A. Câu hỏi tái hiện kiến thức: Hướng dẫn khung bài làm cho câu hỏi tái hiện.
I. Văn học Việt Nam:
1. Bài khái quát về giai đoạn văn học:
* Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8 /1945 đến 1975:
Câu 1: Nêu ngắn gọn hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến 1975.
- Chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài ba mươi năm.
- Miền Bắc xây dựng cuộc sống mới.
- Giao lưu văn hoá với nước ngoài không thuận lợi, chỉ giới hạn trong một số nước.
- Nền văn hoá mới vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Câu 2: Tóm tắt ngắn gọn quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học giai đoạn này?.
* Quá trình phát triển:
- Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954: (Kháng chiến chống Pháp) Văn học tập trung ca ngợi Tổ quốc và quần chúng nhân dân. (Nêu thành tựu của các thể loại:Văn xuôi, thơ, kịch, lí luận, nghiên cứu, phê bình)
- Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964: (Xây dựng CNXH) Văn học tập trung thể hiện hình ảnh con người mới. Không khí xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đem lại cho văn học một tiếng nói mới tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan. Nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước tạo cho văn học một nội lực manh mẽ. (Nêu thành tựu của các thể loại:Văn xuôi, thơ, kịch)
- Chặng đường từ 1965 đến 1975: (Kháng chiến chống Mỹ) Văn học tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ. (Nêu thành tựu của các thể loại:Văn xuôi, thơ, kịch)
* Thành tựu chủ yếu:
- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó, thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.
- Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: Truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.
- Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tính thời đại.
37 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Văn học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết
Nội dung kiến thức
1 + 2
A. Câu hỏi tái hiện kiến thức: Hướng dẫn khung bài làm cho câu hỏi tái hiện.
I. Văn học Việt Nam:
1. Bài khái quát về giai đoạn văn học:
* Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8 /1945 đến 1975:
Câu 1: Nêu ngắn gọn hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến 1975.
- Chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài ba mươi năm.
- Miền Bắc xây dựng cuộc sống mới.
- Giao lưu văn hoá với nước ngoài không thuận lợi, chỉ giới hạn trong một số nước.
- Nền văn hoá mới vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Câu 2: Tóm tắt ngắn gọn quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học giai đoạn này?.
* Quá trình phát triển:
- Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954: (Kháng chiến chống Pháp) Văn học tập trung ca ngợi Tổ quốc và quần chúng nhân dân. (Nêu thành tựu của các thể loại:Văn xuôi, thơ, kịch, lí luận, nghiên cứu, phê bình)
- Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964: (Xây dựng CNXH) Văn học tập trung thể hiện hình ảnh con người mới. Không khí xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đem lại cho văn học một tiếng nói mới tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan. Nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước tạo cho văn học một nội lực manh mẽ. (Nêu thành tựu của các thể loại:Văn xuôi, thơ, kịch)
- Chặng đường từ 1965 đến 1975: (Kháng chiến chống Mỹ) Văn học tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ. (Nêu thành tựu của các thể loại:Văn xuôi, thơ, kịch)
* Thành tựu chủ yếu:
- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó, thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.
- Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: Truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.
- Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tính thời đại.
Câu 3: Nêu ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975?.
- Văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước, phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu.
- Nền văn học hướng về đại chúng, tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
* Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX:
Câu 1: Nêu ngắn gọn hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá của văn học giai đoạn này?.
- Chiến tranh kết thúc.
- Lịch sử, xã hội, văn hoá của văn học có nhiều thay đổi:
+ Sau năm 1975, đề tài văn học được mở rộng hơn. Một số tác phẩm phơi bày những mặt tiêu cực trong xã hội hoặc nhìn thẳng vào những tổn thất nặng nề trong chiến tranh hay bước đầu đề cập đến bi kịch cá nhân và đời sống tâm linh.
+ Từ sau năm 1986, văn học đổi mới mạnh mẽ về ý thức nghệ thuật. Người cầm bút có ý thức sâu sắc về các tính sáng tạo và có quan niệm mới mẻ về con người. Họ khao khát đem lại cho nền văn học nước nhà một tiếng nói riêng, một phong cách riêng
Câu 2: Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX.
- Thể loại phóng sự phát triển mạnh, truyện ngắn và tiểu thuyết có nhiều tìm tòi đổi mới trong cách tiếp cận con người và đời sống. Thể loại trường ca được mùa bội thu, nghệ thuật sân khấu thể hiện thành công nhiều đề tài. Lí luận phê bình cũng xuất hiện nhiều cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh vấn đề mối quan hệ giữa văn học với chính trị, văn học với hiện thực.
- Văn học vận động theo khuynh dân chủ hoá, mang tính nhân văn, nhân bản sâu sắc.
Tóm lại: Thành tựu cơ bản nhất chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống.
3 + 4
2. Bài về tác gia văn học:
* Hồ Chí Minh:
Câu 1: Trình bày ngắn gọn cuộc đời tác giả Hồ Chí Minh.
* Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 2/9/1969)
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước.
- Quê ở Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An.
- Thời trẻ học chữ Hán, sau đó học ở trường Quốc học Huế, dạy học ở trường Dục Thanh.
- Năm 1911 ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
- Các mốc lớn trong cuộc đời: 1919, 1920, 1923, 1925, 3/2/1930, 2/1941, 13/8/1942, 2/9/1945, 1946, từ 1946 đến 1969.
- Là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế cộng sản.
Câu 2: Nêu ngắn gọn quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh.
- Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận. Chất thép là tính chiến đấu của thơ ca và văn học nghệ thuật. Người khẳng định “Văn hoá nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”
- Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc của văn học.
- Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?
Câu 3: Giới thiệu ngắn gọn về sự nghiệp sáng tác văn học của Hồ Chí Minh.
Tập trung thể hiện trên 3 thể loại (Văn chính luận, truyện và kí, thơ ca), nêu một vài tác phẩm tiêu biểu
Câu 4: Nêu những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
- Văn chính luận của chủ tịch Hồ Chí Minh bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính chiến đấu, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện.
- Truyện và kí là những tác phẩm mở đầu và góp phần đặt nền móng đầu tiên cho văn xuôi cách mạng. Truyện ngắn chủ động, sáng tạo: Có khi là lối kể chân thực tạo không khí, có khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thuý và tinh tế. Đặc sắc nhất của truyện ngắn là chất trí tuệ và tính hiện đại.
- Phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh rất đa dạng, phong phú mang đặc điểm của thơ cổ phương Đông. Thơ Hồ Chí Minh vận dụng nhiều thể loại và phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng.
* Tố Hữu:
Câu 1: Giới thiệu vài nét về tiểu sử nhà thơ Tố Hữu.
- Tố Hữu (1920 - 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.
- Quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống văn hoá.
- Từ 6 đến 7 tuổi Tố Hữu đã học và tập làm thơ.
- Ông giác ngộ cách mạng trong thời kì mặt trận dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên dân chủ ở Huế.
- Năm 1937 giác ngộ lí tưởng cộng sản.
- Năm 1938 được kết nạp vào Đảng cổng sản Việt Nam.
- Tháng 4/1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3/1942 ông vượt ngục Đắc Lay, tiếp tục hoạt động cách mạng.
- Tố Hữu từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước: Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa ở thành Huế, Uỷ viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
- Ông mất tại Hà Nội ngày 8/12/2002.
- Với những đóng góp to lớn cho nền thơ ca cách mạng, Tố Hữu đã vinh dự nhận giải thưởng hội nhà văn Việt Nam 1954 - 1955. Nhận giải thưởng ASEAN (1996), giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
- Những tập thơ tiêu biểu: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng…
Câu 2: Trình bày ngắn gọn chặng đường thơ Tố Hữu (ghi rõ thời gian sáng tác).
+ Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946): Là tập thơ đầu tay của tác giả. Tiếng reo vui của một thanh niên giác ngộ lí tưởng, quyết phấn đấu, hy sinh cho lí tưởng cách mạng. Tâm hồn ấy đã vượt qua máu lửa, vượt qua xiềng xíh để đi dến giải phóng cùng với đất nước.
+ Tập thơ Việt Bắc (1947 - 1954): Được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tập trung thể hiện hình ảnh nhân dân, bộ đội và căn cứ kháng chiến Việt Bắc. Tố Hữu ca ngợi những con người bình thường, những người phụ nữ, anh Vệ quốc quân đã dững cảm chiến đấu , hy sinh quên mình bảo vệ Tổ quốc.
+ Tập thơ Gió lộng (1955 - 1961): Là tập thơ viết khi Miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là thời kì tràn đầy sức sống niềm vui: Tập làm chủ, tập làm người xây dựng, dám vươn mình cai quản cả thiên nhiên. Đây cũng là thời kì tiếp tục đấu tranh thống nhất Đất nước, tập thơ phơi phới tinh thần lãng mạn cách mạng.
+ Tập thơ Ra trận (1962 - 1971), Máu và hoa (1972 - 1977): Tập hợp những bài thơ Tố Hữu sáng tác trong thời kì cả nước kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hai tập thơ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca ngợi chiến thắng của nhân dân ta, là mậnh lệnh tấn công và lời kêu gọi, cổ vũ cho cuộc chiến đấu quyết liệt của dân tộc.
+ Một tiếng đờn (1992), ta với ta (1999): là hai tập thơ ra đời khi đất nước bước vào thời kì đổi mới. Khuynh hướng trữ tình - chính trị vẫn là một nét ổn định hiện những suy ngẫm, chiêm nghiệm vầ cuộc sống, về lẽ đời, về những giá trị bền vững trong cuộc sống. Giọng thơ thấm đượm chất suy tư.
Những tập thơ của Tố Hữu thường gắn chặt và theo sát những mốc quan trọng của cách mạng Việt Nam.
Câu 3: Nêu những nét chính trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
- Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình - chính trị rất sâu sắc.
- Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết.
- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc từ nội dung đến hình thức.
5 + 6
3. Về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ các tác phẩm văn học:
Câu 1: Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác và đối tợng hớng tới của Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh).
* Hoàncảnh sáng tác: - Năm 1945 ở Miền Nam thực dân Pháp được sự giúp sức của quân đội Anh (Thay mặt phe đồng minh thắng trận ở thế giới thứ 2 vào giải giáp quân đội Nhật bại trận) đang tiến vào Đông Dương. ở Miền Bắc bọn Tàu Tưởng, tay sai của đế quốc Mỹ cũng đang ngấp nghé ngoài biên giới - Anh, Mỹ có khả năng sẽ nhân nhượng cho Pháp trở lại Đông Dương.
- Ngày 19/8/1945 Chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày2/9/1945 Tại quảng trường Ba Đình Hà Nội người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào.
* Đối tượng: Quốc dân đồng bào, nhân dân thế giới và đặc biệt là bọn đế quốc thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta.
* Mục đích: Tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới, phe đồng minh và kẻ thù của dân tộc về quyền độc lập tự do của dân tộc Việt nam.
* Nội dung: 3 nội dung cơ bản (nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc; Tố cáo tội ác của thực dân Pháp; Tuyên bố độc lập).
* Hình thức: Bài văn ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục.
Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) + Việt Bắc (Tố Hữu) và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (kim Lân), …
* Tây Tiến: Tây Tiến là một đơn vị quân đội, tên gọi của trung đoàn 52 được thành lập năm 1947, hoạt động ở biên giới Việt - Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là học sinh, sinh viên Hà Nội. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, nhớ về đơn vị cũ tác giả viết tác phẩm tại Phù Lưu Chanh. Lúc đầu bài thơ có tên là nhớ Tây Tiến.
* Việt Bắc:
- Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, miền Bắc nước ta được giải phóng, lịch sử đất nước bước sang trang mới, cách mạng Việt Nam bước vào một thời kì mới.
- Tháng 10/1954, các cơ quan Trung ươngcủa Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc.
* Vợ chồng A Phủ: Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc - Tác phẩm được trao giải nhất về truyện kí. Truyện là kết quả của chuyến thâm nhập thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Trong chuyến đi này Tô Hoài đã sống gắn bó nghĩa tình với đồng bào các dân tộc Thái, Mường, HMông… và chính cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo để Tô Hoài hoàn thành tác phẩm.
* Vợ nhặt: Vợ nhặt thực ra là một chương trong tiểu thuyết Xóm ngụ cư, được viết ngay sau khi cách mạng tháng tám thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo trong kháng chiến. Sau khi hoà bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết truyện ngắn này.
(Học sinh nhớ thời gian sáng tác của các tác phẩm đã học khác)
4. ý nghĩa nhan đề tác phẩm, tình huống truyện:
Câu 1: Tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân).
* ý nghĩa nhan đề:
- Nhan đề tạo ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc: Người ta thường chỉ nhặt được vật này, vật khác chứ không ai nói nhặt được vợ hay chồng. Hơn nữa, lấy vợ lấy chồng là một việc hệ trọng của cả cuộc đời nhơng ở đây nhân vật Tràng "nhặt" được vợ rất nhanh chóng dễ dàng.
- Nhan đề tác phẩm gợi ra những ý vị chua chát về thân phận con người bị rẻ rúng trong xã hội cũ vào năm đói ất Dậu.
- Qua nhan đề vợ nhặt, Kim Lân gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến. Đồng thời ca ngợi khát vọng sống và niềm tin của con người.
* Tình huống truyện: Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư.
- Giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại nhặt được vợ, có vợ theo.
- Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề tác phẩm.
Câu 2: Tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).
ý nghĩa nhan đề tác phẩm:
- Chứa đựng cảm xúc của nhà văn và linh hồn tư tưởng chủ đề tác phẩm.
- Rừng xà nu vừa có nghĩa tả thực và nghĩa tượng trưng:
+ Nghĩa tả thực: Xà nu là một loài cây họ thông mọc rất nhiều ở Tây Nguyên. Đây là thứ cây khoẻ, giàu sức sống, có thể sinh sôi rất nhanh ngay cả ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt, đồi núi kgô cằn. Người Tây Nguyên cũng gắn bó mật thiết với cây xà nu.
+ Nghĩa tượng trưng: Rừng xà nu tiêu biểu cho sức sống bất diệt, tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân Tây Nguyên nói riêng, con người Việt Nam nói chung luôn quật khởi, kiên cường trong chiến tranh cách mạng.
Câu 3: Tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
ý nghĩa nhan đề tác phẩm: Không chỉ có giá trị thông báo về vị trí các thế hệ của hai nhân vật chính mà còn gợi nhiều ý nghĩa:
- Đó là những con người được nuôi dưỡng và trưởng thành trong gia đình có truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào.
- Họ là những con người đã tiếp nối xứng đáng truyền thống cách mạng của gia đình.
- Khẳng định, ngợi ca mối liên hệ bền chặt, thiêng liêng giữa các thế hệ trong gia đình, giữa con người với gia đình.
Câu 4: Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa( Nguyễn Minh Châu).
* ý nghĩa nhan đề:
- Đó là hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa trời biển mờ sương, cái đẹp tuyệt vời của thiên nhiên và cuộc sống lao động, cái đẹp khiến người nghệ sĩ hạnh phúc vì bắt gặp cái thiện, cái mĩ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hoà, lãng mạn của cuộc đời.
- Nhưng đó là chiếc thuyền ở ngoài xa. Khi đến gần bờ, phía sau cái đẹp "toàn bích" kia lại là một bi kịch của nạn bạo hành trong gia đình thuyền chài.
- Nhan đề truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là nơi tác giả gửi gắm quan niệm về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất sự thật sau vè ngoài đạp đẽ của hiện tượng.
- Nhan đề này cũng vừa thể hiện quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Nhà văn đã đặt ra vấn đề về mối quan hệ khăng khít giữa nghệ thuật với đời sống, về yêu cầu hiểu biết và bản lĩnh trung thực của người nghệ sĩ. Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận cụ thể của con người. Nhan đề chiếc thuyền ngoài xa giống như là gợi ý về khoảng cách, về cự li nhìn ngắm đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng.
* Tình huống truyện:
- Cách tạo ra tình huống mang ý nghĩa khám phá và phát hiện về đời sống (tình huống nhận thức): Việc chứng kiến lão đàn ông đánh vợ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh - tạo ra ở người nghệ sĩ cách nhìn đời khác hẳn: Không còn lãng mạn - lí tưởng hoá cuộc sống, thấy rõ cái ngang trái trong cuộc sống, hiểu sâu thêm tính cách con người và bản chất người đồng đội, hiểu thêm chính mình.
- Tình huống truyện được tác giả đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn về phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời.
5. Tóm tắt nội dung các tác phẩm tự sự:
Câu 1: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
- Nhân vật chính là Mị và A Phủ.
- Giới thiệu nhân vật: Là cô gái HMông trẻ đẹp, nhà nghèo, có tài thổi lá thổi sáo, yêu đời, yêu cuộc sống. Vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.
- Khi về làm dâu gạt nợ: Lúc đầu có ý định tự tử nhưng vì thương cha nên Mị không đành lòng, chấp nhận cuộc sống trâu ngựa trong nhà thống lí Pá Tra, "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa", không có ý thức về thời gian, không gian, về thân phận.
- Khi đêm tình mùa xuân đến: Không khí ngày tết, men rượu, âm thanh của tiếng sáo gọi bạn đã tác động đến Mị khiến cho trạng thái tâm lí thay đổi, Mị nhớ lại quá khứ và có ý nghĩa phản kháng, Mị muốn đi, ASử đã trói Mị vào cột nhà nhưng tâm hồn Mị vẫn thả theo tiếng sáo gọi bạn, Mị vùng chạy nhưng dây trói thít lại, Mị lại trở lại hiện tại và nghĩ mình không bằng con trâu con ngựa trong nhà thống lí Pá Tra.
- Trong đêm đó A Phủ đánh A Sử nên bị bắt về làm người ở gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra.
- Một lần A Phủ để hổ ăn mất một con bò nên bị trói vào cọc chờ chết. Nhiều đêm Mị dậy hơ tay thổi lửa nhưng trước cảnh A Phủ bị trói Mị vẫn thản nhiên vì đã quá quen với cảnh đó.
- Một đêm qua ánh lửa nhìn sang phía A Phủ Mị thấy "một dòng nước mắt bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ", tình thương, sự đồng cảm giai cấp đã khiến Mị có hành động táo bạo: Cắt dây trói cứu A Phủ, Mị đứng lặng và vùng chạy theo A Phủ lên Phiềng Sa thành vợ chồng và tham gia cách mạng.
Câu 2: Vợ nhặt (Kim Lân)
- Tràng là dân ngụ cư, nhà nghèo, dở hơi, làm nghề kéo xe bò.
- Giữa nạn đói năm 1945 tràng "nhặt" được vợ chỉ vì bốn chặp bánh đúc. Vì đói thị đã theo không Tràng về làm vợ khi chưa hiểu gia cảnh của Tràng.
- Tràng dẫn vợ về nhà giễu qua trước mắt dân làng; Lúc đầu mọi người rất ngạc nhiên nhưng khi hiểu họ thấy vui và cũng lo cho Tràng.
- Bà cụ Tứ (mẹ của Tràng) khi thấy người đàn bà lạ đứng ở đầu giường con trai lại chào bà bằng u lúc đầu bà ngạc nhiên, khi bà hiểu ra cơ sự bà buồn bà khóc, bà thương con trai con dâu, bà chấp nhận cho hai người thành vợ chồng, bà nghĩ đến bổn phận của mình chưa tròn.
- Buổi sáng đầu tiên khi Tràng có vợ: Tràng cảm thấy mọi việc thay đổi, Tràng thấy mình nên người, lo cho gia đình, yêu thương gắn bó với gia đình của mình, trách nhiệm đối với mẹ, với vợ và con cái sau này.
- Bữa cơm ngày đói thật thảm hại nhưng bà cụ tứ nói toàn chuyện vui, bà nói đến tương lai của các con.
- Kết thúc truyện là hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng và đoàn người đi trên đê sộp hiện lên trong đầu tràng.
Câu 3: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
- Làng Xô Man nằm giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn, đang từng ngày hứng chịu những trận đại bác của đồn giặc.
- Sau ba năm đi lực lượng trở về Tnú được thằng bé Heng dẫn về làng, qua ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn.
- Cụ Mết và dân làng Xô Man rất vui mừng.
- Đêm hôm đó Tnú cùng mọi người ở nhà cụ Mết nghe Cụ kể lại cuộc đời bi tráng của Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man:
+ Khi Tnú còn nhỏ cùng Mai đi tiếp tế cho anh Quyết ở trong rừng, học chữ cùng Mai, trung thực lấy đá dập vào đầu tự trừng phạt khi học chữ thua Mai, gan dạ, táo bạo và dũng cảm, khi bị giặc bắt đặt tay lên bụng nói: "cộng sản ở đây này".
+ Khi chứng kiến cảnh vợ con bị giặc tra tấn, Tnú bứt hàng chục trái vả mà không biết, hai con mắt của Tnú là hai cục lửa lớn, Tnú nhảy xổ vào giữa bọn lính nhưng Tnú không cứu được mẹ con Mai.
- Tnú bị bắt, bị tra tấn, mười ngón tay của Tnú là mười ngọn đuốc thiêu sống hệ thần kinh và khơi bùng ngọn lửa đấu tranh của dân làng Xô Man.
- Cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man bắt đầu.
- Sáng hôm sau Cụ Mết và Dít tiễn Tnú về đơn vị, đứng trên đồi xà nu nhìn ra xa không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời.
Câu 4: Những đứa con trong gia đình:
- Việt và chị gái là Chiến cả hai chị em là những người con trong gia đình có truyền thống cách mạng.
- Cả hai chị em cùng đi bộ đội.
- Trong một trận đánh lớn, Việt dùng thủ pháo diệt một xa bọc thép của Mĩ, bị thương và bị lạc đơn vị ba ngày đêm.
- Anh bị mê sảng và nhớ về kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ.
- Anh Tánh dẫn đội của Việt đi tìm Việt và đưa về bệnh viện.
- Khi vết thương sắp lành, anh Tánh nhắc Việt viết thư cho chị Chiến.
Câu 5: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
- Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng biển miền Trung (cũng là nơi anh từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Sau nhiều ngày phục kích, nghệ sĩ Phùng đã phát hiện và chụp được một cảnh đắt trời cho - đó là là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm sương mờ. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã ngạc nhiên đến sững người khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh người chồng vũ phu đánh đập vợ một cách dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình.
- Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ ra tay can thiệp. Theo lời mời của chánh án Đẩu (một đồng đội cũ của Phùng), người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây người đàn bà ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu. Chị đã kể lại câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trước đó.
- Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có một tấm được chọn vào bộ lịch "tĩnh vật hoàn toàn" về "thuyền và biển" năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương ban mai và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ tấm ảnh.
7 + 8
6. Nêu chủ đề, giá trị nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm đã học:
Chủ đề, giá trị nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập, Tây tiến, Việt Bắc, đoạn trích đất nước, Sóng, Đàn ghi ta của Lor-ca, Người lái đò sông Đà, ai đã đặt tên cho dòng sông? Vợ chồng Aphủ, Vợ nhặt, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình, Chiếc thuyền ngoài xa, Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Thuốc, Số phận con người, Ông già và biển cả.
(Học sinh xây dựng nội dung dựa vào sách ôn thi tốt nghiệp).
7. Văn nghị luận:
Câu 1: Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.
* Chủ đề: Qua bài viết, Phạm Văn Đồng khẳng định: Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời của một người chiến sĩ đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự nghiệp thơ văn của ông là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn đình Chiểu không chỉ là bài học cho hôm qua mà cho cả hôm nay.
* Hệ thống luận điểm:
+ Khẳng định vị trí, ý nghĩa cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu khi đặt trong hoàn cảnh cụ thể của lịch sử dân tộc lúc bấy giờ.
+ Chứng minh bằng cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu qua việc tái hiện cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc và phân tích sự phản ánh hiện thực đó trong thơ văn của ông.
+ Khẳng định giá trị nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Lối nói giản dị, mộc mạc, gần gũi với quần chúng nên có sức "truyền bá" lớn.
* Nghệ thuật lập luận: Bố cục chặt chẽ, các luận điểm được triển khai bám sát vấn đề trung tâm: Cách lập luận từ chung đến riêng, kết hợp cả diễn dịch và quy nạp, dùng hình thức đòn bẩy.
Câu 2: Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập.
- Giá trị văn học: Tuyên ngôn độc lập là bài văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn.
- Giá trị lịch sử của tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố của một dân tộc đã đứng lên đấu tranh xoá bỏ chế độ phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hoà nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách một nước độc lập, dân chủ và tự do.
Như vậy có thể thấy Tuyên ngôn độc lập là văn bản chính luận có giá trị nhiều mặt và có ý nghĩa to lớn.
9 + 10
II. Văn học nước ngoài:
1. Truyện ngắn Thuốc (Lỗ Tấn).
Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn những hiểu biết của mình về nhà văn Lỗ Tấn.
* Cuộc đời:
- Lỗ Tấn (1881 - 1936) tên khai sinh là Chu Thụ Nhân, quê ở Triết Giang - Trung Quốc.
- Trong cuộc đời Lỗ Tấn đã đổi nghề 4 lần (hàng hải, khai mỏ, nghề y, nghề văn).
- Lỗ Tấn ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc từ khi còn nhỏ và dược sang Nhật học. Sau đó ông nhận thấy chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần nên ông đã chuyển sang viết văn.
- ông là nhà văn cách mạng có ảnh hưởng lớn trên văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX.
* Sự nghiệp văn học:
- Các tác phẩm của lỗ Tấn thường tập trung vào chủ đề: Phê phán căn bệnh tinh thần kìm hãm sự phát triển của đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ, từ đó kêu gọi đồng bào kiếm tìm phương thuốc để cứu dân tộc.
- Tác phẩm tiểu biểu: Thuốc, gào thét, bàng hoàng, Nám mồ...
Câu 2: Giải thích ngắn gọn nhan đề truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn.
Thuốc là nhan đề đa nghĩa:
- Thuốc chữa bệnh lao của người dân Trung Quốc (bánh bao tẩm máu).
- Thuốc chữa bệnh u mê, lạc hậu của nhân dân và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng tiên phong.
- Thuốc giải phóng
File đính kèm:
- De cuong on thi tot nghiep mon Ngu van.doc