I/ Lý thuyết:
1/ Kể tên các hình thức truyền nhiệt đã học?
2/ Nêu tính dẫn nhiệt của các chất?
3/ Viết công thức tính nhiệt lượng, giải thích rõ ký hiệu và nêu đơn vị của từng đại lượng trong công thức?
4/ Phát biểu nguyên lý truyền nhiệt.
II/ Bài tập:
Bài 1: Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5 kg đồng để tăng nhiệt độ từ 250C lên 450C?
Bài 2: Một ấm nhôm có khối lượng 500g chứa 2 lít nước ở 200C. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước trên?
Bài 3: Một miếng nhôm nhận nhiệt lượng 8190J thì tăng thêm 150C. Hỏi khối lượng của miếng nhôm là bao nhiêu?
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Vật lý 8 – kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 8 – KỲ II
NĂM HỌC 2011 - 2012
I/ Lý thuyết:
1/ Kể tên các hình thức truyền nhiệt đã học?
2/ Nêu tính dẫn nhiệt của các chất?
3/ Viết công thức tính nhiệt lượng, giải thích rõ ký hiệu và nêu đơn vị của từng đại lượng trong công thức?
4/ Phát biểu nguyên lý truyền nhiệt.
II/ Bài tập:
Bài 1: Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5 kg đồng để tăng nhiệt độ từ 250C lên 450C?
Bài 2: Một ấm nhôm có khối lượng 500g chứa 2 lít nước ở 200C. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước trên?
Bài 3: Một miếng nhôm nhận nhiệt lượng 8190J thì tăng thêm 150C. Hỏi khối lượng của miếng nhôm là bao nhiêu?
Bài 4: Cho 20g nước ở 00C hòa lẫn với 20g nước ở 200C. Hỏi nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là bao nhiêu?
Bài 5: Bỏ một miếng kim loại có khối lượng 400g ở nhiệt độ 1000C vào một nhiệt lượng kế có chứa 500g nước ở 130C. Nhiệt độ của hỗn hợp khi có cân bằng nhiệt là 200C. Tính nhiệt dung riêng của kim loại? Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN BỘ MÔN
VÕ THỊ SANG LÊ THỊ TÌNH
PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN THUẬN NAM ĐỂ THI HỌC KỲ II LỚP 8
TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN LY LẦN 2 - NĂM HỌC 2011 – 2012
Lớp: Môn:Vật lý. Chương trình: Chuẩn
Họ và tên: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Điểm
Lời phê
Chữ ký giám khảo
Chữ ký giám thị
Bằng số
Bằng chữ
GK1
GK2
GT1
GT2
ĐỀ
I.TRẮC NGHIỆM:(4điểm) Chọn câu trả lời đúng
Câu 1 Đối lưu là sự truyền nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất nào ?
A. Chất lỏng và chất rắn B. Chất rắn
C. Chất lỏng và chất khí D. Chất rắn và chất khí.
Câu 2: Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự từ dẫn nhiệt tốt đến dẫn nhiệt kém của các chất?
A. Đồng, thuỷ tinh, nước, không khí B. Nước, thuỷ tinh, đồng, không khí
C. Không khí, nước, thuỷ tinh, đồng D. Thuỷ tinh, đồng, không khí, nước
Câu 3: Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì xảy ra trường hợp nào dưới đây?
A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.
B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng chì.
C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng nhôm.
D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, miếng chì.
Câu 4: Vật A truyền nhiệt cho vật B khi nào?
A. Nhiệt độ vật A cao hơn vật B B. Nhiệt năng vật A cao hơn nhiệt năng vật B
C. Nhiệt độ vật B cao hơn vật A D. Nhiệt năng vật B cao hơn nhiệt năng vật A
Câu 5: Phải cung cấp 1 nhiệt lượng là bao nhiêu để đun sôi 2,5 lít nước vừa tan từ đá?
A. 900kJ B. 950kJ C. 1000kJ D. 1050kJ.
Câu 6: Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5 kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C?
A. 50kJ B. 53kJ C. 55kJ D. 57kJ.
Câu 7: Cho 50g nước ở 00C hòa lẫn với 50g nước ở 500C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là bao nhiêu?
A. 250C B. 200C C. 150C D. 100C.
Câu 8: Một miếng nhôm nhận nhiệt lượng 8190J thì tăng thêm 150C. Hỏi khối lượng của miếng nhôm là bao nhiêu?
A. 0,4kg B. 1,4kg C. 2,4kg D. 3,4kg.
II. TỰ LUẬN:
Câu 9: (2,5 điểm) Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 250C. Tính nhiệt lượng cần để đun sôi ấm nước này?
Câu 10:(3,5 điểm) Bỏ một miếng kim loại có khối lượng 400g ở nhiệt độ 1000C vào một nhiệt lượng kế có chứa 500g nước ở 130C. Nhiệt độ của hỗn hợp khi có cân bằng nhiệt là 200C. Tính nhiệt dung riêng của kim loại? Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí.
(Lưu ý: Các bài toán đều lấy nhiệt dung riêng là: cnước = 4200J/k.K; cđồng = 380J/kg.K; cnhôm = 880J/kg.K)
Bài làm
PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN THUẬN NAM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM VẬT LÍ 8
TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN LY HỌC KỲ II - Năm học 2011 – 2012
ĐỀ THI LẠI
Câu
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
BIỂU ĐIỂM
1
C
0,5 điểm
2
A
0,5 điểm
3
A
0,5 điểm
4
A
0,5 điểm
5
D
0,5 điểm
6
D
0,5 điểm
7
A
0,5 điểm
8
B
0,5 điểm
9
Tóm tắt:
mấm = 0,5kg
mnước = 2kg
cnhôm = 880J/kg.K
cnước = 4200J/kg.K
t1 = 1000C, t2 = 250C
Q = ? Giải
Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nhôm là:
Q1 = mấm.cnhôm.(t1- t2)
= 0,5.880.(100 - 25) = 33000J
Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là:
Q2 = mnước. cnước.(t1- t2)
= 2.4200.(100 - 25) = 630000J
Nhiệt lượng cần để đun sôi 2lít nước là:
Q = Q1+ Q2 = 33000 + 630000 = 663000J
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
10
Tóm tắt:
m1 = 400g = 0,4kg
t1 = 1000C
m2 = 500g = 0,5kg
t2 = 130C
c2 = 4200J/kg.K
t = 200C
c1 = ?
Giải
Nhiệt lượng do kim loại tỏa ra:
Q1 = m1.c1.(t1 - t) = 0,4.c1.(100 - 20)
Nhiệt lượng do nước thu vào:
Q2 = m2.c2.(t -t2)= 0,5.4200.(20 – 13) = 14700J
Nhiệt lượng do kim loại tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào
Q1= Q2 Û 0,4.c1.(100 - 20) = 14700
Þ c1 = 459,4J/kg.K
0,5 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
File đính kèm:
- ĐỂ THI LAI KỲ II L8.doc