Giáo án Sinh học 8 tiết 17 đến 20

Tiết 17: TIM VÀ MẠCH MÁU

A. MỤC TIÊU.

- HS xác định trên tranh hay mô hình cấu tạo ngoài và trong của tim.

- Phân biệt được các loại mạch mạch máu.

- Trình bày được đặc điểm của các pha trong chu kì co giãn tim.

- Rèn kĩ năng tư duy, dự đoán, tổng hợp kiến thức.

B. CHUẨN BỊ.

- Tranh phóng to các hình 17.1; 17.2.

- Mô hình động cấu tạo tim người.

- Bảng phụ: kẻ sẵn bảng 17.1.

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3272 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 tiết 17 đến 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 17: TIM VÀ MẠCH MÁU A. MỤC TIÊU. - HS xác định trên tranh hay mô hình cấu tạo ngoài và trong của tim. - Phân biệt được các loại mạch mạch máu. - Trình bày được đặc điểm của các pha trong chu kì co giãn tim. - Rèn kĩ năng tư duy, dự đoán, tổng hợp kiến thức. B. CHUẨN BỊ. - Tranh phóng to các hình 17.1; 17.2. - Mô hình động cấu tạo tim người. - Bảng phụ: kẻ sẵn bảng 17.1. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh: 8A:.....................; 8B:............................; 2. Kiểm tra bài cũ - Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Vai trò của tim trong hệ tuần hoàn máu. - Hệ tuần hoàn bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào? Vai trò? 3. Bài mới VB: ? Tim có cấu tạo như thế nào để thực hiện tốt vai trò ‘bơm” tạo lực đẩy máu đi trong hệ tuần hoàn của mình. Hoạt động 1: Cấu tạo tim Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS nghiên cứu H 17.1 SGK kết hợp với kiến thức đã học lớp 7 và trả lời câu hỏi : - Xác định vị trí hình dạng cấu tạo ngoài của tim ? - GV bổ sung cấu tạo màng tim. - Cho HS quan sát H 16.1 hoặc mô hình cấu tạo trong của tim để + Xác định các ngăn tim - Dựa vào kiến thức cũ và quan sát H 16.1 + H 17.1 điền vào bảng 17.1 ? - GV treo bảng 17.1 kẻ sẵn để HS lên bảng hoàn thành. - GV cho HS quan sát mô hình cấu tạo trong của tim để kiểm chứng. -Hướng dẫn HS căn cứ vào chiều dài quãng đường mà máu bơm qua, dự đoán ngăn tim nào có thành cơ tim dày nhất và ngăn nào có thành cơ mỏng nhất. - GV cho HS quan sát mô hình cấu tạo trong của tim để kiểm chứng xem dự đoán của mình đúng hay sai. - HS quan sát các van tim. - HS nghiên cứu tranh, quan sát mô hình cùng với kiến thúc cũ đã học lớp 7 để tìm hiểu cấu tạo ngoài của tim. - 1 HS lên trình bày trên tranh và mô hình. - Quan sát H 16.1 + 17.1 ; trao đổi nhóm để hoàn thành bảng. Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét. - HS dự đoán, thống nhất đáp án. - HS trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Rút ra kết luận. - HS quan sát. Đáp án bảng 17.1 ; Nơi máu được bơm tới từ các ngăn tim Các ngăn tim co Nơi máu được bơm tới Tâm nhĩ trái co Tâm thất trái Tâm nhĩ phải co Tâm thất phải Tâm thất trái co Vòng tuần hoàn nhỏ Tâm thất phải co Vòng tuân hoàn lớn Kết luận: 1. Cấu tạo ngoài - Vị trí, hình dạng - Màng tim : bao bọc bên ngoài tim (mô liên kết), mặt trong tiết dịch giúp tim co bóp dễ dàng. - Động mạch vành và tĩnh mạch vành làm nhiệm vụ dẫn máu nuôi tim. 2. Cấu tạo trong - Tim có 4 ngăn - Thành cơ tâm thất dày hơn cơ tâm nhĩ. Cơ tâm thất trái dày hơn cơ tâm thất phải. - Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất. Giữa tâm thất và động mạch có van thất động (van tổ chim) giúp máu lưu thông theo một chiều. Hoạt động 2: Cấu tạo mạch máu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS quan sát H 17.2 và cho biết : - Có những loại mạch máu nào ? - So sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa các loại mạch máu. Giải thích sự khác nhau đó ? - Hoàn thành phiếu học tập. - GV cho HS đối chiếu kết quả với H 17.2 để hoàn thành kết quả đúng vào bảng. - Mỗi HS thu nhận thông tin qua H 17.2 SGK để trả lời câu hỏi : - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, điền vào bảng. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: - Có 3 loại mạch máu là : động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. - Sự khác biệt giữa các loại mạch : Các loại mạch Sự khác biệt về cấu tạo Giải thích Động mạch - Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch. - Lòng hẹp hơn tĩnh mạch. - Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim tới các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn. Tĩnh mạch - Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch. - Lòng rộng hơn của động mạch. - Có van 1 chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực. - Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ. Mao mạch - Nhỏ và phân nhánh nhiều. - Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì. - Lòng hẹp. - Thích hợp với chức năng toả rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với các tế bào. Hoạt động 3: Chu kì co dãn của tim Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS quan sát H 17.3 SGK và trả lời câu hỏi : - Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài bao nhiêu giây ? Gồm mấy pha ? - Thời gian làm việc là bao nhiêu giây ? Nghỉ bao nhiêu giây ? - Tim nghỉ ngơi hoàn toàn bao nhiêu giây ? - Thử tính xem mỗi phút diễn ra bao nhiêu chu kì co dãn tim ? - Cá nhân HS nghiên cứu H 17.3, trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. - HS đọc kết luận SGK. Kết luận: - Chu kì co dãn tim gồm 3 pha, kéo dài 0,8 s + Pha co tâm nhĩ : 0,1s. + Pha co tâm thất : 0,3s. + Pha dãn chung : 0,4s. - 1 phút diễn ra 75 chu kì co dãn tim (nhịp tim). 4. Kiểm tra đánh giá GV dùng H 17.4 yêu cầu HS điền chú thích. 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và trả lời câu hỏi 1 SGK. - Làm bài tập 2, 3, 4 vào vở bài tập. - Ôn tập 3 chương chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. Soạn ngày : Dạy ngày : Tiết 18 KIỂM TRA MỘT TIẾT A. MỤC TIÊU. - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS từ chương I đến chương III nhằm phát hiện ra những mặt đạt và chưa đạt của HS, tìm hiểu nguyên nhân để đề ra phương án giải quyết giúp HS học tốt. - Phát huy tính tự giác, tích cực của HS. B. CHUẨN BỊ. - Tranh phóng hình 16-1 sgk-51 không chú thích. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh: 8A:.....................; 8B:............................; 2. Kiểm tra: I. ĐỀ BÀI: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1.(1,25đ): Hãy sắp xếp các bào quan tương ứng với các chức năng bằng cách ghép chữ (a, b, c...) với số (1, 2, 3,...) vào ô kết quả ở bảng sao cho phù hợp. Chức năng Bào quan Kết quả 1. Nơi tổng hợp prôtêin 2. Vận chuyển các chất trong tế bào. 3. Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng. 4. Cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin. 5. Thu nhận, tích trữ, phân phối sản phẩm trong hoạt động sống của tế bào. a. Lưới nội chất b. Ti thể c. Ribôxôm d. Bộ máy Gôngi e. NST 1- 2- 3- 4- 5- 2.(0,75đ): Nơron thần kinh nào dẫn truyền về tuỷ sống các xung động khi da bị bỏng: a. Nơron hướng tâm b. Nơron li tâm c. Nơron trung gian d. Cả 3 nơron trên. 3.(1,25đ): Trong thành phần xương ở người còn trẻ thì chất hữu cơ (cốt giao) chiếm tỉ lệ nào (1/2 ; 1/3 ; 1/4 ; 1/5 ; tỉ lệ cao hơn) Điều đó giúp xương có tính chất gì ? 4.(1,0đ): Khi cơ làm việc nhiều, nguyên nhân gây mỏi cơ chủ yếu là : a. Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều glucôzơ. b. Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều O2. c. Các tế bào cơ thải ra nhiều CO2. d. Thiếu O2 cùng với sự tích tụ axit lăctic gây đầu độc cơ. B. CÂU HỎI TỰ LUẬN 1.(2,75đ): Mô tả thành phần cấu tạo hệ tuần hoàn ( tim và hệ mạch) hình 16-1 (SGK-51) : 2.(1,0đ): Giải thích vì sao tim hoạt động cả đời không mệt mỏi ? 3.(2,0đ): Máu có tính chất bảo vệ cơ thể như thế nào ? II. ĐÁP ÁN A. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1(1,25 đ). 1-c 2-a 3-b 4-e 5-d (Mỗi ý đúng 0,25 điểm.) 2.(0,75đ): a 3( 1,25đ):  Tỉ lệ cao hơn, vì vậy xương trẻ em có tính đàn hồi cao hơn xương người lớn. 4. (1 đ): d B. PHẦN TỰ LUẬN 1.(2,75đ); 1- Động mạch chủ 7- Tâm thất phải 2- động mạch phổi 8- Van nhĩ thất 3- Tĩnh mạch phổi 9- Van thất động 4- Tâm nhĩ trái 10- Tâm nhĩ phải 5- Tâm thất trái 11- Tĩnh mạch chủ trên 6- Tĩnh mạch chủ dưới ( Mỗi chú thích đúng : 0,25 điểm) 2. (1,0đ): Tim hoạt động cả đời không mệt mỏi vì : Mỗi chu kì co dãn tim chiếm 0,8s trong đó tâm nhĩ co 0,1s ghỉ 0,7s. Tâm thất co 0,3s nghỉ 0,5s đủ cho tim phục hồi hoàn toàn. (1 đ) 3.(2,0đ): Máu có tính chất bảo vệ cơ thể là : - Trong máu có bạch cầu có khả năng tiêu diệt vi khuẩn bằng thực bào và tiết ra chất kháng độc (kháng thể). (1 đ). - Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể chống mất máu khi bị thương (1 đ). Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 19: VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN A. MỤC TIÊU. - HS trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch. - Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch. - Có ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện hệ tim mạch. B. CHUẨN BỊ. - Tranh phóng to các hình 18.1; 18.2. - Băng hình về các hoạt động trên (nếu có). - Máy chiếu; phòng học bộ môn Sinh Học. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh: 8A:.....................; 8B:............................; 2. Kiểm tra: Câu hỏi SGK. 3. Bài mới VB: Các thành phần cấu tạo của tim đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để giúp máu tuần hoàn liên tục trong hệ tim mạch. Hoạt động 1: Sự vận chuyển máu qua hệ mạch Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin , quan sát H 18.1 ; 18.2 SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi : - Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu ? Cụ thể như thế nào ? - Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển về tim là nhờ tác động chủ yếu nào ? - GV cho HS quan sát H 18.1 thấy huyết áp có trị số giảm dần từ động mạch, tới mao mạch sau đó tới tĩnh mạch . - Cho HS quan sát H 18.2 thấy vai trò của cơ bắp và van tĩnh mạch trong sự vận chuyển máu ở tĩnh mạch. - GV giới thiệu thêm về vận tốc máu trong mạch. - Cá nhân tự nghiên cứu thông tin, quan sát tranh, thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Kết luận: - Lực chủ yếu giúp máu vận chuyển liên tục và theo một chiều nhờ các yếu tố sau : + Sự phối hợp hoạt động các thành phần cấu tạo (các ngăn tim và van làm cho máu bơm theo 1 chiều từ tâm nhĩ tới tâm thất, từ tâm thất tới động mạch). + Lực đẩy của tâm thất tạo ra 1 áp lực trong mạch gọi là huyết áp. Sự chênh lệch huyết áp cũng giúp máu vận chuyển trong mạch. + Sự co dãn của động mạch. + Sự vận chuyển máu qua tim về tim nhờ hỗ trợ của các cơ bắp co bóp quanh thành tĩnh mạch, sứchút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra. + Với các tĩnh mạch mà máu chảy ngược chiều trọng lực còn có sự hỗ trợ của van tĩnh mạch giúp máu không bị chảy ngược. - Máu chảy trong mạch với vận tốc khác nhau. Hoạt động 2: Vệ sinh tim mạch Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi : - Hãy chỉ ra các tác nhân gây hại cho hệ tim, mạch ? - Nêu các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch ? - Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 18 giải thích câu hỏi : - Câu 2 (60) - Nêu các biện pháp rèn luyện tim mạch ? - GV liên hệ bản thân HS đề ra kế hoạch luyện tập TDTT. - Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và nêu được : + Các tác nhân : khuyết tật về tim mạch, sốt cao, mất nhiều nước, sử dụng chất kích thích, nhiễm virut, vi khuẩn, thức ăn.... + Biện pháp. - Nêu kết luận. - HS nghiên cứu bảng, trao đổi nhóm nêu được : + Vận động viên luyện tập TDTT có cơ tim phát triển, sức co cơ lớn, đẩy nhiều máu (hiệu xuất làm việc của tim cao hơn). - Nêu kết luận. Kết luận: 1. Biện pháp phòng tránh các tác nhân có hại cho tim mạch - Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn. + Không sử dụng các chất kích thích có hại : rượu, thuốc lá, hêrôin... + Cần kiểm tra sức khoẻ định kì hàng năm để phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch để điều trị kịp thời. + Khi bị sốc, hoặc tress cần điều chỉnh cơ thể theo lời bác sĩ. + Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch : thương hàn, bạch cầu, .. và điều trị kịp thời các chứng bệnh như cúm cúm, thấp khớp... + Hạn chế ăn thức ăn hại cho tim mạch như : mỡ động vật... 2. Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch - Tập TDTT thường xuyên, đều đặn vừa sức kết hợp với xoa bóp ngoài da. 4. Kiểm tra đánh giá - HS trả lời câu 1, 4 SGK. 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 3, 4 SGK. - Làm bài tập 2 : Chỉ số nhịp tim/ phút của các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm. Trạng thái Nhịp tim (Số lần/ phút) ý nghĩa Lúc nghỉ ngơi 40-60 - Tim được nghỉ ngơi nhiều hơn. - Khả năng tăng năng suất của tim cao hơn. Lúc hoạt động gắng sức 180-240 - Khả năng hoạt động của cơ thể tăng lên. Giải thích : ở các vận động viên lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/ phút nhỏ hơn người bình thường. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ O2 cho cơ thể vì mỗi lần đập tim bơm để được nhiều máu hơn, nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn. - Đọc mục :  Em có biết  - Chuẩn bị thực hành theo nhóm theo bài 19 (SGK). Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 20: THỰC HÀNH SƠ CỨU CẦM MÁU A. MỤC TIÊU. - HS phân biệt vết thương làm tổn thương tĩnh mạch, động mạch hay mao mạch. - Rèn kĩ năng băng bó vết thương. Biết cách làm garô và nắm được những qui định khi đặt garô. B. CHUẨN BỊ. - GV: Chuẩn bị 1 cuộn băng, 2 miếng gạc, 1 cuộn bông, dây cao su hoặc dây vải, 1 miếng vải mềm (10x30cm). - HS : Chuẩn bị theo nhóm (1 bàn) như của GV. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Tổ chức Kiểm tra sĩ số học sinh: 8A:.....................; 8B:............................; 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và kiểm tra bài cũ (câu 1, 4 SGK). 3. Bài mới VB: Cơ thể người trung bình có mấy lít máu? - Máu có vai trò gì với hoạt động sống của cơ thể? - GV: Nếu mát 1/2 lượng máu cơ thể thì cơ thể sẽ chết vì vậy khi bị thương chảy máu cần được sử lí kịp thời và đúng cách. Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dạng chảy máu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, thảo luận để hoàn thành bảng : - HS tự xử lí, liên hệ thực tế, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng. Tiểu kết : Các dạng chảy máu Biểu hiện 1. Chảy máu mao mạch - Máu chảy ít, chậm. 2. Chảy máu tĩnh mạch - Máu chảy nhiều hơn, nhanh hơn. 3. Chảy máu động mạch - Máu chảy nhiều, mạnh, thành tia. Hoạt động 2: Tập băng bó vết thương Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Khi bị chảy máu ở lòng bàn tay thì băng bó như thế nào ? - GV lưu ý HS 1 số điểm, yêu cầu các nhóm tiến hành. - GV kiểm tra mẫu băng của các tổ : yêu cầu mẫu băng phải đủ các bước, gọn, đẹp, không quá chặt, không quá lỏng. - Khi bị chảy máu ở động mạch, cần tiến hành như thế nào ? - Lưu ý HS về vị trí dây garô cách vết thương không quá gần (> 5cm), không quá xa. - Yêu cầu các nhóm tiến hành. - GV kiểm tra, đánh giá mẫu. + Mẫu băng phải đủ các bước, gọn, đẹp không quá chăt hay quá lỏng. + Vị trí dây garô. - Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK. - 1 HS trình bày cách băng bó vết thương ở lòng bàn tay như thông tin SGK : 4 bước. - Mỗi nhóm tiến hành thực hành dưới sự điều khiển của tổ trưởng. - Mỗi tổ chọn người mẫu băng tốt nhất. Đại diện nhóm trình bày thao tác và mẫu. - Các nhóm nghiên cứu cách băng bó SGK + H 19.1. - 1 HS trình bày các bước tiến hành, - Các nhóm tiến hành dưới dự điều khiển của tổ trưởng. - Mỗi tổ chọn một mẫu băng tốt nhất. Đại diện nhóm trình bày thao tác và mẫu. Kết luận: 1. Băng bó vết thương ở lòng bàn tay (chảy máu tĩnh mạch và mao mạch). - Các bước tiến hành SGK. + Lưu ý : Sau khi băng nếu vết thương vẫn chảy máu, phải đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện. 2. Băng bó vết thưởng cổ tay (chảy máu động mạch) - Các bước tiến hành SGK. + Lưu ý : + Vết thương chảy máu ở động mạch (tay chân) mới được buộc garô. + Cứ 15 phút nới dây garô 1 lần và buộc lại. + Vết thương ở vị trí khác chỉ ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía trên. Hoạt động 3: Thu hoạch - GV yêu cầu mỗi HS về nhà tự viết báo cáo thực hành theo SGK. - GV căn cứ vào đáp án + sự chuẩn bị + thái độ học tập của HS để đánh giá, cho điểm. 4. Kiểm tra đánh giá; - GV nhận xét chung về : phần chuẩn bị của HS, ý thức học tập, kết quả; 5. Hướng dẫn về nhà Hoàn thành báo cáo thu hoạch.

File đính kèm:

  • docSINH HOC 8 20132014(1).doc