Câu 1: Giải toán tiểu học
Ví dụ: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 120m, chiều dài hơn chiều rộng 20m. Tính diện tính mảnh đất hình chữ nhật đó.
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8136 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi môn: Phương pháp dạy toán ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Cương Ôn Thi .
Môn : Phương Pháp dạy Toán Ở Tiểu Học
Câu 1: Giải toán tiểu học
Ví dụ: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 120m, chiều dài hơn chiều rộng 20m. Tính diện tính mảnh đất hình chữ nhật đó.
Tóm tắt: 20m
Chiều dài:
?m 120:2
Chiều rộng:
?m
Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật?
Giải
Nửa chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
120:2= 60 (m)
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:
(60+20):2= 40 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
(60-20):2= 20 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
40 x 20 = 800 (m2)
Đáp số: 800 m2
câu 2 : Hướng dẫn học sinh giải toán tiểu học dạng ( Tổng hiểu, tổng tỉ, hiệu tỉ . )
Ví dụ : Lan đọc quyển sách dày 100 trang, ngày đầu Lan đọc được 30 trang, ngày thứ hai Lan đọc gấp đôi ngày đầu , Hỏi số trang sách lan chưa đọc là bao nhiêu trang ?
Bước 1 : Tìm hiểu đề :
Gọi 1,2 học sinh đọc đề và trả lời các câu hỏi sau :
Bài toán hỏi ta điều gì ?
( Tìm số trang sách Lan chưa đọc )
Bài toán cho ta biết điều gì ?
( Tổng Số trang sách : 100 trang . )
( Ngày đầu đọc : 30 trang )
( Ngày hai đọc : Gấp đôi ngày đầu )
Bước 2 : Hướng học sinh tóm tắt đề bài toán :
Tổng số trang sách : 100 trang
Ngày đầu đọc : 30 trang
Ngày thứ hai đọc : gấp đôi ngày đầu
Bước 3 : Hướng dẫn giải : ( phân tích đề bài toán )
Giáo viên
Bài toán cho ta biết điều gì ?
Muốn biết số trang sách Lan chưa đọc là bao nhiêu ta phải biết điều gì ?
Tổng số trang sách đã biết chưa ?
Tổng số trang sách đã đọc đã biết chưa ?
Muốn biết số trang sách đã đọc ta phải làm gì ?
Số trang sách ngày một đã biết chưa ?
Giữ kiện nào của đề bài toán giúp em tìm được số trang sách đã đọc trong 2 ngày ?
Để tính được số trang sách ngày hai ta thực hiện phép tính gì ?
Muốn tính tổng số trang sách Lan đã đọc ta thực hiện phép tính gì ?
Muốn tính trang sách Lan chưa đọc ta phải thực hiện phép tính gì ?
Học sinh
Số trang sách Lan chưa đọc là bao nhiêu
-Tổng số trang sách hiện có và tổng số trang sách đã đọc
Đã biết rồi . ( 100 trang )
Chưa biết
Số trang sách đã đọc của mỗi ngày
Đã biết rồi ( 30 trang )
Ngày hai gấp đôi ngày một
Phép nhân . (30 x 2 )
Phép cộng . ( 30 + 60 )
Phép trừ . ( 100- 90 )
Bước 4 : Trình bày bài giải :
Giải :
Số trang sách ngày hai Lan đọc được là .
30 x 2 = 60 ( trang )
Số trang sách Lan đã đọc là .
30 + 60 = 90 ( trang )
Số trang sách Lan chưa đọc là .
100- 90 = 10 (trang )
Đáp số : 10 trang
Bước 5 : Thử Lại :
60 : 30 = 2
30 + 60 + 10 = 100
Lưu ý : khi đề bài thi ra hoặc trong đề thi cô giáo yêu cầu :
Anh ( chị ) hãy trình bày cách hướng dẫn học sinh tiểu học giải toán thì các bạn tiến hành theo các bước sau :
Bước 1; Tìm hiểu đề :
Gọi 1,2 học sinh đọc đề và trả lời các câu hỏi sau đây :
Bài toán hỏi ta điều gì ?
Bài toán cho ta biết điều gì ?
Bước 2 : Hướng dẫn học sinh tóm tắt đề bài toán theo sơ đồ đoạn thẳng hoặc bằng lời nói ngắn gọn .
Bước 3 : Hướng dẫn giải . ( Phân tích đề bài toán )
Bài toán hỏi ta điều gì ?
Để biết được………………ta phải làm gì ?
Giữ kiện nào của bài toán giúp em tìm được…………..
Để tính được…………….ta phải thực hiện phép tính gì ?
Nếu là dạng toán điển hình cần hỏi rõ sau khi đưa ra hết các giữ kiện của bài toán ,
Bài toán này thuộc dạng toán điển hình gì ? ( tổng hiệu, tổng tỉ, hiệu tỉ )
Công thức chung để giải loại toán đó là gì ?
Trong bài toán này đâu là………………đâu là………….
Câu 3: Nêu Khái niệm, ý nghĩa, tác dụng một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng các phương pháp sau :
Phương Pháp trực quan .
Phương Pháp thực hành luyện tập .
Phương pháp trực quan ;
Khái niệm :
Phương pháp trực quan là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh trực tiếp hoạt động trên các phương tiện, đồ dùng dạy học,từ đó giúp học sinh hình thành kiến thức, củng cố kiến thức cho học sinh .
Ví dụ : Dạy bài “ Hình Bình Hành ” lớp 4
Vai trò tác dụng của phương pháp trực quan :
Các kiến thức toán học thì mang tính trừu tượng và khái quát cao, mà học sinh tiểu học lại có đặc điểm nhận thức cụ thể và mang tính trực giác .
Vì vậy phương pháp trực quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học toán ở tiểu học .
Với những hình ảnh trực quan kết hợp với lời giảng của giáo viên sẽ giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và tích hợp kiến thức .
Trong phương pháp trực quan giáo viên tác động vào tư duy học sinh theo đúng quy luật nhận thức : “ Trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng ” và “ Tư duy trừu tượng đến thực tiễn”
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp dạy học trực quan
Ưu điểm :
Phương pháp dạy học trực quan nếu được sử dụng khéo léo sẽ làm cho các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học tạo nên nguồn tri thức . Chức năng đó của chúng chủ yếu gắn liền với sự khái quát những hiện tượng, sự kiện với phương pháp nhận thức quy nạp
Chúng cũng là phương tiện minh họa để khẳng định những kết luận có tính suy diễn và còn là phương tiện tạo nên những tình huống vấn đề và giải quyết vấn đề .
Vì vậy phương pháp dạy học trực quan góp phần phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh .
Với phương pháp dạy học trực quan sẽ giúp học sinh huy động sự tham gia của nhiều giác quan kết hợp với lời nói sẽ tạo điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu, làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sát, óc tò mò khoa học của học sinh.
Nhược điểm :
Nếu không ý thức rõ phương pháp trực quan, phương tiện trực quan chỉ là một phương tiện nhận thức nếu mà lạm dụng chúng thì dễ làm cho học sinh phân tán chú ý, thiếu tập trung vào những dấu hiệu bản chất, thậm chí còn làm hạn chế sự phát triển năng lực tư duy trừu tượng của trẻ
Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp dạy học trực quan:
Một là : Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học tiểu học không thể thiếu đồ dùng dạy học .
Dạy học tùy thuộc vào từng giai đoạn nhận thức : “ lúc đầu sử dụng vật thật sau đó sử dụng sơ đồ mô hình ”
Đồ dùng trực quan phải đảm bảo là chỗ dựa ban đầu cho hoạt động nhận thức của trẻ .
Đồ dùng trực quan phải phù hợp với nội dung dễ kiếm, dễ làm .
Đồ dùng trực quan phải đảm bảo tính thẫm mỹ .
Hai là : cần sử dụng đúng lúc, đúng mức độ phương tiện trực quan .
Ba là : Các phương tiện trực quan tăng dần mức độ trừu tượng .
Đối với học sinh lớp 1,2,3 thì phương tiện trực quan mang tính cụ thể hơn .
Đối với học sinh lớp 4,5 thì phương tiện mang tính trừu tượng .
Bốn là : không nên quá đề cao phương pháp trực quan .
Phương pháp thực hành luyện tập :
Khái nệm ;
Là phương pháp dạy học thông qua các hoạt động thực hành của học sinh để giúp các em nắm được kiến thức và kỹ năng mới .
Ví dụ : Dạy bài “ Rút gọn Phân số ” lớp 4
Vai trò, tác dụng của phương pháp thực hành luyện tập;
Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học mang tính cụ thể mà các kiến thức kỹ năng toán học thì thường trừu tượng ® vì vậy phương pháp thực hành luyện tập là phương pháp dạy học chủ yếu ở tiểu học .
Phương pháp thực hành luyện tập thường sử dụng ở các tiết dạy học bài tập, ôn tập và thực hành .
Ở một số tiết hình thành kiến thức mới nếu khéo vận dụng thì cũng có thể sử dụng phương pháp này .
Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp thực hành luyện tập:
Cần chuẩn bị chu đáo nội dung thực hành luyện tập .
Xác định rõ mục tiêu
Phân bố thời gian cho từng nội dung
Xác định thứ tự ưu tiên của các nội dung
Dự kiến nhiệm vụ thực hành cho học sinh để tất cả các đối tượng đều được thực hành .
Trong khi học sinh thực hành giáo viên phải luôn giám sát kiểm tra và điều chỉnh sai xót nếu có, tránh làm thay học sinh,tạo tình huống để học sinh tích cực hơn .
Phải trang bị những phương tiện tối thiểu đáp ứng những hoạt động thực hành cơ bản .
Học sinh phát huy được tính tích cực trong học tập .
Câu 4 : Đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình toán tiểu học .
Chương trình môn toán ở bậc tiểu học gồm có năm tuyến kiến thức chính là .
Số học
Các yếu tố đại số
Các yếu tố hình học
Đo các đại lượng
Giải toán .
Trong đó số học là tuyến kiến thức lớn nhất, trọng tâm nhất, đóng vai trò là cấu trúc chính còn bốn mục kiến thức kia chuyển động xung quanh nó phụ thuộc vào nó.
Chương trình chọn lọc các nội dung đảm bảo tính cơ bản, thiết thực gắn với trẻ .
Nội dung được trình bày không ở dưới dạng có sẵn, tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức……..
Chương trình môn toán ở tiểu học đưa vào một số nội dung có nhiều ứng dụng cao trong học tập và trong cuộc sống .
( ví dụ : Yếu tố thống kê, làm quen và sử dụng máy tính bỏ túi….. )
Dạy số học tập trung vào số tự nhiên và số thập phân . Dạy học phân số chỉ giới thiệu một số nội dung cơ bản phục vụ cho dạy học số thập phân và ứng dụng thực tế.
Chương trình được sắp xếp theo nguyên tắc hợp lý, mở rộng và phát triển dần theo các vòng số ® nghĩa là các kiến thức được lặp đi lặp lại qua nhiều vòng số vòng sau mở rộng hơn vòng trước phát triển nâng cao và củng cố các kiến thức đã học trong vòng trước .
Chương trình gồm 7 vòng số, vòng số đếm 10, vòng số đếm 100, 100.000 đến các số nhiều chữ số, vòng các số thập phân, vòng phân số .
Câu 5 : Những vấn đề cần chú ý khi tổ chức thảo luận nhóm :( các tình huống, cách xử lý các tình huống ).
Các tình huống có thể xảy ra khi thảo luận nhóm :
Cuộc thảo luận mãi chưa bắt đầu .
Thảo luận nhưng không thực sự hiệu quả .
Thảo luận nhưng không tham gia thảo luận .
Học sinh nói quá nhiều làm quá nhiều hết phần việc của nhóm .
Cách xử lý tình huống :
Để học sinh nhanh chóng bắt đầu cuộc thảo luận giáo viên có thể khơi ngòi bằng việc đặt câu hỏi hoặc nêu tình huống chọc tức .
Ví dụ : Phải thảo luận làm thế nào để cộng hai pân số 1/8 và 2/8 ?
Có nhiều dạng câu hỏi có thể đặc ra .
Lúc nào cũng vẽ và đếm trên giấy được không ?
Vậy có thể tìm tổng bằng cách nào ?
Câu hỏi dạng nhân quả : ( nếu làm……….thì có kết quả …………..)
Câu hỏi dạng so sánh : ( cách làm nào hiệu quả )
File đính kèm:
- de cuong toan 1.docx