CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
BÀI 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
Câu1: Cơ thể người gồm mấy phần, là những phần nào? phần thân chứa những cơ quan nào?
* Cơ thể người chia làm 3 phần: Đầu, chân và chân tay.
* Phần thân:
- khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành
+ Khoang ngực chứa tim phổi
+ Khoang bụng chứa dạ dày, ruột, gan, hệ bài tiết( thận, bóng đái) và cơ quan sinh sản
Câu 2: Bằng 1 VD em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể
- Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp timo tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mô hôi tiết nhiều điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2820 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Sinh học 8
Chương I: Khái quát về cơ thể người
Bài 2: Cấu tạo cơ thể người
Câu1: Cơ thể người gồm mấy phần, là những phần nào? phần thân chứa những cơ quan nào?
* Cơ thể người chia làm 3 phần: Đầu, chân và chân tay.
* Phần thân:
- khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành
+ Khoang ngực chứa tim phổi
+ Khoang bụng chứa dạ dày, ruột, gan, hệ bài tiết( thận, bóng đái) và cơ quan sinh sản
Câu 2: Bằng 1 VD em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể
- Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp timo tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mô hôi tiết nhiều …điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh
Bài 3: Tế bào
Câu 1: SGK/ 13
Đáp án: 1c; 2a; 3b; 4e; 5d.
Câu 2: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể
- chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra sự phân chia tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản. như vậy mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể
Bài 4: Mô
Câu 1: hãy nêu các loại mô chính và chức năng
* Cơ thể có 4 loại mô chính là:
- Mô biểu bì có chức năng bảo vệ,hấp thụ, tiết
- Mô liên kết: có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan
- Mô cơ: gồm cơ vân, cơ trơn và cơ tim có chức năng cơ dãn
- Mô thần kinh: tạo nên hệ thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển sự hoạt động của các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường
Bài 6: Phản xạ
Câu 1: Phản xạ là gì ? hãy lấy ví dụ về phản xạ
- Khái niệm: phản ứng cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ
- Ví dụ: Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ
Câu 2: Từ một VD cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó
- Nếu ta dẫm phải hòn than thì cơ quan thụ cảm ở đó nhận được một cảm giác rất nóng , liền xuất hiện một xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh . Rồi từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây thần kinh li tâm tới chân ( cơ quan phản ứng)
- Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo dây hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm chuyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích
Chương II: Vận động
Bài 7: Bộ xương
Câu 1: Bộ xương gồm mấy phần ? Mỗi phần gồm những xương nào?
* Bộ xương người gồm 3 phần:
- Phần đầu gồm:
+khối xương sọ có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não
+ Xương mặt nhỏ, có xương hàm
- Phần thân gồm:
+ có nhiều đốt sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. Các xương sườn gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực( bảo vệ tim phổi)
- Xương chi gồm: xương tay và xương chân có các phần tương tự nhau
Câu 2: Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với sự hoạt động của con người?
- Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt đảm nhiệm chức năng cầm nắm phức tạp trong lao động của con người
- Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thắng
Câu 3: Vai trò của các khớp
- Khớp động: giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp: khớp cổ tay, khớp đầu gối…
- Khớp bán động: giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp, cử động của khớp hạn chế : Khớp giữa các đốt sống…
- Khớp bất động là loại khớp không cử động được: khớp giữa các xương so…
Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương
Câu1: bảng 8.2 SGK/31
- Đáp án: 1b; 2g; 3d; 4e; 5a.
Câu 2: Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương
- Xương được cấu tạo bằng chất hữu cơ và chất vô cơ
+ Chất hữu cơ đảm bảo tính đàn hồi của xương
+ Chất vô cơ ( canxi và phốt pho) đảm bảo độ cứng rắn của xương
Sự kết hợp giữa chất hữu cơ và chất vô cơ đảm bảo cho xương vừa rắn chắc vừa đàn hồi
Câu 3: Nhờ đâu xương dài ra to ra?
- Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương
- Xương dài ra là nhờ 2 đĩa sụn tăng trưởng ( nằm giữa thân xương và 2 đầu xương) hóa xương
Câu 4: Đánh dấu + vào ô trống chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân
a) cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang 2 bên
b) Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại
c) Xương chân lớn bàn chân hình vòm, xương gót phát triển
d) Cả a, b và c.
Đáp án d.
Chương III: Tuần hoàn
Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể
Câu 1: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? chức năng của huyết tương và hồng cầu
* Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%), các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
* Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng các chất cần thiết khác và các chất thải
- Hồng cầu vận chuyển ôxi và CO2
Câu 2: Môi trờng trong cơ thể gồm những thành phần nào? chúng có quan hệ với nhau như thế nào?
- Môi trường trong gồm máu, nước mô và bạch huyết:
+ Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo thành nước mô
+ Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết để tạo ra bạch huyết
+ Bạch huyết lưu thông trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu
Bài 14: bạch cầu - Miễn dịch
Câu 1: Các bạch cầu tạo nên hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ?
- Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể
+ Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện
+ Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu limphô B thực hiện
+ Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào lim phô T thực hiện
Câu 2: SGK / 47
- Người ta thường tiêm phòng ( chích ngừa) cho trẻ những loại bệng sau: sởi, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt.
Câu 3: Đánh dấu + vào ô Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau
1. Sự thực bào là:
a) các bạch cầu hình thành chân giả bắt, nuốt và tiêu hóa vi khuẩn
b) các bạch cầu đánh và tiêu hủy vi khuẩn
c) các bạch cầu bao vây làm cho vi khuẩn chết đói
d) cả a và b
2. Tế bào lim phô T đã phá hủy các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách:
a) Tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào bị nhiễm đó
b) Nuốt và tiêu hóa tế bào bị nhiễm đó
c) ngăn cản sự trao đổi chất của các tế bào bị nhiễm đó với môi trường trong
d) Cả b và c.
đáp án: 1.a; 2a.
Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
Bài 16: tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
Câu 1: Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào ?
* Tim:
- Nửa phải( Tâm nhĩ phải và tâm thất phải )
- Nửa trái ( tâm nhĩ trái và tâm thất tráI )
* Hệ mạch:
- Vòng tuần hoàn nhỏ
- Vòng tuần hoàn lớn
Câu 2: hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào?
- Phân hệ lớn: mao mạch bạch huyết; hạch bạch huyết ; mạch bạch huyết; ống bạch huyết
- Phân hệ nhỏ: mao mạch bạch huyết; hạch bạch huyết; mạch bạch huyết; ống bạch huyết
Câu 3: Đánh dấu + vào ô Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau
1. Thành phần bạch huyết khác thành phần máu ở chỗ:
a) Có ít hồng cầu, nhiều tiểu cầu
b) Nhiều hồng cầu, không có tiểu cầu
c) Không có hồng cầu, tiểu cầu ít
d) Cả a và b.
2. Hướng luân chuyển bạch huyết đúng trong mỗi phân hệ là:
a) Tĩnh mạch " mao mạch bạch huyết " hạch bạch huyết" ống bạch huyết
b) mao mạch bạch huyết " mạch bạch huyết " hạch bạch huyết " mạch bạch huyết " ống bạch huyết " Tĩnh mạch
c) mạch bạch huyết" hạch bạch huyết " ống bạch huyết" mạch bạch huyết" mao mạch bạch huyết" Tĩnh mạch
d) Cả b và c.
đáp án: 1c; 2b.
Bài 17: Tim và mạnh máu
Câu 1: Đánh dấu + vào Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
a) có 2 loại mạch máu là động mạch và tĩnh mạch
b) có 3 loại mạch máu động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
c) đông mạch có lòng lớn hơn tĩnh mạch
d) mao mạch có thành mỏng chỉ gồm 1 lớp biểu bì
Câu 2: Câu hỏi 3 SGK /57( bảng 17.2)
đáp án:
Các pha trong 1 chu kì tim
hoạt động của van trong các pha
sự vận chuyển của máu
Van nhĩ - thất
Van động mạch
pha dãn chung
mở
đóng
từ tĩnh mạch vào tâm nhĩ rồi vào tâm thất
pha nhĩ co
mở
đóng
từ tâm nhĩ vào tâm thất
pha thất co
đóng
mở
từ tâm thất vào động mạch
Câu 3: câu hỏi 2 SGK / 57- HS tự làm
Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch . Vệ sinh hệ tuần hoàn
Câu 1: Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế nào?
- Máu được vận chuyển qua hệ mạch nhờ một sức đẩy do tim tạo ra( tâm thất co). sức đẩy này tạo nên 1 áp lực trong mạch má, gọi là huyết áp ( huyết áp tối đa khi tâm thất co, huyết áp tối thiểu khi tâm thất dãn ) và vận tốc máu trong mạch. Sức đẩy này ( huyết áp) hao hụt dần suốt chiều dài hệ mạch do ma sát với thành mạch và giữa các phân tử máu còn vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch ( 0.5m/s ở động mạch " 0.001m/s ở mao mạch), sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch
Câu 2: Đánh dấu + vào ô Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau
1. Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài khoảng
a) 0.3 giây
b) 0.1 giây
c) 0.8 giây
d) 0.4 giây
2. Trong mỗi chu kì tim làm việc và nghỉ ngời như sau:
a) Tâm nhĩ làm việc 0.1 giây, nghỉ 0.7 giây.
b) Tâm thất làm việc 0.3 giây, nghỉ 0.5 giây.
c) Tim nghỉ hoàn toàn là 0.4 giây.
d) Cả a, b và c
đáp án: 1c; 2d
Câu 3: Đánh dấu + vào ô Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Các biện pháp phòng tránh các tác nhân gây hại cho tim mạch là:
Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn
Không sử dụng chất kích thích có hại
Cần phải liên tục kiểm tra mạch
Hạn chế ăn các thức ăn có hại có hại cho tim mạch như mỡ động vật
Nếu bị sốc hoặc stress thì phải dùng ngay thuốc tim mạch
a) 1, 2, 3
b) 1, 2, 4
c) 3, 4, 5
d) 1, 4, 5
đáp án: b
Bài 19: Thực hành - Sơ cứu cầm máu
Câu 1: Đánh dấu + vào ô Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Khi băng vết thương do chảy máu mao mạch hoặc tĩnh mạch cần phải
a) Bịt chặt vết thương trong vài phút
b) Sát trùng vết thương (bằng cồn iốt) , dán bằng băng dán ( nếu vết thương nhỏ)
c) Cho ít bông vào giữa 2 miếng gạc, đặt vào miệng vết thương và dùng băng buộc chặt lại
d) Cả a, b và c
2. Khi băng vết thương do chảy máu động mạch ở cổ tay cần phải :
a) Tìm vị trí và bóp mạnh động mạch cánh tay để làm ngừng chảy máu vết thương vài ba phút
b) Buộc ga rô ở vị trí cao hơn vết thương ( về phía tim ) với lực ép đủ làm cầm máu
c) Sát trùng vết thương, đặt gạc bông lên miệng vết thương, băng lại rồi đưa ngay lên bệnh viện cấp cứu
d) Cả a, b và c
đáp án: 1d; 2d
Chương IV: Hô hấp
Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
Câu1: Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ?
- Hô hấp cung cấp O2 cho tế bào để tham gia các phản ứng ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời thải loại CO2 ra khỏi cơ thể
Câu 2: So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thỏ?
* Giống nhau:
- Đều nằm trong khoang ngực và được ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành
- Đều gồm đường dẫn khí và 2 là phổi
- Đường dẫn khí đều có mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản.
- Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang( túi phổi) tập hợp thành từng cụm, bao quanh mỗi túi phổi là mạng mao mạch dày đặc
- Bao bọc phổi có 2 lớp màng: Lá thành dính vào thành ngực và lá tạng dính vào phổi , giữa 2 lớp màng là chất dịch
* Khác nhau: đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm.
Câu 3: Hãy giải thích câu nói chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để nhận
- Trong 3-5 phùt ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch phổi , trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra, O2 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu và CO2 không ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ O2 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.
Câu 4: Đánh dấu + vào ô Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
a) Hô hấp cung cấp CO2 cho tế bào và thải loại O2 ra khỏi cơ thể
b) Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: Sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào
c) Sự thở giúp thông khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục
d) Thực chất của quá trình trao đổi khí diễn ra ở phổi và ở tế bào
đáp án: b, c
Bài 21: Hoạt động hô hấp
Câu 1: Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người
- Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được sự hít và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới
- Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán ôxi từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của ôxi từ máu và tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu
Câu 2: Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì giống và khác nhau ?
* Giống nhau:
- Cũng gồm các giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng cao tới nơi có nồng độ thấp
* Khác nhau :
- ở thỏ: Sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên không dãn nở về 2 bên
- ở người: Sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về 2 bên
Câu3: Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể người có thể biến đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó
- Khi lao động nặng hay chơi thể thao làm nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể biến đổi theo hướng vừa tăng nhịp hô hấp ( thở nhanh hơn) vừa tăng dung tích hô hấp ( thở sâu hơn).
Câu 4: Đánh dấu + vào ô Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Đặc điểm cấu tạo của cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi là:
a) Có lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí
b) Lớp niêm mạc có các mao mạch dày đặc, căng máu và ấm , đặc biện ở mũi, phế quản
c) Có rất nhiều phế nang
d) Cả a và b.
2. Những đặc điểm cấu tạo của phổi làm tăng bề mặt trao đổi khí là:
a) Phổi có 2 lớp màng, ở giữa là lớp dịch mỏng giúpư cho phổi nở rộng và xốp
b) Có khoảng 700 - 800 triệu phế nang làm tăng diện tích trao đổi khí ( 70-80m2)
c) Phổi có thể nở ra theo lồng ngực
d) Cả a và b
đáp án: 1d; 2d
Bài 22: Vệ sinh hô hấp
Câu 1: Trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì trong việc làm sạch bầu không khí quanh ta ?
- Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công sở, trường học, bệnh viện và nơi ở có tác dụng điều hòa thành phần không khí ( chủ yếu là O2 và CO2) có lợi cho hô hấp, hạn chê ô nhiễm không khí…
Câu 2: Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp ?
- Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp như:
+ CO chiếm chỗ của O2 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu O2 đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh
+ NOx gây viên sưng lớp niêm mạc cản trở trao đổi khí có thể gây chết ở liều cao
+ Nicôtin: làm tê liết lớp lông rung trong phế quản giảm hiệu quả lọc sạch không khí , có thể gây ung thư phổi
Câu 3:Dung tích sống là gì ? Qua trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào yếu tố nào ?
- Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khi mà 1 cơ thể hít vào và thở ra
- Dung tích sống phụ thuộc vào tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn
+ Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực mà dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa
+ Dung tích khí cặn phụ thuộc khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần được luyện tập đều đặn từ bé
Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng
Câu 4: Đánh dấu + vào ô Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Các biện pháp bảo vệ đường hô hấp là:
Trồng nhiều cây xanh nơi công sở, đường phố trường học …
đeo khẩu trang ở những nơi có nhiều bụi
thỉnh thoảng làm vệ sinh nơi ở
nơi làm việc phải có đủ nắng , gió và không ẩm thấp
hạn chế khạc nhổ bừa bãi
không hút thuốc là nhất là nơi công cộng
hạn chế sử dụng các thiết bị có thải chất độc hại
a) 1, 2, 3, 4, 6
b) 1, 2, 4, 6, 7
c) 1, 4, 5, 6, 7
d) 1, 3, 4, 5, 7
đáp án: b
Chương V: Tiêu hóa
Bài 24; Tiêu hóa
Câu 1: Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như thế nào? nêu đặc điểm của mỗi nhóm ?
* Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học :
- Chất hữu cơ: Gluxit, lipit, prôtêin, vitamin, axit nuclêic
- Các chất vô cơ: muối khoáng, nước
* Căn cứ vào hoạt động biến đổi qua hoạt động tiêu hóa
- Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: Gluxit, lipit, prôtêin, axit nuclêic
- Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: vitamin, muối khoáng, nước
Câu 2: Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người?
- là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể người và thải bỏ các chất bã trong thức ăn
Câu 3: Hệ tiêu hóa gồm: ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa
ống tiêu hóa
Các tuyến tiêu hóa
khoang miệng( răng , lưỡi)
hầu
thực quản
dạ dày
ruột non
ruột già
hậu môn
tuyến nước bọt
tuyến gan
tuyến tụy
tuyến vị
tuyến ruột
Bài 25: Tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng
Câu 1: Thực chất của biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là gì?
- Thực chất sự biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là sự cắt nhỏ, nghiền cho mềm nhuyễn và đảo trộn cho thức ăn thấm đẫm nước bọt
Câu 2: Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại thức ăn nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ?
- Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì những chất trong thức ăn vẫn cần tiêu hóa tiếp: Gluxit, lipit, prôtêin ( thức ăn gluxit mới chỉ được tiêu hóa 1 phần)
Chương IX: Thần kinh và giác quan
Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh
Câu 1: Đánh dấu + vào ô Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Chức năng của nơron là:
a) Dẫn truyền xung thần kinh
b) Hưng phấn và dẫn truyền
c) Là trung tâm điều khiển các phản xạ
d) Cả b và c
đáp án: b
Câu 2: Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ.
* Sơ đồ các bộ phận thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng được trình bày như sau:
Não ( chất xám, chất trắng)
Bộ phận trung ương
Tủy sống ( chất trắng, chất xám)
Hệ thần kinh
Dây thần kinh
Bộ phận ngoại biên
Hạch thần kinh
Câu 3: Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động với phân hệ thần kinh dinh dưỡng
Phân hệ thần kinh
chức năng
phân hệ thần kinh vận động
Điều khiển hoạt động cơ xương
phân hệ thần kinh dinh dưỡng
Điều hòa hoạt động các cơ quan nội tạng
Câu 4: Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron
* Cấu tạo: Mỗi nơron gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. Sợi trục thường có bao miêlin. Tận cùng sợi trục có các Cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với nơron khác hoặc với cơ quan trả lời
* Chức năng: Nơron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
Bài 44: Tìm hiểu chức năng của tủy sống
Câu 1: Nêu cấu tạo và chức năng của tủy sống
* Cấu tạo: Tủy sống được bảo vệ trong cột sống từ đốt sống cổ I đến đốt sống thắt lưng II dài khoảng 50 cm, có phình cổ và phình thắt lưng
Tủy sống được bọc trong lớp màng tủy( màng cứng, màng nhện, màng nuôi ). Tủy sống gồm chất xám ở giữa và bao quanhh bởi chất trắng.
* Chức năng:
- Chất xám là căn cứ( trung khu) của các phản xạ không điều kiện
- Chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với não bộ
Bài 45: Dây thần kinh tủy
Câu 1: Đánh dấu + vào ô Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Chức năng của rễ tủy là:
a) Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ ttrung ương đi ra cơ quan đáp ứng
b) Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.
c) Thực hiện chọn vẹn các cung phản xạ
d) Cả a và b
2. Nói dây thần kinh tủy là dây pha là vi:
a) Dây thần kinh tủy bao gồm bó sợi cảm giác và bó sợi vận động
b) Rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động
c) Có đầy đủ thành phần của một cung phản xạ
d) Cả a và b
đáp án: 1d; 2d
Bài 46: Trụ não, Tiểu não, não trung gian
Câu 1: Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng Trụ não, Tiểu não, não trung gian
Các bộ phận
Đặc điểm
Trụ não
Não trung gian
Tiểu não
Cấu tạo
Gồm: hành tủy, cầu não và não giữa
- Chất trắng bao ngoài
- Chất xám là các nhân xám
- Gồm đồi thị và vùng dưới đồi thị
- Đồi thị và các nhân xám vùng dưới đồi là chất xám
- Vỏ chất xám nằm ngoài
- Chất trắng là các đường dẫn truyền liên hệ giữa tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh
Chức năng
- Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng: tuần hoàn tiêu hóa hô hấp
- Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt
- Điều hòa và phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể
Câu 2: Hoàn thành bài tập sau
- Trụ não tiếp liền với tủy sống ở phía dưới. Nằm giữa trụ não và đại não là…………Trụ não gồm:……….,…….......và………..Não giữa gồm …………ở mặt trước và ……………ở mặt sau.
Phía sau là trụ não……………..
Câu 3: Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi
- Người say rượu chân nam đá chân chiêu là do rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua cúc xináp giữa các tế bào có liên quan đế tiểu não, Tiểu não không điều khiển được các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể một cách chính xác, nên người say rượu bước đi không vững.
Bài 47: Đại não
Câu 1: Nêu rõ đặc điêm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa người so với động khác trong lớp thú
- Đặc điểm cấu tạo và chức năng của não người tiến hóa hơn so với các động vật khác thuộc lớp thú thể hiện:
+ Khối lượng não so với cơ thể người lớn hơn các động vật khác thuộc lớp thú
+ Vỏ não có nhiều khe rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron ( khối lượng chất xám lớn)
+ ở người ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ ( nói,viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết)
Câu 2: Mô tả cấu tạo trong của đại não.
- Đại não ở người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa
Bề mặt của đại não được phủ lấp bởi một lớp chất xám làm thành vỏ não. Bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp, đó là các ……..và…….làm tăng diện tích bề mặt vỏ não ( nơi chứa thân của các nơron) lên tới 2300 - 2500cm2. Hơn 2/3 bệ mặt của não nằm trong các khe và rãnh. Vỏ não chỉ dày khoảng 2-3 mm, gồm 6 lớp , chủ yếu là các tế bào hình tháp.
Các rãnh chia mỗi nửa đại não thành các thùy. Rãnh đỉnh ngăn cách thùy………và thùy……...
Rãnh thái dương ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh với ………………….Trong các thùy, các khe đã tạo thành các hồi hay khúc cuộn não.
Dưới vỏ não là………………, trong đó có chứa các nhân nền ( nhân dưới vỏ )
Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng của vỏ não và nối 2 nửa đại não với nhau. Ngoài ra, còn có các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não với phần dưới của não và với tủy sống
Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng
Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác
Câu 1: Đánh dấu + vào Ê chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. ảnh của vật hiện trên điểm vàng thì nhìn rõ nhất là vì:
a) ở điềm vàng mỗi chi tiết của ảnh được một tế bào nón tiếp nhận
b) ảnh của vật ở điềm vàng được truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ
c) ảnh của vật được truyền về não nhiều lần
d) Cả a và b
2. Chức năng của thể thủy tinh là:
a) Điều tiết để ảnh vật rơi đúng trên màng lưới
b) Cho ánh sáng phản chiếu từ vật đi qua
c) Tham gia dẫn truyền các luồng thần kinh từ mắt về não bộ
d) Cả a, b và c.
đáp án: 1d; 2a
Câu2: Mô tả cấu tạo của cầu mắt nói chung và màng lười nói riêng
- SGK / 156
Câu 3: Hãy quan sát đồng từ của bạn em khi dọi và không dọi đèn pin vào mắt
- Sau khi dọi đèn pin vào mắt, động tử co hẹp lại, nhỏ hơn đồng tử trước khi dọi đèn. Đó là phản xạ đồng tử. Vì khi ánh sáng quá mạnh , lượng ánh sáng quá nhiều sẽ làm lóa mắt. Ngược lại, nếu từ sáng vào tối thì đồng tử dãn rộng để có đủ năng lượng ánh sáng mới có thể nhìn rõ vật. Sự co và dãn của đồng tử là nhằm điều tiết ánh sáng tác dụng lên màng lưới
Bài 49: Vệ sinh mắt
Câu1: Đánh dấu + vào Ê chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
a) Người cận thị phải đeo kính mặt lồi
b) Người cận thị phải đeo kính mặt lõm
c) Người viễn thị phải đeo kính mặt lồi
d) Người viễn thị phải đeo kính mặt lõm
Câu 2: Đánh dấu + vào Ê chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Nguyên nhân dẫn đến cận thị là
a) Do cầu mắt dài bẩm sinh
b) Do không giữ vệ sinh khi đọc( đọc quá gần)
c) Nằm đọc sách ( Khoảng cách giữa mắt và sách không ổn định)
d) Cả a ,b và c
File đính kèm:
- DE CUONG 8.doc