Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 15 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án)

Câu 1: Trường từ vựng là tập hợp của những từ:

 a. Có ít nhất một nét chung về nghĩa.

 b. Giống nhau một cách hoàn toàn về nghĩa.

 c. Giống nhau về từ loại.

 d. Giống nhau về âm thanh.

Câu 2: Trường từ vựng nào sau đây chưa chính xác?

a. Xinh đẹp, xấu xí, ưa nhìn.

b. Trẻ em, nhi đồng, thiếu niên.

c. Ngọt, mặn, chua, cay, thính.

d. Thầy giáo, bác sĩ, phi công.

Câu 3: Những từ nào sau đây không thuộc trường từ vựng: “Trí tuệ”?

a. Năng động, nhanh nhẹn b. Ngu ngốc, đần độn

 c. Minh mẫn, sáng suốt d. Sáng dạ, nhanh trí

Câu 4: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh?

 a. Uốn éo b. lạo xạo c. phập phồng d. chênh vênh

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 15 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT HỌ VÀ TÊN:. MÔN: TIẾNG VIỆT 8 LỚP: . TUẦN: 15 - TIẾT: 60 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY, CÔ GIÁO Đề 2: Trắc nghiệm: (4 điểm) Khoanh tròn vào ý của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi. ( 3 điểm ) Câu 1: Trường từ vựng là tập hợp của những từ: a. Có ít nhất một nét chung về nghĩa. b. Giống nhau một cách hoàn toàn về nghĩa. c. Giống nhau về từ loại. d. Giống nhau về âm thanh. Câu 2: Trường từ vựng nào sau đây chưa chính xác? a. Xinh đẹp, xấu xí, ưa nhìn. b. Trẻ em, nhi đồng, thiếu niên. c. Ngọt, mặn, chua, cay, thính. d. Thầy giáo, bác sĩ, phi công. Câu 3: Những từ nào sau đây không thuộc trường từ vựng: “Trí tuệ”? a. Năng động, nhanh nhẹn b. Ngu ngốc, đần độn c. Minh mẫn, sáng suốt d. Sáng dạ, nhanh trí Câu 4: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh? a. Uốn éo b. lạo xạo c. phập phồng d. chênh vênh Câu 5: Từ nào dưới đây là từ tượng hình? a. Róc rách b. xủng xoẻng c. ngoằn ngoèo d. ồm ộp Câu 6: Trong câu ‘‘Nhà xa, ngày nào nó cũng đạp xe đến bảy cây số’’. Từ nào là trợ từ ? a. Cũng b. nào c. đến d. xa Câu 7: Trong câu: ‘‘ Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng’’. Từ nào là thán từ? a. phải b. Vâng c. là d. thế Câu 8: Trong câu: ‘‘ Trưa nay các em được về nhà cơ mà ’’. Từ nào là tình thái từ? a. Các b. cơ mà c. cơ d. mà Câu 9: Câu nào dưới đây có sử dụng biện pháp nói quá? Nó ăn thủng nồi trôi rế nhà anh đấy. Cụ Bơ-men là một hoạ sĩ chân chính. Đôn-ki hô-tê là người khi hành động cũng rất tự tin, oai phong, gan dạ. Ôn dịch thuốc lá đang đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS. Câu 10: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh? a. Xin đừng ngắt hoa và giẫm lên cỏ. b. Nói thế là ác ý. c. Hôm qua em hỗn với anh, em xin anh thứ lỗi d. Anh cút ngay đi! Câu 11: Câu ghép là câu: a. Có hai hay nhiều cụm C - V cấu tạo thành. b. Do hai hay nhiều cụm C-V bao chứa nhau tạo thành. c. Do hai hay nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. d. Tất cả đều đúng. Câu 12: Câu nào dưới đây là câu ghép ? Cô của bé Hồng là một người rất thâm độc. Mùa thu, mùa quyến rũ nhất trong năm đã làm rung động trái tim của biết bao người. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Biển đẹp hơn vào những ngày mưa, mặt biển như chìm trong làn hơi sương huyền ảo. II. Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống: ( 1 điểm ) Đầu năm 1908, Phan Châu Trinh bị đày ra Côn Đảo/.../ tháng 4 - 1908/.../. Vài tháng sau , nhiều thân sĩ yêu nước khắp Trung kì, Bắt kì cũng bị đày ra đây/.../ Phan Châu Trinh đã ném một mảnh giấy vào khám của họ để an ủi, động viên/.../ /.../ Đây là một trường học thiên nhiên, mùi cay đắng trong ấy làm trai giữa thế kỉ XX này, không thể không nếm cho biết/.../. B. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: Đặt câu (3 điểm) a. Đặt hai câu với hai thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá. b. Đặt 2 câu - Với 1 từ tượng thanh - Với 1 từ tượng hình Câu 2: Viết một đoạn văn chủ đề quê hương, đất nước, con người có sử dụng 2 câu ghép, gạch chân dưới các câu ghép và chỉ ra mối quan hệ giữa các vế của câu ghép đó. ( 3 điểm) ĐÁP ÁN ĐỀ 2: A. Trắc nghiệm: I. Khoanh tròn: 12 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm (Tổng cộng 3 điểm). 1a, 2c, 3a, 4b, 5c, 6c, 7b, 8b, 9a, 10a, 11c, 12d. II. Điền dấu câu thích hợp. Mỗi dấu đúng 0,25 điểm Đầu năm 1908, Phan Châu Trinh bị đày ra Côn Đảo (tháng 4- 1908). Vài tháng sau , nhiều thân sĩ yêu nước khắp Trung kì, Bắc kì cũng bị đày ra đây. Phan Châu Trinh đã ném một mảnh giấy vào khám của họ để an ủi, động viên: “ Đây là một trường học thiên nhiên, mùi cay đắng trong ấy làm trai giữa thế kỉ XX này, không thể không nếm cho biết”. B. Tự luận: (7 điểm). Câu 1: (3 điểm). Hai thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá: + Trơn như mỡ. + Đi guốc trong bụng. Hai câu có sử dụng : + Mẹ em có dáng người thon thả. + Tiếng suối chảy róc rách nghe thật vui tai. Câu 2: (3 điểm). Học sinh viết đúng theo yêu cầu, câu cú rõ ràng, các ý được trình bày mạch lạc. ( 1,5 điểm ) - Chỉ ra câu ghép và xác định được quan hệ giữa các vế của câu ghép ( 1,5 điểm )

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_ngu_van_lop_8_tuan_15_truong_thcs_thanh_n.doc
Giáo án liên quan