ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LÝ 6
Bước 1 : Xác định mục tiêu
a. Phạm vi kiến thức : Từ tiết 01 đến tiết 8 của chương trình (sau khi học xong bài “Trọng lực – Đơn vị lực”)
b. Mục tiêu
Kiến thức :
- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đó.
- Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
- Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
- Nêu được ví dụ về một số lực.
- Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
- Nêu được đơn vị đo lực.
- Nêu được trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Viết được công thức P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Lý 6 kỳ 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LÝ 6
Bước 1 : Xác định mục tiêu
a. Phạm vi kiến thức : Từ tiết 01 đến tiết 8 của chương trình (sau khi học xong bài “Trọng lực – Đơn vị lực”)
b. Mục tiêu
Kiến thức :
- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đó.
- Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
- Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
- Nêu được ví dụ về một số lực.
- Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
- Nêu được đơn vị đo lực.
- Nêu được trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Viết được công thức P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
Kỹ năng :
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
- Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
- Đo được khối lượng bằng cân.
- Vận dụng được công thức P = 10m.
- Đo được lực bằng lực kế.
Bước 2 : Xác định hình thức : Kết hợp TNKQ và TL (40%Trắc nghiệm,60% Tự luận)
Bước 3 : Lập ma trận
a. Tính trọng số
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT (cấp độ 1,2)
VD (cấp độ 3,4)
LT (cấp độ 1,2)
VD (cấp độ 3,4)
Đo độ dài, đo thể tích
3
3
2,1
0,9
26,25
11,25
Khối lượng và lực
5
4
2,8
2,2
35,00
27,50
Tổng số
8
7
4,9
3,1
61,30
38,80
b. Tính số câu hỏi
Nội dung
Trọng số
Số lượng câu hỏi
Điểm số
Tổng
TN
TL
Đo độ dài, đo thể tích
26,25
3
2(1đ)
1(1đ)
2
Khối lượng và lực
35,00
4
3(1,5đ)
1(1đ)
2,5
Đo độ dài, đo thể tích
11,25
2
1(0,5đ)
1(2đ)
2,5
Khối lượng và lực
27,50
3
2(1đ)
1(2đ)
3
Tổng số
100
12
8 (4,0đ)
4 (6,0đ)
10
c. Ma trận đề kiểm tra:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Đo độ dài, đo thể tích
1. Những dụng cụ đo độ dài: Thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ.
2. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất ghi trên thước, bình chia độ.
3. Đơn vị đo độ dài, thể tích và cách đổi đơn vị đo.
4.Dụng cụ để đo thể tích vật rắn không thấm nước bất kỳ.
5.Xác định được GHĐ, ĐCNN của thước mét, thước dây, Dùng thước kẻ.
6. Đo được độ dài của bàn học, kích thước của cuốn sách theo đúng quy tắc đo.
7.Xác định được GHĐ, ĐCNN của một số bình chia độ khác nhau trong phòng thí nghiệm.
8.Đo được thể tích của một lượng nước bằng bình chia độ.
9. Đo được thể tích của một số vật rắn không thấm nước của những vật như: hòn đá, cái đinh ốc.
Số câu hỏi
2
1
1
1
1
6
Số điểm
1đ
2,0đ
0,5đ
0,5đ
1đ
5đ(50%)
Khối lượng và lực
10. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật.
11. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
12. Một quả cân có khối lượng 0,1kg thì có trọng lượng gần bằng 1N.
13.Hiểu được số ghi về khối lượng trên các bao bì ở các mặt hàng
14. Nêu được ít nhất một ví dụ về tác dụng đẩy, một ví dụ về tác dụng kéo của lực.
15. Biết cách sử dụng cân rô bec van để xác định khối lượng của một vật
16. Nêu được một ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
17. Nêu được một ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng, một ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
18. Vận dụng mối liên hệ giữa trọng lựợng và khối lượng.
Số câu hỏi
2
1
1
1
1
6
Số điểm
1đ
2,0đ
0,5đ
0,5đ
1đ
5đ(50%)
Tổng câu hỏi
4
2
2
2
1
1
12
Tổng điểm
2đ
4đ
1,0
1đ
1đ
1đ
10 đ
Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận đề:R
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT
Họ và tên:…………………… ……..... Môn: Vật lí lớp 6
Lớp: 6……. Thời gian: 45 phút
Đề bài:
A. TRẮC NGHIỆM: (4,0đ) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:
Câu 1: Dụng cụ dùng để đo độ dài là:
A. Cân B. Thước mét C. Xi lanh D. Bình tràn
Câu 2: Giới hạn đo của bình chia độ là:
A. Giá trị lớn nhất ghi trên bình B. Giá trị giữa hai vạch chia trên bình
C. Thể tích chất lỏng mà bình đo được D. Giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình
Câu 3: Trong các lực dưới đây lực nào không phải là trọng lực?
A. Lực tác dụng lên vật đang rơi
B. Lực tác dụng lên máy bay đang bay
C. Lực tác dụng lên vật nặng được treo vào lò xo
D. Lực lò xo tác dụng lên vật nặng treo vào nó.
Câu 4: Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ:
A. Thể tích của hộp mứt B. Khối lượng của mứt chứa trong hộp.
C. Sức nặng của hộp mứt D. Số lượng mứt trong hộp
Câu 5: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 65 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92 cm3 . Thể tích của hòn đá là:
A. 92 cm3 B. 27 cm3 C. 65 cm3 D. 187 cm3
Câu 6: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng:
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng
B. Chỉ làm biến dạng quả bóng
C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng
D. Vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng
Câu 7: Người ta dùng cân rô béc van để đo khối lượng của một cái khóa, khi cân thăng bằng người ta thấy ở một đĩa cân là quả cân 100g còn ở đĩa cân còn lại là một cái khóa và đĩa cân 15g. Khối lượng của khóa là:
A. 100g B. 115g
C. 15g D. 85g
Câu 8: Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt đang được treo trên một sợi chỉ tơ. Lực hút của nam châm đã gây ra sự biến đổi là
A. Qủa nặng bị biến dạng B. Qủa nặng dao động
C. Qủa nặng chuyển động lại gần nam châm D. Qủa nặng chuyển động ra xa nam châm.
B. TỰ LUẬN: (6,0đ)
Câu 9(2đ): a. Hãy kể tên một số dụng cụ đo độ dài?
b. Đổi các đơn vị đo sau đây:
0,05m3 = ........ dm3 = ......... lít.
0,25lít = ...........ml =........... cm3.
0,5dm3 = ........ cm3 = ........... cc
Câu 10(2đ): a. Trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực?
b. Một quả nặng có trọng lượng là 5N. Khối lượng của quả nặng bằng bao nhiêu gam?
Câu 11(1đ): Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Hãy chỉ ra các lực tác dụng vào quyển sách? Nêu nhận xét về các lực này?
Câu 12(1đ): Để xác định thể tích của một quả bóng bàn người ta buộc một hòn sỏi vào quả bóng bàn bằng một sợi chỉ nhỏ rồi bỏ chìm quả bóng và hòn sỏi vào bình tràn. Hứng lấy phần nước tràn ra ngoài đổ vào bình chia độ, mực nước ngang vạch 275cm3. Sau đó người ta đo thể tích hòn sỏi và xác định được 29,5cm3.. Hãy cho biết thể tích của quả bóng bàn?
------------------- HẾT-----------------
Bài làm:
Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. 4,0đ (Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5đ)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
D
B
B
D
D
C
B. PHẦN TỰ LUẬN. 6,0đ
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
câu 9
Một số dụng cụ đo độ dài: Thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ.
b. 0,05m3 = 50 dm3 = 50 lít
0,25lít = 250ml = 250 cm3
0,5dm3 = 500 cm3 = 500 cc
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 10
a/ - Trọng lực là lực hút của Trái đất tác dụng lên vật
- Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
b/ - Khối lượng của quả nặng: m = P/10 = 5/10 = 0,5kg
= 500g
0,5đ
0.5đ
1.0đ
Câu 11
- Các lực tác dụng vào quyển sách: Lực hút của Trái đất tác dụng lên quyển sách hướng thẳng đúng từ trên xuống dưới và lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách hướng thẳng đứng từ dưới lên
- Hai lực đó là hai lực cân bằng
0,5đ 0,5đ
Câu 12
Vsỏi+ Vbóng = 275cm3
Vbóng = 275cm3 - 29,5cm3 = 245,5cm3
0,5 đ
0,5 đ
File đính kèm:
- tiet 8.doc