát nhất của mình khi đọc, khi xem tác phẩm ấy. Mở bài hay nhất là đạt được hai yêu cầu sau : tính khái quát và tính định hướng.
- Phần thân bài : lần lượt nêu lên những tình cảm của riêng mình về những khía cạnh của tác phẩm. Không lan man dài dòng mà nên xoáy sâu vào các trọng tâm trọng điểm. Phải đi lần lượt, nhớ liên kết đoạn.
- Phần kết bài : Nêu lên cảm nghĩ chung, có thể đánh giá và liên hệ. Tránh dài dòng, trùng lặp và đơn điệu, vô vị.
c. Thao tác cơ bản :
Phát biểu cảm nghĩ không thể nói chung chung mà phải rất cụ thể, phải chỉ ra được yêu thích, thú vị …ở chỗ nào, tại sao lại yêu thích thú vị ? Nghĩa là phải phân tích và trích dẫn. Vì vậy phân tích và trích dẫn là thao tác cơ bản nhất để phát biểu cảm nghĩ.
Có lúc phải khen, chê chính là viết lời bình khen chê phải chính xác. Lúc nào viết được lời bình hay, sâu sắc thì bài phát biểu cảm nghĩ mới thực sự mang vẻ đẹp trí tuệ.
Có lúc phải biết liên tưởng so sánh. Từ hiện tượng này mà nghĩ, mà nhớ đến hiện tượng văn học khác, tức là liên tưởng ; từ trái đào vườn mẹ mà so sánh với đào Sa Pa, từ câu thơ này mà so sánh với câu thơ khác, để rút ra cái hay riêng làm cho bài viết vừa rộng vừa sâu là so sánh
Viết lời bình, liên tưởng, so sánh là thao tác nên có. Cái gì cũng cần có ở mức độ hợp lí.
II. LUYỆN LÀM VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC :
BÀI 1
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt
Lí Thường Kiệt là một vị tướng tài ba thời Lí, ông đồng thời là một nhà thơ nổi tiếng. Tương truyền bài Sông núi nước Nam được ông sáng tác vào khoảng cuối năm 1076 trong 1 trận chiến đấu ác liệt chống quân Tống xâm lược. Bài thơ vừa động viên tướng sĩ ta hăng hái giết giặc vừa đanh thép cảnh cáo làm lung lay ý chí của kẻ thù :
Nam quốc sơn hà Nam đế cư Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Tiệt nhiên phận tại thiên thư Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
( Phiên âm ) ( Theo lê Thước – Nam Trân dịch )
Cuối năm 1076 mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta.Quân ta dưới sự chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt.Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.
Câu thứ nhất nêu lên chân lí : Sông núi nước Nam vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân ta phải gian khổ đấu tranh bao đời chống ngoại xâm mới đạt được.Tác giả xưng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện tồn tại trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình ngang hàng với Bắc quốc. Xưng vua Nam cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xưng là thiên tử coi thường vua các nước chư hầu và gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt.
Câu thơ thứ 2 :Tiệt nhiên định phận tại thiên thư khẳng định chủ quyền của đất nước ta đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi. Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm giá trị.
Câu thơ thứ 3 : Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm là câu hỏi đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện rõ ràng, minh bạch trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới ? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa bực tức, vừa khinh bỉ của tác giả. Tác giả khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cái phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời.
Câu thơ thứ 4 : Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư, ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và thể hiện niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta.Ở trên tác giả gọi quân xâm lược là giặc thì đến câu này ông đích danh như có chúng trước mặt : “chúng mày” Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới hàm ý coi thường, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng : nhất định phải tan vỡ.Y như là sự việc đã sắp đặt trước, chỉ chờ kết quả. Đó là chúng mày thua to, thất bại thảm hại. Ngoài ý cảnh cáo giặc câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân ta trên dưới đồng lòng và niềm tự hào cao.
Bài thơ thần ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế gay go ác liệt, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng, máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời. Tính chân lí của bài thơ có giá trị vĩnh hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dung to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận.
Chỉ bằng 4 câu thơ ngắn gọn, tác giả đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó. Sông núi nước Nam của ra đời đã gần ngàn năm nhưng ý nghĩa to lớn sâu sắc của nó vẫn còn nguyên
File đính kèm:
- De cuong ngu van 7.doc