Đề cương ôn thi học kỳ I môn Ngữ văn 12 – Cơ bản - Trường THPT Chu Văn An

I. Tác giả

1. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

2. Tố Hữu

*Chú ý: Phần tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở bài "Tuyên ngôn Độc lập". Phần tác giả Tố Hữu ở bài "Việt Bắc".

Yêu cầu : Nắm vững kiến thức về: sự nghiệp văn thơ, quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của mỗi tác giả.

II. Tác phẩm

1. Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh)

2. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

(Phạm Văn Đồng)

3. Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003

(Cô-phi An-nan)

4. Tây Tiến (Quang Dũng)

5. Việt Bắc (Tố Hữu)

6. Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)

7. Sóng (Xuân Quỳnh)

8. Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)

9. Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân)

10. Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

11. Khái quát VHVN từ CM tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX.

Yêu cầu : Nắm hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, giá trị nội dung và nghệ thuật.

III. Làm văn

- Nghị luận văn học (Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ).

Yêu cầu : Rèn luyện kỹ năng viết đoạn, bài nghị luận.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kỳ I môn Ngữ văn 12 – Cơ bản - Trường THPT Chu Văn An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD &ĐT QUẢNG TRỊ  Trường THPT Chu Văn An ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 12 – CƠ BẢN NĂM HỌC: 2012 - 2013 I. Tác giả 1. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh 2. Tố Hữu *Chú ý: Phần tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở bài "Tuyên ngôn Độc lập". Phần tác giả Tố Hữu ở bài "Việt Bắc". Yêu cầu : Nắm vững kiến thức về: sự nghiệp văn thơ, quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của mỗi tác giả. II. Tác phẩm 1. Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) 2. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng) 3. Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 (Cô-phi An-nan) 4. Tây Tiến (Quang Dũng) 5. Việt Bắc (Tố Hữu) 6. Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) 7. Sóng (Xuân Quỳnh) 8. Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) 9. Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) 10. Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) 11. Khái quát VHVN từ CM tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX. Yêu cầu : Nắm hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, giá trị nội dung và nghệ thuật. III. Làm văn - Nghị luận văn học (Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ). Yêu cầu : Rèn luyện kỹ năng viết đoạn, bài nghị luận. Cấu trúc đề thi: Câu 1: Tái hiện kiến thức văn học (tác giả, tác phẩm). (3 điểm) Câu 2: Viết bài văn nghị luận văn học. (7 điểm) ---------------Hết--------------- HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN VĂN KHỐI 12 NĂM 2102 - 2013 A.KIẾN THỨC VĂN HỌC 1/ Nêu đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam 1945-1975: - Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. - Nền văn học hướng về đại chúng - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. 2/ Quan điểm sang tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh? - Văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận. - HCM luôn chú trọng đến tính chân thực và tính dân tộc của văn học - Chú trọng đến đối tượng tiếp nhận- Viết cho ai? Viết cái gì?Viết như thế nào? 3/ Mục đích và đối tượng của Bản Tuyên ngôn độc lập? - Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ; đồng thời còn là một cuộc tranh luận nhằm bác bỏ lí lẽ của thực dân Pháp xâm lược, của đế quốc Mĩ… - Tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam 4/ Phong cách thơ Tố Hữu? - Mang tính trữ tình chính trị sâu sắc - Mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn - Giọng thơ chân tình ngọt ngào đằm thắm - Nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc. 5/ Vì sao nói hình thức nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc đậm đà tính dân tộc? - Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ của ca dao với hai nhân vật trữ tình là “Ta- Mình”, người ra đi và người ở lại hát đối đáp với nhau. - sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, có tác dụng nhấn mạnh và làm nhịp thơ hài hoà, uyển chuyển. - Ngôn Ngữ thơ: Sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân giản dị, mộc mạc. - Giọng thơ trữ tình ngọt ngào tha thiết 6/ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc? - VB là quê hương CM, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi đã che chở, đùm bọc cho Đảng, CP,bộ đội trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ - Sau chiến thắng ĐBP, tháng 7-1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hoà bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng - Tháng 10-1954, các cơ quan TƯ của Đảng và CP rời chiến khu VB về TĐô- HN - Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của CM được mở ra. Nhân sự kiện trọng đại này, TH viết bài VB 7/ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến? - Tây Tiến là đơn vị bộ đội thành lập năm 1947; - Địa bàn chiến đấu :Tây Bắc- Thượng Lào, hoang vu, hiểm trở;sinh hoạt gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. - Chiến sĩ Tây Tiến phần lớn là thanh niên Hà Nội hào hoa, lãng mạn, lạc quan và dũng cảm trong chiến đấu. - QD làm đại đội trưởng, khi chuyển sang đơn vị khác ,ông viết bài Tây Tiến(1948)để nói lên nỗi nhớ của mình. 8/ Câu đề từ - đàn ghi-ta của Lor-ca: - Tình yêu nghệ thuật của Lor-ca - Tình yêu thiết tha của người nghệ sĩ Lor-ca với xứ sở quê hương - Lor-ca biết thi ca của mình một ngày nào đó sẽ trở thành án ngữ, ngăn cản những người đến sau, nên đã di chúc dặn lại cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới. B.NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 1/Tâm trạng tác giả khi nhớ về Tây Bắc và đồng đội trong đoạn thơ sau: “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! …………………………… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” ( Tây Tiến – Quang Dũng) - Cần xác định rõ mối quan hệ của đoạn thơ với toàn bộ tác phẩm. - Xác định rõ tâm trạng trữ tình và những biểu hiện của mạch cảm xúc trữ tình trong đoạn trích: + Nỗi nhớ gắn với núi rừng Tây Bắc hoang vu, hiểm trở + Nõi nhớ đồng đội: hình ảnh người lính trên con đường hành quân gian khổ + Sự tương phản- hoà hợp giữa cảnh hoang dã dữ dội với vẻ đẹp ngọt ngào thơ mộng trong tâm hồn ngườilính. - Cần bám sát từ ngữ, hình ảnh cụ thể đề làm rõ tâm trạng nhân vật trữ tình khi nhớ về Tây Bắc và đồng đội… 2/ Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ: “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ………………………………….. Sông Mã gầm lên khúc độc hành” - Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến: + Hình tượng người lính TT mang vẻ đẹp hào hung, có bóng dáng của các tráng sĩ thời xưa nhưng cũng rất thời đại, rất mới mẻ . Ý chí chiến đấu quên mình, tình yêu mãnh liệt với quê hương đất nước, tình yêu cuộc sống làm bừng sáng vẻ đẹp của cuộc đời chiến đấu gian khổ. + Vẻ đẹp của người lính không tách rời nỗi đau của chiến tranh ác liệt. Sự hi sinh gian khổ của người lính được biểu hiện bằng những hình ảnh bi thương nhưng không bi luỵ - Vẻ đẹp tâm hồn hào hoa, lãng mạn: + Không chỉ ở dáng vẻ “oai hùm” phóng túng mà luôn thăng hoa trong tâm hồn, trong từng giai điệu cảm xúc của người lính giữa cảnh tàn khốc của chiến tranh. + Chất lãng mạn và chất anh hùng không tách rời mà hoà nhập vào nhau tạo nên một vẻ đẹp vừa lí tưởng vừa hiện thực của hình tượng thơ. 3/ Cảm nhận của anh chị về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau: “ Ta về mình có nhớ ta …………………….. Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung” ( Việt Bắc- Tố Hữu) - Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, cảnh và người VB hiện lên thật đẹp. Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về VB là sự hoà quyện thắm thiết giữa cảnh và người, là ấn tượng không thể phai mờ về người VB cần cù trong lao động, thuỷ chung tình nghĩa trong đoạn thơ trên - Thiên nhiên VB hiện lên với những vẻ đẹp đa dạng, phong phú sinh động, thay đổi theo từng mùa - Gắn bó với khung cảnh ấy là con người bình dị: người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái măng…..Bằng những việc làm nhỏ bé của mình, họ đã góp phần tạo nên sức mạnh của cuộc kháng chiến - Âm hưởng trữ tình tạo nên khúc ca ngọt ngào đằm thắm của tình đồng chí, đồng bào, tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước…. 4/ Phân tích đoạn thơ: “ Những đường Việt Bắc của ta …………………………….. Vui từ Việt Bắc đèo De, núi Hồng” - Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc( 8 câu đầu) + Toàn cảnh quân dân ra trận chiến đấu với khí thế hào hùng, sôi sục, khẩn trương + Hình ảnh bộ đội hành quân ra trận với vẻ đẹp hào hùng lãng mạn + Dân công phục vụ kháng chiến - Khí thế chiến thắng của các chiến trường khác (4 câu) - Nghệ thuật sử dụng hình ảnh, ngôn từ: từ láy, động từ, tính từ gợi tả, phép tu từ, giọng thơ; chất sử thi hào hùng, tính lãng mạn tượng trưng. 5/ Nêu những nét độc đáo trong nghệ thuật biểu hiện của đoạn trích “ Đất Nước- Mặt đường khát vọng”: - Kết cấu đoạn trích chia làm hai phần, mỗi phần trả lời những câu hỏi nhất dịnh ngầm ẩn sâu xa trong mạch thơ: Đất Nước có từ bao giờ? Cội nguồn từ đâu? Đất Nước là gì? Đất Nước của ai? Ai làm nên ĐN? Tất cả liên kết thành một hệ thống khá chặt chẽ, thể hiện hướng tìm tòi đầy trí tuệ của NKĐ. - Chất liệu nghệ thuật : Sử dụng sang tạo các chất liệu văn hoá dân gian từ tục ngữ, thành ngữ, ca dao, truyền thuyết….đến phong tục tập quán và sinh hoạt hằng ngày. Điều đó tạo cho đoạn trích một không gian nghệ thuật riêng hết sức quen thuộc gần gũi mà lại diệu kì, bay bổng. Đó là không gian nghệ thuật kết tinh tâm hồn, trí tuệ của nhân dân. - Bút pháp trữ tình - chính luận: những tri thức văn hoá được kiểm nghiệm trong thực tế, trong sự nhập cuộc vào đời sống nhân dân; sự hài hoà của cảm xúc và suy nghĩ, những lí lẽ sắc sảo qua hình thức thơ gợi cảm, giọng thơ thiết tha sôi nổi. - Hình thức thơ: Mượn hình thức trò chuyện tâm tình của TY nam nữ với dòng thơ tự do, nhạc điệu linh hoạt, đoạn trích này giống như một tuỳ bút bằng thơ gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. 6/ ĐN được cảm nhận với sự thống nhất của 3 phương diện: chiều sâu văn hoá, chiều rộng của không gian, chiều dài về thời gian. Anh chị hiểu điều đó như thế nào? - Chiều sâu văn hoá: + ĐN là nơi sinh tồn của ông bà, tổ tiên, là nơi con người được sinh ra, là quê hương. + ĐN gắn với phong tục tập quán, ca dao, cổ tích, sinh hoạt thường ngày có từ bao đời của người Việt - Về không gian: + ĐN là những gì gần gũi, quen thân với cuộc sống của mỗi người, là ngôi trường, là bến nước, là mảnh đất ta sinh ra và lớn lên, là quê hương của tình yêu, của kỉ niệm yêu thương. + ĐN là không gian rộng lớn, là núi rừng song bể, là nơi chốn sinh tồn của cả cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ. - Về thời gian: ĐN được cảm nhận từ quá khứ nghìn xưa với huyền thoại “ LLQ-ÂC” cho đến hôm nay với ngày giỗ tổ Hùng Vương trong tâm hồn người Việt. Bức thông điệp huyết thống “ con Rồng cháu Tiên” sẽ truyền mãi qua các thế hệ. 7/ Nêu suy nghĩ của anh chị về nhận xét: Ở phần cuối, tư tưởng “ĐN của Nhân dân” đã thể hiện tập trung trong sự cảm nhận tính cách con người Việt Nam “ Để Đất Nước này là ĐN của Nhân dân …………………………………….. Đi trả thù mà không sợ dài lâu” - Câu thơ : “ ĐN của Nhân dân, ĐN của ca dao thần thoại” là một cách định nghĩa về ĐN thật giản dị mà độc đáo. - ĐN được tạo nên bởi sức mạnh và tình nghĩa của nhân dân, ĐN là của Nhân dân; muốn hiểu ĐN phải hiểu nhân dân và vẻ đẹp tâm hồn tính cách của nhân dân, hơn đâu hết có thể tìm thấy trong văn hoá tinh thần của nhân dân: văn hoá dân gian, thần thoại, cổ tích, ca dao…. - Trong kho tàng ca dao, nhà thơ chọn 3 câu tiêu biểu để nêu bật 3 đặc điểm quan trọng trong tín cách truyền thống của nhân dân : Say đắm trong TY, quý trọng tình nghĩa, quyết liệt trong chiến đấu. 8/ Giữa sóng và em trong bài thơ “ Sóng” ( XQ) có mối quan hệ như thế nào? Nêu nhận xét về nghệ thuật kết cấu của bài thơ. - Sóng là hình ảnh, là biểu tượng cho tâm hồn người con gái đang yêu- một kiểu của cái tôi trữ tình. Em là cái tôi trữ tình của nhà thơ.Sóng và em có lúc phân đôi, có lúc hoà nhập để nói lên cảm xúc, tâm trạng phong phú, phức tạp nhiều khi mâu thuẫn nhưng thống nhất trong tâm hồn người con gái đang yêu - Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng trữ tình: Sóng và em. Sóng biểu xôn xao triền miên, vô tận gợi liên tưởng đến sóng lòng dạt dào đầy khát khao TY, hạnh phúc. Song hành với sóng là em. Cấu trúc song hành này góp phần tạo nên chiều sâu nhận thức và nét độc đáo của bài thơ. 9/ Cảm nhận về tâm hồn người phụ nữ đang yêu qua bài thơ Sóng - Mở đầu bài thơ là trạng thái tâm lí của tâm hồn khao khát yêu đương đang tìm đến một tình yêu rộng lớn (K1) + Những trạng thái, những cung bậc phức tạp trong trái tim yêu + khát khao tìm được sự đồng cảm, đồng điệu, vươn tới cái lớn lao, cao đẹp - Khát vọng TY là khát vọng muôn đời của nhân loại, nhất là tuổi trẻ (K2) - TY là một điều bí ẩn thiêng liêng, như sóng biển, như gió trời khó có thể lí giải được . XQ đã cắt nghĩa TY một cách hồn nhiên, trực cảm (K3,4) - TY gắn với nỗi nhớ (K5) - TY phải vượt qua thử thách trắc trở để khẳng định lòng chung thuỷ(K6,7) - Khát vọng về một TY vĩnh hằng ( K8,9) 10/ Nêu những nét đặc sắc của ngôn từ nghệ thuật trong bài thơ “ Đàn Ghita của Lor ca”: - Bài thơ như giai điệu một bản nhạc, có phần nhạc đệm của Ghi ta. Chuỗi âm li la li la li la….mở đầu và kết thúc bài thơ gợi lên tiếng vang giàu nhạc điệu. - Ngôn ngữ diễn tả âm thanh theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác, màu sắc: tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta xanh; hình ảnh động: tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy - Màu sắc gắn với cảm xúc và suy tưởng: áo choàng đỏ gắt, áo choàng bê bết đỏ, chiếc ghi ta màu bạc - Hình ảnh giàu sắc thái tượng trưng: ném lá bùa vào xoáy nước, ném trái tim mình vào lặng im - Hệ thống ngôn ngữ giàu sắc thái tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ……. 11/ Tìm hiểu hình tượng Sông Đà a. Sông Đà hung bạo, dữ dội: - Cảm hứng mãnh liệt về vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ của sông Đà: + Thành vách dựng đứng, dòng chảy ghê gớm, thác đá + Sức mạnh của gió, sóng, đá + Những hút nước ghê rợn + Những thác nước bày thế trận như một bầy thuỷ quái hung bạo - Giọng văn phóng túng, ngôn từ phong phú giàu giá trị tạo hình b. Sông Đà thơ mộng, trữ tình - Một vẻ đẹp đầy nữ tính- “ áng tóc trữ tình” - Sông Đà đẹp ở không gian và thời gian khác nhau - Tình yêu tha thiết với sông Đà 12/ Tìm hiểu hình tượng ông lái đò trong cuộc chiến đấu với con SĐ hung bạo: - Trong cảm xúc thẩm mĩ của NT con người lao động đẹp và quý hơn tất cả. Đó là khối “ vàng mười”. Con người lao động vô danh trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên đã trở nên lớn lao, kì vĩ - Người anh hùng lao động trên sông nước: + Cuộc đấu tranh không cân sức ( SĐ hung bạo- con người nhỏ bé) + Con người đã chiến thắng sức mạnh của tự nhiên. Dòng sông càng hung bạo thì hình tượng ông lái đò càng đẹp đẽ, uy nghi. + Nguyên nhân làm nên chiến thắng: kinh nghiệm đò giang sông nước, nắm được quy luật của dòng sông, sự ngoan cường, ý chí quyết tâm… Đoạn văn miêu tả đầy không khí trận mạc, sức tưởng tượng và kho từ vựng phong phú thể hiện rõ PCNT của NT - Vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ + Nghệ sĩ vượt thác qua ghềnh + Tâm hồn đẹp : vô danh, thầm lặng, bình dị. 13/ Nét độc đáo, đa sắc thái của sông Hương trong “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” - Vẻ đẹp của sông Hương từ thượng nguồn đến đoạn chảy qua kinh thành Huế + Ở thượng nguồn sông Hương có vẻ đẹp “phóng khoáng và man dại ” như một cô gái Di-gan + Khi chảy qua dãy Trường Sơn, SH như “ một bản trường ca rừng già rầm rộ….” + Ra khỏi rừng sông Hương trở nên “ dịu dàng và trí tuệ”… + Khi uốn lượn qua những rừng thông nơi đặt lăng mộ vua nhà Nguyễn, nó lại có vẻ đẹp “ trầm mặc”, “ như triết lí, như cổ thi…” - Vẻ đẹp của sông Hương trong cảm hứng của các nghệ sĩ: Nguyễn Du, CBQ, TĐ, TH… vẻ đẹp SH gắn với cách cảm nhận, cách nhìn nhận riêng của từng nhà thơ. - SH gắn với xứ Huế với lịch sử dựng nước và dựng nước; gắn với cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Nam của nước đại Việt xưa. 14/ Nét riêng trong văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường: - TY say đắm với dòng sông, sự gắn bó máu thịt với cảnh và con người xứ Huế - Cây bút giàu chất trí tuệ, hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hoá và nghệ thuật xứ Huế - Trí tưởng tượng lãng mạn bay bổng - Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế, tài hoa

File đính kèm:

  • docDE_CUONG_CHINH_THUC_ON_TAP_HOC_KI_I_K12.doc
Giáo án liên quan