Đề cương vật lý 8 – học kì I năm học : 2013 – 2014

B. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU:

1) Chuyển động là gì? Kể tên một số dạng chuyển động thường gặp.

2) Vận tốc là gì? Viết công thức tính, gọi tên và nêu đơn vị của từng đại lượng trong công thức .

3) Thế nào là chuyển động đều, chuyển động khôngg đều?

4) Biểu diễn lực như câu C2 trang 16 SGK

 

doc2 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương vật lý 8 – học kì I năm học : 2013 – 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ 8 – HỌC KÌ I Năm học : 2013 – 2014 A. KIẾN THỨC CƠ BẢN. Học thuộc nội dung của các ghi nhớ ở SGK từ bài 1 đến bài 15 B. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU: 1) Chuyển động là gì? Kể tên một số dạng chuyển động thường gặp. 2) Vận tốc là gì? Viết công thức tính, gọi tên và nêu đơn vị của từng đại lượng trong công thức . 3) Thế nào là chuyển động đều, chuyển động khôngg đều? 4) Biểu diễn lực như câu C2 trang 16 SGK 5) Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ 6)Hãy vận dụng kiến thức về quán tính để giải thích các câu hỏi sau a) Xe chuyển động nhanh đột ngột, người ngồi trên xe ngã về phía nào ? Giải thích. b) Xe đang chuyển động nhanh đột ngột dừng lại người ngồi trên xe ngã về phía nào ? Giải thích. c) Tại sao khi ngã từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại ? 7) Có mấy loại lực ma sát ? Kể tên ? Nêu nguyên nhân xuất hiện ? Hãy vận dụng kiến thức về lực ma sát để giải thích các câu C8, C9 trang 23 SGK. 8) Áp lực là gì? Aùp suất là gì? Viết công thức tính áp suất, gọi tên và nêu đơn vị của từng đại lượng trong công thức. Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe qua lại ? Tại sao mũi kim thì nhọn còn chân ghế thì không nhọn ? 9) Chất lỏng gây áp suất như thế nào? Công thức tính. Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu nguyên tắc của bình thông nhau. 10) Nêu kết luận về lực đẩy Ác-si-mét. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào? Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét cần phải đo những đại lượng nào? Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Thỏi nào chịu lực đẩy Aùc si met lớn hơn ? Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng chìm trong nước, một thỏi nhúng chìm trong dầu. Thỏi nào chịu tác dụng lực đẩy Aùc si met lớn hơn ? 11) Khi nào có công cơ học? Nêu công thức tính, gọi tên, nêu đơn vị của từng đại lượng ấy. 12)Phát biểu định luật về công. Bài 3: C4 SGK; Bài 8: C8 SGK; Bài 11: C5 SGK; Bài 12: C4 C. BÀI TẬP. Bài 3: C5; 3.3; 3.7 SBT Bài 7: 7.5, 7.6 SBT; Bài 8: C7; Bài 10: 10.5 SBT Bài 13: 13.3, 13.4 SBT; Bài 14: C6 SGK, Bài 1: Một người đi xe đạp chạy xuống một cái dốc dài 150m hết thời gian 0,5 phút. Xuống hết dốc xe còn chạy thêm 80m hết 20s mới dừng hẵn.Hãy tính: Vận tốc trung bình của người ấy trên mỗi quãng đường. b) Vận tốc trung bình của người ấy trên cả hai quãng đường Bài 2: Một người nặng 500N đứng trên sàn nhà, diện tích tiếp xúc của hai bàn chân trên sàn nhà là 250cm2. Hỏi áp suất của người ấy gây lên sàn nhà là bao nhiêu N/cm2, N/m2 Bài 3: Một vật có thể tích V = 0,005 m3 nhúng vào một bể nước với độ sâu h = 0,6m. Biết trọng lượng riêng của nước là d = 10000N/m3. Tính: Aùp suất của nước gây lên vật. Lực đẩy Aùc-si-mét tác dụng lên vật. Nếu nhúng vật ở những độ sâu khác, thì lực đẩy Aùc-si-mét có thay đổi không? Vì sao? Bài 4: Một thùng cao 1,2m chứa đầy nước. Hãy tính áp suất của nước lên đáy thùng, lên điểm A cách mặt nước 0,2 m, lên điểm B cách đáy thùng 0,5m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m2. Bài 5: Một cộng nhân kéo thùng gạch có trọng lượng 200N lên cao 6m. Tính công của người công nhân ấy. HƯỚNG DẪN GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG Khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe qua lại vì : Với cùng một lực tác dụng thì khi đặt tấm ván xuống đường diện tích bị ép sẽ lớn hơn. Do đĩ áp suất của người hoặc xe khi đi trong trường hợp cĩ tấm ván nhỏ hơn áp suất của người hoặc xe khi đi trực tiếp trên đường. Khi đĩ người và xe khơng bị lún. Mũi kim thì nhọn cịn chân ghế thì khơng nhọn vì : - Mũi kim nhọn làm giảm diện tích tiếp xúc nên tăng áp suất, nên dễ dàng đâm xuyên qua vải. - Chân ghế chịu áp lực lớn nên phải cĩ diện tích tiếp xúc lớn, để áp suất tác dụng lên mặt sàn nhỏ, ghế khơng bị gãy. Khi xe chuyển động nhanh đột ngột thì chân người ngồi trên xe chuyển động nhanh cùng với sàn xe nhưng phần phía trên của cơ thể người vẫn chuyển động với vận tốc cũ theo quán tính. Kết quả là thân người cĩ xu hướng bị ngã về phía sau. Khi xe đang chuyển động nhanh, người ngồi trên xe chuyển động cùng với xe. Khi xe dừng lại đột ngột thì chân người ngồi trên xe dừng lại cùng với sàn xe nhưng phần phía trên của cơ thể người vẫn chuyển động tới trước với vận tốc cũ theo quán tính. Kết quả là thân người cĩ xu hướng bị ngã chúi về phía trước. Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân chạm đất sẽ dừng lại ngay, nhưng phần phía trên của cơ thể người vẫn chuyển động theo quán tính. Kết quả là chân ta gập lại để tránh bị chấn thương.

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap vat ly 8.doc
Giáo án liên quan