Đề cương tham khảo đố vui để học Vật lý
Tìm hiểu về Các nhà vật lý học:
+ Ac-si-met
+ Newton
+ Galile
+ Jun – Lenxơ
+ Ơ-xtét
+ Ohm
+ Ampe
+ Vôn
+ Edison
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương tham khảo đố vui để học Vật lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO
ĐỐ VUI ĐỂ HỌC
***
Tìm hiểu về Các nhà vật lý học:
+ Ac-si-met
+ Newton
+ Galile
+ Jun – Lenxơ
+ Ơ-xtét
+ Ohm
+ Ampe
+ Vôn
+ Edison
Lớp 6
Trắc nghiệm:
Câu 1: Trọng lượng của một quả nặng 5000g là:
a. 5N. b. 50N. c. 500N. d. 0,5N.
Câu 2: Khi làm lạnh một vật rắn thì:
a. Thể tích vật tăng. b. Thể tích vật giảm.
c. Trọng lượng vật giảm. d. Khối lượng vật giảm.
Câu 3: Thiếu chất đạm trầm trọng trẻ em bị bệnh:
a-Suy dinh dưỡng b-Bệnh tim mạch
c-tiêu hóa d-Bệnh hô hấp
Câu 4: Thừa chất đạm cơ thể bị :
a. Cơ thể bị chậm phát triển b. Tóc mọc lưa thưa
c. Tay chân khẳn khiu d. Bệnh huyết áp và tim mạch
Câu 5: Chất sơ ngăn ngừa dược bệnh
a. Táo bón b. Tim mạch c. Huyết áp d. Tất cả sai
Tự luận:
Câu 1: Để đo lực người ta thường dùng dụng cụ nào?
Trả lời: Lực kế.
Câu 2: Tại sao khi đun nước ta không đổ nước thật đầy ấm?
Trả lời: Nước gặp nóng sẽ nở ra. Nếu khi đun nước ta đổ nước thật đầy ấm thì nước trong ấm sẽ nở ra và sẽ làm nước tràn ra ngoài, gây tắt bếp và tốn thời gian đun. Chỉ nên đun lượng nước cần dùng.
Câu 3: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc các yếu tố nào?
Trả lời: Nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng.
Câu 4: Đơn vị đo lực gọi là gì?
Trả lời: Newton(Niu tơn)
Câu 5: Cân là dụng cụ dùng để đo đại lượng nào?
Trả lời: Khối lượng
Câu 6. Làm thế nào để xác định được thể tích bên trong một chiếc xoong chứa đầy nước nếu dùng một chiếc cân và một bộ quả cân?
Trả lời: Giả sử m1 và m2 lần lượt là khối lượng của chiếc xoong không và khối lượng của chiếc xoong chứa nước. Hiệu m2 – m1 sẽ là khối lượng của nước trong thể tích của xoong. D là khối lượng riêng của nước:
V =
Câu 7: Trong các chất rắn, chất lỏng và chất khí, chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất?
Trả lời: chất khí
Câu 8: Khi ở trên trái đất tôi có trọng lượng cơ thể là 600N thì khi lên Mặt Trăng tôi có trọng lượng cơ thể khoảng bao nhiêu niu-tơn?
Trả lời: 100N
Câu 9: Ở trên Trái đất tôi nặng 60kg thì khi lên Mặt Trăng cơ thể tôi có khối lượng là bao nhiêu kilogam?
Trả lời: 60kg
Câu 10: Nhà Bác học là người mở một cuộc cách mạng khoa học vĩ đại và ông cũng là ông tổ nghành cơ học?
Trả lời: Nhà Bác Học người Anh I.Newton (1642 – 1727).
Câu 11: Lấy quẹt diêm đốt bầu thủy ngân nhiệt kế, cột thủy ngân trong nhiệt kế bắt đầu dâng lên hay hạ xuống?
Trả lời: Trước hết, cột thủy ngân tụt xuống vì bầu thủy tinh nhiệt kế được đốt nóng và nở ra có thể tích tăng lên. Sau đó nhiệt độ mới truyền từ thủy tinh sang thủy ngân, lúc ấy, cột thủy ngân mới tăng vọt lên.
Lớp 7
Trắc nghiệm:
Câu 1: Chiếu tia tới lên gương phẳng,biết góc phản xạ là 300 .Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ sẽ là:
A. 300 B. 600 C. 450 D. 150
Câu 2:Chùm tia tới song song gặp gương cầu lõm, chùm tia phản xạ sẽ là chùm sáng:
A. hội tụ B. phân kỳ C. phức tạp D. song song
Tự luận:
Câu 1: Nêu các tác dụng của dòng điện:
Trả lời: Tác dụng nhiệt, tác dụng hóa học, tác dụng từ, tác dụng phát sáng và tác dụng sinh lý.
Câu 2: Trong các loại: gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm, gương nào cho chúng ta ảnh lớn nhất?
Trả lời: Gương cầu lõm
Câu 3: Đơn vị độ to của âm là gì?
Trả lời: Đê-xi-ben(dB)
Câu 4: Đơn vị của tần số là gì?
Trả lời: Héc(Hz)
Câu 5: Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tới và góc phản xạ có mối quan hệ như thế nào?
Trả lời: bằng góc tới
Câu 6: Tai người có thể nghe được âm thanh có cường độ trong khoảng bao nhiêu?
Trả lời: 20dB -> 20000dB
Câu 7: Vận tốc âm thanh truyền trong không khí là bao nhiêu?
Trả lời: 340m/s
Câu 8: Vận tốc ánh sáng truyền trong không khí là bao nhiêu?
Trả lời: 300000km/s
Câu 9. Vì sao tia sét lại có dạng ngoằn ngoèo?
Trả lời: tia sét chính là một dòng điện trong chất khí với cường độ rất lớn. Nhưng điện trở của không khí thường không đều, chỗ lớn, chỗ nhỏ. Do đó tia sét phải đi ngoằn ngoèo theo đường cong có điện trở nhỏ nhất.
Câu 10. Vì sao trong nhà hát thường treo rèm nhung và bề mặt tường trong nhà hát lại được làm xù xì?
Trả lời: vì những vật đó có thể hấp thụ âm tốt hơn nên làm giảm tiếng vang, âm nghe được sẽ rõ hơn.
Câu 11: Khi soi gương ảnh của chúng ta trong gương là ảnh thật hay ảnh ảo?
Trả lời: Ảnh ảo
Câu 12: Khi làm việc với hiệu điện thế có giá trị bao nhiêu trở lên là nguy hiểm với cơ thể người?
Trả lời: 40V trở lên
Câu 13: Dòng điện với cường độ bao nhiêu trở lên là nguy hiểm khi đi qua cơ thể người?
Trả lời: 70mA
Câu 14: Tên nhà vật lý học nào được dùng để đặt làm đơn vị của của cường độ dòng điện?
Trả lời: Ampe
Câu 15: Khi đèn phát sáng thì điện năng chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?
Trả lời: Quang năng
Câu 16: Nhà bác học Ác-si-mét đã dùng một loại gương để đốt cháy thuyền giặc. Đó là loại gương nào?
Trả lời: Gương cầu lõm
Câu 17: Vì sao các bồn chứa xăng dầu, cánh máy bay thường được sơn màu nhũ trắng sáng mà không sơn màu khác?
Trả lời: Các bồn chứa xăng dầu, cánh máy bay thường được sơn màu nhũ trắng sáng để hạn chế sự hấp thụ nhiệt. Bức xạ nhiệt làm cho chúng nóng lên ( màu sáng hấp thụ nhiệt kém) không đáng kể. Nếu sơn các màu khác thì sự truyền nhiệt do bức xạ nhiệt sẽ làm chúng nóng lên và rất dễ xảy ra hỏa hoạn.
Câu 18: Tại sao đi bộ trong ngõ nhỏ ban đêm lại phát ra tiếng động?
Trả lời: Khi bước đi trên mặt đất sẽ tạo ra tiếng bước chân. Tiếng này đập vào tường hai bên đường hình thành tiếng vọng. Vào ban ngày nhiều người qua lại nên tiếng vọng này bị cơ thể người hấp thụ hoặc tiếng ồn xung quanh che lấp. Vào đêm khuya thanh vắng, khi đi trong ngõ càng hẹp thì tiếng bước chân phản xạ nhiều lần hai bên tường trong ngõ nên chuỗi tiếng vọng càng nhiều.
Câu 19: Trên các xe chở xăng dầu có một sợi xích kéo lê trên đường. nêu công dụng của sợi xích?
Trả lời: Dùng dây xích sắt để tránh xảy ra cháy nổ xăng. Vì khi chạy xe cọ sát mạnh với không khí, làm nhiễm điện ở những phần cọ xát của xe, nêu bị nhiễm điện những phần này sẽ sinh ra tia lửa điện gây chấy nổ xăng. Nhờ sợi xích làm vật dẫn điện, các điện tích từ xe đcịh chuyển qua nó xuống đất, loại trừ sự nhiễm điện mạnh.
Câu 20: Tên gọi những âm thanh mà con người không cảm nhận được gọi là gì?
Trả lời: siêu âm và hạ âm
Câu 21: Vật hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi là gì?
Trả lời: Vật sáng
Câu 22: Ngưỡng đau ở tai người khoảng bao nhiêu đê-xi-ben?
Trả lời: Khoảng 130dB
Câu 23: Có thể dùng băng tạo ra lửa không?
Trả lời: Trong thực tế về mặt quang học, ta có thể làm được đều đó. Gọt một tảng băng sạch thành một thầu kính hội tụ. Cho ánh sáng mặt trời truyền vuông góc với mặt thấu kính(mặt băng) sẽ cho ánh sáng hội tụ tại tiêu điểm. Đặt một ít giấy(vật dễ cháy) vào tại tiêu điểm, một lát sau ánh sáng tại tiêu điểm sẽ đôt cháy các vật thể ở tiêu điểm. Khi đó ta sẽ lấy được lửa.
Lớp 8
Trắc nghiệm:
Câu 1: Trong bản vẽ kĩ thuật có ghi tỷ lệ 1:100 nghĩa là:
a. Kích thước trong bản vẽ lớn hơn kích thước ngoài 100 lần.
b. Bản vẽ phóng to so với vật thật.
c. Kích thước trong bản vẽ nhỏ hơn kích thước ngoài 100 lần
d. Bản vẽ thu nhỏ so với vật thật.
Câu 2: Ký hiệu sau trong bản vẽ nhà để biểu diễn:
a. Cửa sổ kép
b. Cửa đi một cánh
c. Cửa đi đơn hai cánh
d. Cầu thang
Câu 3: Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn 220V - 40W trong 1 tháng (30 ngày). Biết rằng mỗi ngày bật đèn 4 giờ.
a. 480 Wh.
b. 1200Wh.
c. 4800Wh.
d. 1200Wh.
Câu 4: Hưng đạp xe lên dốc dài 100m với vận tốc 2m/s, sau đó xuống dốc dài 140m hết 30s. Hỏi vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc?
A. 50m/s B. 8m/s C. 4,67m/s D. 3m/s
Câu 5: Trong các đơn vị sau , đơn vị nào là đơn vị công suất:
A./ J. B./ W. C./ J.s. D./ N
Câu 6: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống
Một quả cam rơi từ trên cây xuống, do sức ................................. vận tốc của quả cam ..........................................
Viên bi đang lăn vào bãi cát, do .......................................của cát nên vận tốc của viên bi ...............................................
Lực là nguyên nhân làm thay đổi ........................... của chuyển động.
Câu 7: Tại các điểm có cùng độ sâu trong lòng chất lỏng, áp suất của chất lỏng ................
Trong bình thông nhau chứa cùng ................ đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở hai nhánh khác nhau đều có...........................
Câu 8: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống
a./ Nếu 2 vật tiếp xúc với nhau có sự chênh lệch về ..........., thì có sự truyền nhiệt từ vật có nhiệt độ............. sang vật có nhiệt độ ................
b./ Sau quá trình truyền nhiệt kết thúc, các vật tiếp xúc sẽ ở cùng một ...............
c./ Trong quá trình truyền nhiệt giữa 2 vật, nhiệt lượng tỏa ra và thu vào bao giờ cũng ............................
Câu 9: 1m/s = 3,6 km/h
Câu 10: 36km/h = 10 m/s
Câu 11: Để tiết kiệm điện năng tiêu thụ tại gia đình, cần phải có các biện pháp nào sau đây ?
A- Sử dụng các dụng cụ điện trong thời gian cần thiết.
B- Lựa chọn và sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có công suất phù hợp.
C- Sử dụng các dụng cụ điện có hiệu suất cao
D- Cả 3 phương án trên đều đúng
Tự luận:
Câu 1: Kể tên các hình chiếu có trên bản vẽ kĩ thuật?
Trả lời: Hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh, hình chiếu bằng.
Câu 2: Công thức tính tỉ số truyền động đai(truyền động ma sát)?
Trả lời: i = n2 /n1 = nbd/nd = D1/D2
Câu 3: Hệ Mặt trời bao gồm bao nhiêu hành tinh?
Câu 4: Trên Trái Đất lục địa chiếm bao nhiêu phần bề mặt Trái Đất?
Câu 5: Cấp điện áp của mạng điện trong nhà ở nước ta thường sử dụng là bao nhiêu vôn?
Câu 6: Hành tinh được gọi là hành tinh đỏ tên là gì?
Câu 7: Độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép có tên gọi là gì?
Câu 8:Hiện tượng tự nhiên mà khi xảy ra nó có thể kéo theo hiện tượng sóng thần là gì?
Câu 9: Từ hai địa điểm AB cách nhau 100 km, có hai chiếc ôtô chuyển động thẳng đều ngược chiều nhau lần lượt với vận tốc 36 km/h và 64 km/h. Có một chú ruồi từ ôtô thứ nhất bay thẳng đều sang chạm vào ôtô thư hai, rồi lại bay thẳng đều sang chạm ôtô thứ nhất và cứ thế với vận tốc không đổi là 120 km/h. Biết thời gian ruồi chạm chạm vào ôtô không đáng kể. Hỏi khi hai hai xe gặp nhau thì chú ruồi bay được tổng quãng đường là bao nhiêu?
Trả lời: Vì AB cách nhau 100 km nên để hai ôtô gặp nhau thì ôtô thứ nhất phải chuyển động một đoạn 36 km và ôtô thứ hai chuyển động một đoạn 64 km, nghĩa là hai ôtô sẽ gặp nhau sau 1 h, khi đó chú ruồi bay được quãng đường là 120 km.
Câu 10: Khi trời mưa không có gió nhưng các hạt mưa rơi theo phương xiên hướng vào trước của cửa kính ôtô. Hãy giải thích tại sao?
Trả lời: Đối với mặt đất thì các giọt mưa rơi theo phương thẳng đứng. Đối với ôtô thì các giọt mưa chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động của ôtô có cùng vận tốc. Do đó giọt mưa tạo nên những đường thẳng nằm xiên.
Câu 11: Tại sao ấm pha trà người ta thường để một lỗ nhỏ ở trên nắp?
Trả lời: Để rót nước ra ngoài dễ dàng hơn vì có lỗ thủng trên nắp nên không khí trong ấm có áp suất của khí quyển và áp suất của nước lớn hơn áp suất của khí quyển trong vòi ấm.
Câu 12: Tại sao khi nuôi cá, tôm, ... người ta thường bơm không khí vào chậu đựng?
Câu 13: Lực liên kết phân tử của chất rắn, lỏng, khí có khác nhau không? Sự khác nhau đó làm ảnh hưởng như thế nào đến hình dạng của các chất?
Trả lời: Ở thể rắn lực liên kết giữa các phân tử lớn nhất nên có hình dạng xác định. Ở thể lỏng lực liên kết giữa các phân tử nhỏ hơn ở thể rắn, không có hình dạng xác định. Ở thể khí lực liên kết giữa các phân tử nhỏ, không có hình dạng xác định
Câu 14: Khi mài dao, kéo thợ mài thường nhúng dao, kéo vào chậu nước sau khi cho dao, kéo cọ xát. Giải thích tại sao?
Trả lời: Khi mài dao, kéo thợ mài thường cho dao, kéo cọ sát với đá mài và thực hiện công làm cho dao, kéo nóng lên, nhiệt năng tăng. Lúc này người thợ mài nhúng dao vào chậu nước lạnh mục đích làm giàm nhiệt năng này, truyền hiệt làm cho lưỡi dao, kéo giảm nhiệt năng.
Câu 15: Khi có gió, chong chóng quay. Dạng năng lượng nào của không khí trong khí quyển đã được sử dụng?
Câu 16: ta quan sát được những luồng ánh nắng chiếu vào nhà qua các lỗ tôn thủng thì thấy có rất nhiều hạt bụi chuyển động hỗn độn không ngừng. Có phải các hạt bụi biết bay không? Hãy giải thích tại sao?
Trả lời: Các phân tử trong không khí trong phòng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng, chúng chuyển động và va chạm lên các hạt bụi gầnđó theo nhiều phía khác nhau làm cho các hạt bụi đó chuyển động hỗn độn. Do đó các hạt bụi không phải là biết bay mà do các phân tử chuyển động và va chạm vào nhau;
Câu 17: Cọ xát đồng xu kim loại lên mặt bàn thì thấy đồng xu nóng lên? Có thể nói đồng xu nhận một nhiệt lượng không? Tại sao?
Trả lời: Không thể nói đồng xu nhận nhiệt lượng vì sự tăng nhiệt năng ở đây là do quá trình thực hiện công khi cọ xát đồng xu lên mặt bàn.
Câu 18: Về mùa đông chim, gà ... hay xù lông. Chúng làm như thế có tác dụng gì?
Câu 19. Vì sao trong toa tàu cao tốc đang chạy, nếu ta nhảy lên lúc rơi xuống vẫn ở nguyên chỗ cũ?
Câu 20: Vì sao vào mùa đông hơi thở giống như sương mù?
Câu 21: Tại sao con người có thể đi trên sa mạc ở 550 – 600C nhưng khi đặt tay trong nước ở nhiệt độ đó lại bị bỏng?
Trả lời: trên sa mạc có nhiệt độ cao, không khí khô nên cơ thể người tự đổ mồ hôi trên bề mặt da, nhiệt lượng bay hơi lấy từ cơ thể là nhiệt độ cơ thể giảm, khả năng làm bỏng da bằng nhiệt độ được ngăn chặn nên da không bị bỏng.
Trong nước nóng, da không có sự bay hơi, nên không có sự giảm nhiệt độ ở da, do đó da bị bỏng.
Câu 22: Một ấm nước bằng đồng có khối lượng 1kg chứa 3 lít nước ở 20oC. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?
Câu 23: Một vật chuyển động từ A đến B cách nhau 360 m. Trong nửa đoạn đường đầu vật đi với vận tốc v1= 6m/s nửa đoạn đường còn lại vật chuyển động với vận tốc v2 = 18m/s. Tính vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường AB.
Câu 24: Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 30km/h mất 1h30phút. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là bao nhiêu kilomet?
Câu 25: Muốn đun sôi 2kg nước ở thì cần cung cấp một nhiệt lượng là bao nhiêu? (biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K)
Câu 26: Một con ruồi bay với vận tốc 5m/s, một người trượt tuyết đi với vận tốc 18km/h. Vậy chuyển động nào nhanh hơn?
Câu 27: Đường dây cao áp Bắc- Nam ở nước ta có mức điện áp là?
Câu 28: Vì sao chim đậu trên dây điện trần mà không bị điện giật?
Câu 29: Bạc dẫn điện tốt, tại sao không dùng Bạc làm dây điện mà dùng Đồng
Lớp 9
Trắc nghiệm:
Câu 1: Cầu chì, được lắp trên :
A. Dây pha trước công tắc B. Dây trung tính trước công tắc
C. Dây pha sau công tắc D. Dây trung tính sau công tắc
Câu 2: Công tắc ba cực gồm có các cực sau:
A. Hai cực động, một cực tĩnh B. Hai cực tĩnh, một cực động
C. Một cực tĩnh, một cực động D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Trên dây dẫn điện có ghi M( 3 x 2 ), kí hiệu đó có nghĩa là gì :
A. lõi đồng,có 3 lõi,tiết diện mỗi lõi 2mm2
B. lõi đồng,có 2 lõi,tiết diện mỗi lõi là 3mm2
C. lõi đồng,có 3 lõi, tiết diễn mỗi lõi là 3mm2
D. lõi đồng,có 2 lõi,tiết diện mỗi lõi là 2mm2
Câu 4: Số đếm của công tơ điện cho biết :
A/ Công suất điện của các thiết bị trong gia đình đang sử dụng .
B/ Số lượng các thiết bị điện trong gia đình đang sử dụng .
C/ Hiệu suất sử dụng điện của các thiết bị trong gia đình đang sử dụng .
D/ Điện năng tiêu thụ của các thiết bị trong gia đình đang sử dụng .
Tự luận:
Câu 1: Vì sao với cùng một dòng điện chạy qua thì dây tóc bóng đèn nóng lên tới nhiệt độ cao. Trong khi dây dẫn nối với bóng đèn hầu như không nóng?
Câu 2: Có hai thanh nam châm giống nhau đặt thẳng đứng ở cùng một độ cao và cho rơi đồng thời. thanh thứ nhất rơi qua một ống dây hở, thanh thứ hai rơi qua một ống dây kín. Hai thanh rơi không chạm vào ống dây. Hỏi hai thanh nam châm có rơi cùng một lúc không?
Câu 3: Khi không có một dụng cụ hay một vật nào khác, làm thế nào có thể biết chắc một lưỡi cưa(không còn sử dụng được) đã bị nhiễm từ?
Câu 4: Dụng cụ nào được dùng để xác định hướng trong các hoạt động đi biển, vào rừng, sa mạc, (hướng bay của máy bay)?
Câu 5: Thí nghiệm về mối liên hệ giữa điện và từ là hai lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với nhau do nhà vật lý học nào phát kiến ra?
Câu 6: Có mấy loại mối nối dây dẫn điện? Kể ra?
Câu 7: Cho đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = R2 = 80Ω được mắc song song với nhau. Hãy tính điện trở tương đương của đoạn mạch đó?
------- HẾT -------
File đính kèm:
- DE CUONG THAM KHAO VUI HOC VAT LY TH.docx