1-Nền kinh tế – xã hội phát triển theo xu hướng liên kết toàn cầu:
-Xuất hiện xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới
-Các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có mối quan hệ hinh tế xã hội ngày mật thiết hơn.
2-Nền KTXH nước ta đang vào giai đoạn phát triển có tính chất bước ngoặt:
2.1-Nền kinh tế xã hội phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc: Sau tháng 4/1975 đất nước thống nhất nhiệm vụ hàng đầu là:
-Dân chủ hoá đời sống kinh tế xã hội
-Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
-Tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới
2.2-Công cuộc đổi mới đã thu được những kết quả tốt đẹp:
-Tăng trưởng kinh tế nhanh
-Sản lượng lương thực liên tục tăng
3-KT-XH đang đứng trước những thách thức gay gắt:
-Điểm xuất phát nền kinh tế thấp
-Hậu quả của chiến tranh
-Cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
4-Con đường phát triển KT-XH đã mở, cần phải có những giải pháp đúng đắn, kết hợp nguồn lực cả dân tộc và thời đại cho chiến lược phát triển.
22 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập tuyển sinh môn: Địa lí lớp 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TUYỂN SINH
MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 12
HỆ: VỪA HỌC VỪA LÀM
BIÊN SOẠN: THẦY THÁI CHÍ BÌNH
PHẢN BIỆN: CÔ LƯƠNG QUỲNH HOA
THẦY LÊ VĂN DŨNG
Phần1: KHÁI QUÁT
1-Nền kinh tế – xã hội phát triển theo xu hướng liên kết toàn cầu:
-Xuất hiện xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới
-Các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có mối quan hệ hinh tế xã hội ngày mật thiết hơn.
2-Nền KTXH nước ta đang vào giai đoạn phát triển có tính chất bước ngoặt:
2.1-Nền kinh tế xã hội phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc: Sau tháng 4/1975 đất nước thống nhất nhiệm vụ hàng đầu là:
-Dân chủ hoá đời sống kinh tế xã hội
-Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
-Tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới
2.2-Công cuộc đổi mới đã thu được những kết quả tốt đẹp:
-Tăng trưởng kinh tế nhanh
-Sản lượng lương thực liên tục tăng
3-KT-XH đang đứng trước những thách thức gay gắt:
-Điểm xuất phát nền kinh tế thấp
-Hậu quả của chiến tranh
-Cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
4-Con đường phát triển KT-XH đã mở, cần phải có những giải pháp đúng đắn, kết hợp nguồn lực cả dân tộc và thời đại cho chiến lược phát triển.
Phần 2 :CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KT-XH
1-Vị trí địa lí và Tài nguyên thiên nhiên:
1.1-Vị trí địa lí:
-Khu vực nhiệt đới gió mùa
-Thuộc bán đảo Đông Dương
-Khu vực có nền kinh tế sôi động của thế giới.
1.2-Tài nguyên thiên nhiên:
-Đa dạng về tài nguyên thiên nhiên:Đất, Khí hậu, Nước, Sinh vật, Khoáng sản
-Tài nguyên bị khai thác không hợp lý
-Cần phải sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên.
2-Dân cư và nguồn lao động:
2.1-Nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
2.2-Dân số nước ta tăng nhanh.
2.3- Dân số nước ta thuộc loại trẻ: Lực lượng lao động trẻ chiếm 50%
2.4-Dân cư và nguồn lao động nước ta phân bố không đều
2.5-Cần giảm bớt gánh nặng dân số, có chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1:Hãy nêu hậu quả của sự tăng nhanh dân số ở nước ta.
Câu 2:Một nước có cấu trúc dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế xã hội? Liên hệ với nước ta.
Phần 3:ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KT-XH và CƠ SỞ VC- KT
1-Đường lối phát triển kinh tế xã hội:
1.1-Đổi mới KT-XH một cách toàn diện: Xoá cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp.
1.2-Chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2020: Giải quyết những vấn đề KT-XH cấp bách: Ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành một nước công nghiệp phát triển.
1.3-Nhiều chính sách cụ thể được ban hành: Vấn đề vốn, Chính sách mở cửa và Luật đầu tự ra đời, thị trường hàng hoá.
2-Cơ sở vật chất kỹ thuật:
2.1-Từng bước được hình thành:
-Các ngành :nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
-Lãnh thổ: Hình thành các Trung tâm công nghiệp
2.2-Tuy nhiên cơ sở vật chất KT chưa đủ mạnh:Cơ sở mới xây dựng, kết cấu hạ tầng, phân bố chưa đồng bộ...
2.3-Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1:Tại sao nói hệ thống chính sách là đòn bẩy cho việc phát triển kinh tế xã hội ở nước ta?
Câu 2:Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho nền kinh tế xã hội của nước ta cần được xây dựng theo phương hướng nào? Tại sao?
Phần 4: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KT-XH
1-Phát triển xã hội
1.1-Lao động và việc làm
11.1-Nguồn lao động:
Mặt mạnh: Dồi dào, cần cù khéo tay, chất lượng lao động ngày càng
cao...
Hạn chế: Thiếu tác phong công nghiệp, kĩ thuật, tay nghề chưa cao, tập
trung chủ yếu ở vùng đồng bằng trong khi đó miền núi và trung du giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động.
11.2-Vấn đề sử dụng lao động:
-Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân đã thay đổi.
-Lao động trong các thành phần kinh tế cũng có những thay đổi: Quốc doanh và ngoài quốc doanh.
11.3-Vấn đề việc làm:
-Việc làm là một vấn đề KT-XH đang gay gắt:Thiếu việc làm, thất nghiệp...
-Vấn đề việc làm đã và đang giải quyết theo hướng:Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng, đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình và đa dạng hoá các hoạt động nông thôn, phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ...
-Đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề...
Giải quyết việc làm và sử dụng hợp lý sức lao động có ý nghĩa rất lớn.
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1:Những mặt mạnh mặt yếu của nguồn lao động nước ta.
Câu 2:Hãy nêu phương hướng giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí sức lao động ở nước ta.
Phần 5: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VĂN HOÁ và Y TẾ
Có ý nghĩa to lớn, góp phần đẩy mạnh tiến bộ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, hình thành con người mới
1-Nền giáo dục VIỆT NAM đa dạng, ngày càng hoàn chỉnh góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển KT-XH
-Giáo dục là quốc sách
-Hệ thống giáo dục ngày càng hoàn chỉnh
-Hình thức tổ chức giáo dục cũng đa dạng
-Thành tựu đạt được là to lớn
2-Nền văn hoá đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.
-Có nền văn hiến lâu đời
-Xây dựng nền văn hoá mới vừa mang tính dân tộc vừa mang tính thời đại.
-Mạng lưới các cơ sở dịch vụ văn hoá được hình thành và phát triển.
3-Nền Y tế ngày càng hoàn thiện: Là một trong những nét ưu việt của chế độ ta.
-Mạng lưới dịch vụ y tế phát triển rộng khắp.
-Việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được chú trọng.
-Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
-Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường.
5-Những khó khăn và các vấn đề cần giải quyết:
-Tình trạng xuống cấp của cơ sở hạ tầng kĩ thuật của ngành Giáo dục Văn hoá Y tế.
-Chất lượng phục vụ đang được đặt ra.
-Vấn đề phổ cập và tái mù chữ.
-Sự bùng nổ thông tin và văn hoá du lịch: Ô nhiễm xã hội, văn hoá lại căn...
-Việc bảo vệ, gìn giữ thuần phong mỹ tục, tôn tạo các di tích lịch sử...
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1:Chứng minh rằng hệ thống giáo dục nước ta đa dạng và khá hoàn chỉnh.
Câu 2:Những vấn đề nào đang đặt ra đối với sự phát triển y tế và nền văn hoá nước ta.
Phần 6: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ
1-Công cuộc đổi mới đã đưa nước ta từng bước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KT-XH kéo dài.
-Đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp lại chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh
-Công cuộc đổi mới sau ĐH Đảng lần VI(1986) đã đưa nước ta tùng bước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KT-XH
-Còn nhiều khó khăn thử thách: Cơ cấu kinh tế chậm đổi mới, tốc độ tăng trưởng còn chậm, chưa vững chắc. Đời sống một bộ phận còn khó khăn. Sự phân hoá giàu nghèo đang có xu thế tăng.
2-Sự chguyển dịch cơ cấu theo ngành:
-Có 2 xu hướng chuyển dịch: Chuyển dịch từ khu vực vật chất sang khu vực dịch vụ và chuyển dịch trong nội bộ khu vực sản xuất vật chất.
-Chúng ta có thể thực hiện cùng một lức hai bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên.
-Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế thể hiện khá rõ:
+Trong công nghiệp:Từ công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm sang các ngành đòi hỏi hàm lượng kĩ thuật cao( điện, điện tử...)
+Trong nông nghiệp:Lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản...
+Các ngành thuộc kết cấu hạ tầng:Bưu điện, thông tin liên lạc.
3-Sự chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ.
3.1-Nền kinh tế đang chuyển dịch tương ứng với sự chuyển dịch ngành
-Ngành chuyên hoá trong nông nghiệp, phát triển theo chiều sâu trong công nghiệp
-Phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, các trung tâm công nghiệp mới...
-Các vùng kinh tế phát triển năng động.: Có 3 vùng kinh tế trọng điểm ở ba miền cũng là vùng trọng điểm đầu tư, ưu tiên phát triển, có tầm chiến lược quan trọng, đạt hiệu quả cao về KT-XH.
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1:Hãy trình bày những nét chính về chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ kinh tế nước ta trong thời gian vừa qua.
Câu 2:Những thành tựu và những thách thức trong quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta.
Phần 7: SỬ DỤNG VỐN ĐẤT
1-Vốn đất đai:
-Là tài nguyên qúy, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phân bố dân cư
-Tài nguyên đất đai đã bị thoái hoá một phần.
-Bình quân đầu người thấp(0,4 ha/ng) 1/6 thế giới, còn hoang hoá.
-Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp
-Vốn đất mỗi vùng khác nhau, cần có chính sách thích hợp trong việc sử dụng và bảo vệ có hiệu quả vốn đất đai.
2-Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp: Có 4 loại chính: Đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ chăn nuôi, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
-Ở vùng đồng bằng: phát triển nông nghiệp, cây hằng năm: ĐB sông hồng, ĐB sông Cửu Long, Duyên hải Miền Trung.
-Ở Trung du Miền Núi:Rừng, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1:Hãy nêu các vấn đề cần giải quyết việc sử dụng hợp lí hơn nguồn tài nguyên đất nông nghiệp ở nước ta.
Phần 8: VẤN ĐỀ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
Một trong những mối quan tâm lớn của nhà nước và nhân dân ta
bởi dân ta đông: An ninh lương, Cải thiện cơ cấu bữa ăn, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu.
1-Hiện trạng sản xuất lương thực thực phẩm:
1.1-Lương thực:
-Diện tích, Mùa vụ, thâm canh, năng suất, sản lượng
-Những khó khăn: Thiếu vốn, Vật tư nông nghiệp, công nghệ sản xuất, thu hoạch, bảo quản chế biến
1.2-Phát triển chăn nuôi:
-Đang phát triển ngày càng đa dạng hơn, tăng tỷ trọng các sản phẩm không qua giết mổ..
-Ngành chăn nuôi của ta còn phát triển quảng canh, Con giống còn thấp, chất lượng chưa cao, thức ăn, dịch vụ thú y còn hạn chế. Hiệu quả còn thấp
+Đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản: Điều kiện thiên nhiên thuận lợi với 4 ngư trường trọng điểm.
+Ven bờ biển có nhiều bãi triều
+Khai thác, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản
+Đang được đẩy mạnh phát triển theo hướng hiện đại
-Việc sản xuất các loại thực phẩm khác đang được khuyến khích:Mô hình kinh tế vườn VAC, RVAC...
2-Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm:
-Đồng bằng sông Cửu Long:Trọng điểm lương thực thực phẩm số một: 50% sản lượng cả nước, trồng lúa cây ăn quả, lợn gia cầm, vịt, cây ăn quả; gần các ngư trường trọng điểm, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản lớn(50%).
-Đồng bằng sông Hồng : Vùng trọng điểm số 2, trình độ thâm canh rất cao, năng suất lúa cao nhất, cung cấp 20% sản lượng, sản xuất lúa rau quả, lợn, gia cầm, cá, đặc biệt rau quả vụ đông( cận nhiệt và ôn đới)
-Ngoài 2 vùng trên, các vùng khác cũng có những thế mạnh khác nhau: Trung du miền núi phía bắc phát triển chăn nuôi gia súc lớn, trồng đậu tương, mía lạc, cây ăn quả...Vùng duyên hải Miền Trung hạn chế trong việc sản xuất lương thực nhưng có tiềm năng lớn về chăn nuôi gia súc lớn, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản, trồng lạc mía đậu tương...Tây Nguyên chăn nuôi trâu bò, trồng trà cà phê...Vùng Đông Nam Bộ có khả năng thứ hai sau đồng bằng sông Cửu Long về trồng mía đậu tương, cây ăn quả, nhiều khả năng về nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1:Ý nghĩa của việc đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm ở nước ta.
Câu 2:Hiện trạng và khả năng giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm ở nước ta.
Phần 9: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP
Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp
1-Hiệntrạng phát triển và phân bố:
-Địa bàn trung du miền núi và cao nguyên
-Có nguồn lao động dồi dào
-Đã đảm bảo an toàn lương thực góp phần ổn định qui mô cây công nghiệp
-Có chính sách phát triển cây công nghiệp.
-Hoàn thiện công nghệ, nâng cao năng lực chế biến và năng lực cạnh tranh của sản phẩm cây công nghiệp trên thị trường.
-Sản phẩm cây công nghiệp đã qua chế biến, có giá trị xuất khẩu cao, có nhu cầu lớn trên thị trường thế giới.
1.1-Cây công nghiệp hàng năm:
-Thường được trồng ở vùng đồng bằng hoặc trồng xen trong đất lúa:Đay cói, dâu tằm, bông, mía lạc, đậu tương, thuốc lá
1.2-Cây công nghiệp lâu năm:Thường được trồng trên đất feralít và đất phù sa cổ như cà phê chè chủ yếu ở miền núi trung du phía bắc, cao nguyên di linh, cao su trên đất xám phù sa cổ, đất đỏ badan; Hồ tiêu cây gia vị, có giá trị xuất khẩu trồng nhiêu ở Tây Nguyên; Dừa ở đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ; Cây điều mới phát triển gần đây.
2-Các vùng chuyên canh cây công nghiệp:Đã và đang hình thành góp phần thu hút lao động, phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
-Đông Nam Bộ: Vùng chuyên canh lớn nhất cả nước, đất thích hợp, nhân lực dồi dào, nhiều cơ sở chế biến, có nhiều chương trình hợp tác đầu tư với nước ngoài; riêng cao su 70% DT, 90%SL của cả nước.
-Tây Nguyên:Lớn thứ 2 nhờ có diện tích đất đỏ badan lớn nhất cả nước: Các sản phẩm chính là cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, dâu tằm. Riêng cà phê Tây nguyên chiếm 80%DT, 90%SL. Ngoài ra còn có ca cao, bông, điều...
-Trung du miền núi phía Bắc:vùng chuyên canh chè tạo thành một dải dài rộng khắp các vùng đồi trung du. Lạc, thuốc lá, hồi(Lạng sơn, Cao bằng)
-Bắc Trung bộ:quy mô không lớn:Lạc, cà phê, cao su
-Đồng bằng sông CửuLong, duyên hải miền Trung chủ yếu cây công nghiệp hàng năm.
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1:Hãy phân tích các điều kiện phát triển và phân bố sản xuất cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
Câu 2:Hãy xác định vùng chuyên canh cây chè và cây cao su. Giải thích đặc điểm phân bố của các cây này.
Phần 10: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1-Cơ cấu ngành công nghiệp:
1.1-Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng và đang từng bước có những thay đổi mạnh mẽ.
-Khá đầy đủ các ngành công nghiệp: năng lượng, Vật liệu, Sản xuất công cụ lao động, Chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng.
-Có sự chuyển dịch tỉ trọng giữa nhóm A và nhóm B và tỉ trọng trong từng nhóm.
1.2-Xuất hiện một số ngành trọng điểm: Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, sản xuất hành tiêu dùng, Cơ khí và điện tử,Dầu khí, điện, Hoá chất, Vật liệu xây dựng.
1.3-Để đáp ứng được nhu cầu mới của đất nước, ngành công nghiệp cần:
-Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp linh hoạt, thích ứng với nền kinh tế thế giới.
-Phát triển ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác chế biến dầu khí, điện năng
-Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
2-Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp:
2.1-Đặc điểm:
-Ở Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung cao nhất cả nước. Từ Hà Nội toả đi các hướng.
-Ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông CửuLong
-Duyên hải miền Trung và một số trung tâm khác
Sự phân hoá lãnh thổ là kết quả của sự tác động của nhiều nhân tố:Tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí tương đối thuận lợi. Các vùng như trung du miền núi bị hạn chế nhiều vì thiếu sự đồng bộ của các nhân tố trên nhất là kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển.
2.2-Đang có nhiều thay đổi và ngày càng trở nên hợp lí.
-Phát triển cân đối theo chiều sâu: chuyên môn hoá, liên hợp hoá, hợp tác hoá trong một hệ thống công nghiệp.
-Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp hình thành các trung tâm công nghiệp: Hai trung tâm công nghiệp lớn Hà Nội và TP. Hồn Chí Minh.
2.3-Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn những khác biệt giữa các vùng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường.Để hoàn thiện việc phân bố công nghiệp, cần phải:
-Triển khai theo hướng cải tạo, mở rộng các trung tâm hiện có.
-Xây dựng các trung tâm mới trên cơ sở sử dụng hợp lí các nguồn lực của từng vùng và của cả nước đồng thời chú ý đúng mức tới vấn đề thị trường.
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1:Tại sao lại có sự phân hoá lãnh thổ công nghgiệp ở nước ta?
Câu 2:Hãy chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng.
Phần 11: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GT-VT và THÔNG TIN LIÊN LẠC
Có vai trò quan trọng trong kết cấu hạ tầng KT-XH
1-Đã trở thành ngành kinh tế kĩ thuật có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và phục vụ đời sống nhân dân.
1.1-Có nhiều khả năng phát triển nhờ vị trí địa lí nhưng cũng có nhiều khó khăn trở ngại.
1.2-Bước đầu có một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật đáng kể.
+Hệ thống giao thông vận tải: đa dạng ngành, chuyên môn hoá cao
+Kết nối lãnh thổ kinh tế, trung tâm công nghiệp
1.3-So với yêu cầu vẫn còn là khâu yếu trong nền kinh tế.
1.4-Vấn đề chủ yếu là tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, kiện toàn hệ thống GT-VT, mở rộng và bố trí hợp lí hệ thống cảng biển, hàng không...
2-Được đầu tư và phát triển với tốc độ cao: Thông tin liên lạc truyền thông, mạng cáp quang Internet, thông tin qua vệ tinh
-Phát triển kinh tế xã hội phụ thuộc vào việc hiện đại hoá thông tin liên lạc
-Hoàn thiện mạng lưới, nhất là các trung tâm đầu mối để nâng cao năng lực và chất lượng thông tin, tiếp cận trình độ kĩ thuật hiện đại.
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1:Tại sao giao thông vận tải và thông tin liên lạc lại có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
Phần 12: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-Bao gồm hoạt động ngoại thương, hợp tác quốc tế về đầu tư và lao động, du lịch quốc tế và các dịch vụ thu ngoại tệ khác.
-Có vai trò đặc biệt trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước
1-Sau năm 1988 hoạt động kinh tế đối ngoại dần dần được đổi mới:
-Gân đây có nhiều biến động do hoàn cảnh mới của tình hình quốc tế:Trước đây là thị trường truyền thống Liên Xô, Đông Au nay ngày càng mở rộng đa chiều, đa phương.
-Đổi mới cơ chế quản lí: Hạch toán kinh doanh, tăng cường quản lí nhà nước bằng pháp luật.
-Việc hợp tác đầu tư nước ngoài vào nước ta thật sự mở đầu từ năm 1988.
-Việc hợp tác quốc tế về lao động, vê du lịch
2-Hoạt động kinh tế đối ngoại vẫn còn những tồn tại đáng kể:
-Có sự mất cân đối nghiêm trọng trong xuất nhập khẩu, các hoạt động khác còn hạn chế hiệu quả chưa cao.
3-Trong điều kiện nền kinh tế mở, chiến lược kinh tế đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
-Có điểu kiện thuận lợi để phát triển: Một số loại khoáng sản dầu khí, sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản và một số sản phẩm ngành công nghiệp: Tài nguyên, nguồn nhân lực, kinh tế kĩ thuật trong và ngoài nước là tiềm lực quan trọng.
-Mở rộng xuất khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác sẽ trở thành mũi nhọn thúc đẩy việc phát triển KT-XH:Mặt hàng chủ lực và thị trường trọng điểm.
-Sự thành công của chiến lược kinh tế đối ngoại còn tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện khác: Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống luật pháp, đội ngũ cán bộ kĩ thuật, quản lí.
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1:Trình bày những chuyển biến trong hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta.
Phần 13: ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
DT: 1,3triệu ha( 3,8% cả nước) DS: 14,8 triệu người( 19,4% cả nước)năm 1999.
Một trong những vùng có vị trí then chốt trong phát triển KT-XH
1-Vấn đề dân số:
-Dân cư tập trung đông đúc( 1180 người / km2, 1999): 5 lần trung bình toàn quốc, 3lần so với đồng bằng Sông CửuLong, 17,6 lầm so với Tây nguyên.
+ Nơi đông nhất Hà Nội(2883 người/Km2), Thái Bình(1183người/Km2), Hải Phòng(1113Người/Km2), Hưng Yên(1204 Người/Km2).
+ Nơi khác chủ yếu thuộc khu vực phía Bắc và Đông Bắc của Châu Thổ dân cư thưa thớt.
-Nguyên nhân: nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trông lúa nước đòi hỏi nhiều lao động; nhiều trung tâm công nghiệp quan trọng; một mạng lưới các đô thị dày đặc; đồng bằng được khai thác lâu đời.
-Hâu quả:
+Gia tăng dân số còn nhanh, tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với
Nhịp độ phát triển kinh tế xã hội nên gây khó khăn cho việc phát triển KT-XH của đồng bằng.
+VIỆT NAM là nước có diện tích canh tác theo đầu người thấp(892m2), đb sông Hồng còn thấp hơn, chỉ đạt khoảng ½ của cả nước: Nên phải thâm canh hậu quả độ phì của đất giảm.
+Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, chính sách đổi mới nông nghiệp, sản lượng có tăng nhưng về lâu dài tiến tới giới hạn khà năng sản xuất.
+Nền kinh tế đồng bằng sông Hồng tương đối phát triển nhưng vẫn đang phải chịu áp lực rất lớn về dân số( 1979-1989 : NN 4-5%; DS 2% - 1990-1998 NN 7%; DS 1,4%).
+Dân số đông và sư gia tăng dân số đã để lại dấu ấn đậm nét về KT-XH: tuy mức gia tăng dân số đã giảm nhiều nhưng sản xuất vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tích lũy và cải thiện đời sống nhân dân: Vấn đề việc làm, Y tế, văn hoá, giáo dục vẫn còn bức xúc.
-Giải pháp:
+Tiến hành phân bố lại dân cư và lao động: những năm 1961 lên Tây Bắc, Đông Bắc; 1984-1989 tỷ lệ chuyển cư thuần tuý của hầu hết các tỉnh trong vùng đạt giá trị âm( người chuyển đi nhiều hơn chuyển đến)
+Triển khai có hiệu quả công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm tỷ lệ sinh.
+Lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lí: giải quyết việc làm tại chỗ cho lực lượng lao động mới tăng lên, tiến tới nâng cao chất lượng cuộc sống
2-Vấn đề lương thực thực phẩm:
Nhiều khả năng, Vựa lúa thứ 2 của cả nước
-Hiện trạng:
+Diện tích sản xuất nông nghiệp: trên70 vạn ha( chiếm 56% dt) vẫn còn hơn 2 van ha chưa sử dụng.
+Do phù sa sông Hồng, sông Thái Bình bồi đắp tương đối màu mỡ; tuy nhiên không đồng đều, không giống nhau ở khắp mọi nơi.
+Có giá trị nhất để phát triển cây lương thực là đất không được phù sa bồi đắp hàng năm( đất trong đê) đã bị biến đổi nhiều do trồng lúa.
+Ở đây đất và nước hoà quyện vào nhau nhưng quá thừa nước vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô.
-Nguồn lực kinh tế xã hội: Đóng vai trò đáng kể
+Người dân sinh sống bằng nghề sản xuất lương thực thực phẩm, nhiều kinh nghiệm.
+ Có chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp
Cây lương thực thực phẩm:9 1,2 triệu ha, SL 6,1 triệu Tấn; chủ yếu là ---Câylúa(1 triêu ha, 14% dt cả nước)
+Năng suất lúa cao nhất cả nước( Thái Bình Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình). Thái Bình dẫn đầu cả nước về năng suất( 61,6 tạ/ha-1999)
-Hạn chế:
+Tuy thâm canh với trình độ cao nhưng việc đảm bảo lương thực cho nhu cầu còn bị hạn chế: Mức bình quân lương thực đầu người còn thấp so với cả nước: 414kg/người- 448kg/ người-1999)
+Việc sản xuất lươngh thực thực phẩm chưa tương xứngvới tiềm năng hiện có.
-Rau hơn 7 vạn ha, 27% dt rau cả nước, quanh khu công nghiệp và thành phố
-Chăn nuôi: Gia súc gia cầm và nuôi trồng thuỷ hải sản
+ Nuôi lợn: khá phổ biến, đứng sau vùng núi và trung du Bắc Bộ với gần 4,3 triệu con( 22,5% toàn quốc-1999)
+ Nuôi thuỷ hải sản nước ngọt nước lợ, nước mặn: 5,8 vạn ha mặt nước.
-Biện pháp phát triển:Liên quan đến hàng loạt các biện pháp kinh tế kĩ thuật:
+Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí: hàng hoá, thâm canh, đa dạng hoá gắn với sự nghgiệp công nghiệp hoá.
+Đẩy mạnh chăn nuôi lợn gia cầm, tận dụng khả năng nuôi thuỷ hải sản, đánh bắt cá biển và chế biến các sản phẩm nông nghiệp cho tiêu dùng và cho xuất khẩu.
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1:Vì sao đồng bằng sông Hồng trở thành một trong những vựa lúa lớn nhất nước ta?
Câu 2:Vì sao dân số là một vấn đề cần được quan tâm ở đồng bằng sông Hồng? Cần biện pháp gì ? Tại sao?
Phần 14: ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Châu thổ lớn nhất nước
DT 4 triệu ha( 11,9% dt toàn quốc)
DS 16,1 triệu( 21.1% cả nước)
1-Vấn đề sử dụng và cải tạo tự nhiên:
Bao gồm phạm vi ảnh hưởng của 2 nhánh sông và vùng rìa:
-Phần thượng châu thổ: Tương đối cao(2-4m so với mực nước biển), vẫn ngập nước vào mùa mưa, vùng trũng đứt đoạn vào mùa khô, rộng còn thưa dân.
-Phần Châu thổ thấp:Luôn chịu tác động của thuỷ triều biển, với các giồng đất và côn cát.
-Các đồng bằng phù sa ở rìa:không bị tác động trực tiếp nhưng vẫn do phù sa sông tạo thành( Đồng Nai, Cà Mau).
1.1-Đặc điểm:Rất đa dạng với nhiều tiềm năng
-Năm trong khu vực nhiệt đới ẩm mang tính chất khí hậu cận xích đới, có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông.
-Trở ngại do mùa khô kéo dài, xâm nhập mặn, tăng cường độ chua và chua mặn trong đất, tai biến thời tiết.
-Thỗ nhưỡng châu thổ là đất phù sa, nhưng tính chất của nó cũng rất phức tạp:Có 3 loại đất chủ yếu:
+Đất phù sa ngọt ven sông: đất tốt nhất
+Đất phèn: phân bố rộng, tập trung: Đồng ThápMười, Hà Tiên, Cần thơ.
+Đất mặn:Cực Nam Cà Mau và duyên hải Gò Công, Bến Tre
Trở ngại chính khi canh tác là thiếu dinh dưỡng, nhất là các nguyên tố vi lượng, đất chặt, khó thoát nước.
-Sinh vật: Tài nguyên quan trọng. Thảm thực vật gồm 2 phần chủ yếu:Rừng ngập mặn và rừng tràm.
-Động vật: Cá , chim
-Tài nguyên biển:Rất ;phong phú với hàng trăm bãi cá, nhiều loại hải sản quý.
-Khoáng sản:Không có nhiều, chủ yếu là than bùn, vật liệu xây dựng.Đang thăm do khai thác dầu khí ở ngoài khơi.
1.2-Giải pháp:
-Có ưu thế hơn đồng bằng sông Hồng tuy nhiên việc sử dụng và cải tạo tư nhiên ở đây đang là vấn đề.
-Vấn đề nước tháo chua rữa phèn, nước tiêu dùng vào mùa khô.
-Đối với khu vực ngập măn phía Tây Nam: Bãi nuôi tôm, trồng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
-Hậu quả chiến tranh còn tồn tại, tình trạng độc canh cây lúa: Chuyển đồi cơ cấu kinh tế, phát triển cây công nghiệp có gia trị cao, nuôi trồng thuỷ hải sản gắn với công nghiệp chế biến. Gắn mặt biển với đảo, quần đảo, đất liền thành thế kinh tế liên hoàn.
2-Vấn đề lương thực, thực phẩm:
-Là vựa lúa lớn nhất của cả nước: 4 triệu ha, nông nghiệp 2,65 triệu ha; còn lại chưa khai thác là 67 vạn ha.
-Được phù sa sông Cửu Long bồi đắp, không bị con người can thiệp sớm, màu mỡ.
-Có mức bình quân đầu người gấp 3 lần so với đb sông Hồng.
-Có 35 vạn ha mặt nước nuôi thuỷ sản trong đó 10 vạn nuôi tôm xuất khẩu. Cá biển khai thác chiếm 42% sl cả nước.
Trở ngại chính: nhiễm phèn, mặn, nước thiếu về mùa khô, kinh t
File đính kèm:
- DL12.Decuongontap.NLS.doc