Đề cương ôn thi học kì II môn địa lí 9 năm học: 2008 -2009

Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào các chữ cái đầu mà em cho là đúng nhất.

Các đảo ven bờ có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp kinh tế biển là:

a. Cát Bà, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc

b. Cô Tô, Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo

c. Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc

d. Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quý, Phú Quốc

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kì II môn địa lí 9 năm học: 2008 -2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKII MÔN ĐỊA LÍ 9 NĂM HỌC: 2008 -2009 =========== I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. ( Câu hỏi tham khảo) Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào các chữ cái đầu mà em cho là đúng nhất. Các đảo ven bờ có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp kinh tế biển là: Cát Bà, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc Cô Tô, Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quý, Phú Quốc Câu 2. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: Đông Nam Bộ có hai loại đất chủ yếu là và rất thích hợp với.có giá trị xuất khẩu như.. Câu 3. Căn cứ vào bảng dưới đây(%)1,5 điểm Sản lượng ĐBSCL ĐBSH Cả nước Cá biển khai thác 41,5 4,6 100 Cá nuôi 58,4 22,8 100 Tôm nuôi 76,7 3,9 100 Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước và nhận xét. Trả lời: Hs vẽ đúng, chính xác, thẩm mỹ. Nhận xét: Tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi , tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long vượt xa Đồng bằng sông Hồng.Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thủy sản lớn nhất nước với tỉ trọng sản lượng các ngành rất cao II PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ hiện nay như thế nào? Trả lời:+ Tình hình phát triển kinh tế : * Công nghiệp: - Là thế mạnh của vùng. Cơ cấu sản xuất công nghiệp cân đối, đa dạng, tiến bộ bao gồm các ngành quan trọng. - Công nghiệp – xây dựng chiềm tỉ trọng lớn (59,3%) trong cơ cấu kinh tế của vùng. * Nông nghiệp: - Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước. - Cây công nghiệp lâu năm và hàng năm phát triển mạnh đặc biệt là cây cao su, hồ tiêu, điều, mía đường, đậu tương, thuốc lá và cây ăn quả. - Chăn nuôi gia súc gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp. * Dịch vụ: - Dịch vụ rất đa dạng gồm các họat động thương mại, du lịch vân tải. - Tỉ trọng các loại dịch vụ có biến động. + Các trung tâm kinh tế và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng đới với ĐNB và đối với các tỉnh phía nam của cả nước. Câu 2. Hiện nay Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển công nghiệp? Trả lời: Có vị trí địa lí thuận lợi, là đầu mối giao thông đường thuy, đường bộ và đường hàng không. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phóng phú(dầu khí, hải sản ). Có nguồn nông sản phong phú, đầui vào cho ngành công nghiệp chế biến ( cao su, cà phê, điều). Nguồn lao động dồi dào, lành nghề, năng động và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với cả nước và môi trường đầu tư ( trobng và ngoài nước) thuận lợi. Cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống ngân hàng, tài chính, thông tin liên lạc tốt. Câu 2.Việc phát triển ngành nuôi trồng thuy sản ở đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi và khó khăn gì? Trả lời: * Thuận lợi. - Có vùng biển rộng, khí hậu ấm áp quanh năm. Diện tích mặt nước nuôi trồng lớn. - Vùng rừng ven biển và vùng rừng ngập mặn cung cấp nguồn tôm giống tự nhiên và thức ăn cho tôm. Hằng năm, lũ của sông Mê công đem lại nguồn thuy sản lớn. - Sản phẩm của ngành trồng trọt, chủ yếu là lúa cộng với nguồn cá, tôm phong phú là nguồn thức ăn để nuôi cá, tôm cho địa phương. - Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm. - Ngành công nghiệp chế biến đang trên đà phát triển mạnh, thị trường tiêu thụ hàng hóa đã và đang mở rộng ra cả nước và nhiều nước trên thế giới. * Khó khăn: - Việc tự phát phá rừng ngập mặn, tận dụng diện tích mặt nước để nuôi tôm, vca1 ở nhiều nơi đã dẫn đến môi trường bị ô nhiễm và bị hủy hoại. - việc đầu tư đánh bắt xa bờ còn nhiều bất cập, công nghiệp chế biến còn hạn chế. - Ảnh hưởng của thiên tai ( bão lụt ) tuy không nhiều như duyên hải miền Trung nhưng cũng gay tác hại lớn cho ngành đánh bắt và nuôi trồng thuy sản. Câu 4. Tình hình phát triển kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay như thế nào? Trả lời: * Nông nghiệp: - Diện tích trồng lúa chiếm 51,1% và sản lượng chiếm 51,4% của cả nước. - Vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất toàn quốc, ĐBSCL giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực của cả nước. - Khai thác và nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 50% tổng sản lượng cả nước. - Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta. - Nghề nuôi vịt phát triển. - Nghề trồng rừng có vị trí quan trọng. *. Công nghiệp: - Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (20% GDP toàn vùng). - Ngành chế biến lương thực,thực phẩm chiếm tỉ trọng cao. - Thành phố Cần Thơ có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp. *. Dịch vụ: - Gồm các ngành chủ yếu:xuất khẩu chủ lực là gaọ, thủy sản đông lạnh . - Giao thông thủy có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống + Các trung tâm kinh tế : Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng. Câu 5. Điều kiện tự nhiên tạo ra những thế mạnh kinh tế nào cho vùng Đông Nam Bộ? Trả lời: * Tạo ra thế mạnh phát triển kinh tế trên đất liền. - Tạo mặt bằng xây doing các cơ sở kinh tế. - Tạo thuận lợi cho việc phát triển các vùng trồng cây công nghiệp với quy mô lớn. * Tạo ra thế mạnh phát triển kinh tế biển. - Khai thác dầu khí và hải sản. - Phát triển giao thông và du lịch. Câu 6. Chứng minh rằng Nam Bộ ( Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long) là vùng giàu tài nguyên? Trả lơiø: Tài nguyên khoáng sản ( dầu mỏ, khí đốt và một số loại khác) Tài nguyên đất ( diện tích đất lớn, nhiều loại đất tốt). Tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước. Tài nguyên sinh vật ( tài nguyên rừng, thuy sản) Câu 7. Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào cho việc phát triển du lịch biển – đảo, giao thông vận tải biển? Trả lời: Điều kiện phát triển du lịch. Từ Bắc tới Nam có nhiều bãi cát rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt. Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn, đặc biệt quần thể du lịch Hạ Long. Điều kiện phát triển giao thông vận tải biển. Gần nhiều tuyến đường quốc tế quan trọng. Ven biển có nhiều vũng, vịnh, cửa sông để xây doing cảng biển. Câu 8. Vì sao phải bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo? Phương hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo. Trả lời. Lí do bảo vệ biển: Vì biển nuớc ta đang suy thoái về tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Phương hướng: Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Chuyển hướng khai thác hải sản ra các vùng biển sâu, xa bờ. Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn. Bảo vệ rạn san hô ngầm và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản. Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ. Câu 9. Hãy trình bày tóm tắt các đặc điểm dân cư của tỉnh Sóc Trăng? Trả lời: * Gia tăng dân số - Dân số: 1.272,2 nghìn người (số liệu năm 2005). -Tốc độ tăng dân số tương đối cao * Kết cấu dân số a)Theo độ tuổi và giới tính -Kết cấu dân số trẻ, nguồn lao động lớn, dư thừa lao động -Kết cấu giới:Nghiêng về giới nữ nhưng xu hướng tỉ lệ nữ liên tục giảm, nam tăng liên tục b) Kết cấu dân tộc Gồm 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer. c) Kết cấu dân số theo lao động -Lao động dồi dào nhưng chất lượng thấp -Lao động tập trung nhiều ở khu vực I nhưng tỉ lệ lao động ở khu vực II có xu hướng tăng * Phân bố dân cư -Mật độ dân số:356người/km2(2003) - Dân số phân bổ khơng đều, tập trung đơng ở vùng ven sơng Hậu và các giồng đất cao, nơi cĩ điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Câu 10. Nhờ những điều kiện nào ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất nước ta? Trả lời: -Aùp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất -Diện tích đất phù sa lớn, nguồn nước dồi dào -Giống lúa mới -Thị trường rộng lớn Câu 11. Tình hình phát triển kinh tế ở tỉnh Sóc Trăng trong những năm gần đây như thế nào? Trả lời: a.Nông nghiệp: Là ngành kinh tế giữ vai trò trò trọng yếu -Trồng cây lương thực thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm -Chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp, chủ yếu nuôi gia súc b.Ngư nghiệp:Có nhiều tiềm năng phát triển nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản c. Công nghiệp: Còn chiếm tỉ trọng thấp -Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm -Công nghiệp chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu -Công nghiệp chế biến mía đường là ngành truyền thống -Tỉnh đang tập trung xây dựng các khu công nghiệp: + Khu công nghiệp thành phố ST tại phường 8 + Khu công nghiệp Trần Đề + Khu công nghiệp cảng Đại Ngãi + Khu công nghiệp thị trấn Ngã Năm, An Lạc Thôn, An Lạc Tây d, Dịch vụ: -Giao thông vận tải -Bưu chính viễn thông -Thương mại -Du lịch CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON THI HKII NAM HOC 20082009.doc
Giáo án liên quan