Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 15, Tiết 74 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án)

Câu 1: Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ. Thuật ngữ này thuộc lĩnh vực khoa học:

a. Địa lí b. Sinh học c. Văn học d. Lịch sử

Câu 2: Trong bài thơ "Áo đỏ" của Vũ Quần Phương:

 "Áo đỏ em đi giữa phố đông

 Cây xanh như cũng ánh theo hồng

 Em đi lửa cháy trong bao mắt

 Anh đứng thành tro, em biết không?"

Những từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc là:

a. Đỏ, hồng, lửa cháy b. Đỏ, xanh, hồng

c. Đỏ, xanh, hồng, cháy, tro d. Đỏ, hồng, cháy, tro

Câu 3: Trong những tổ hợp từ sau, tổ hợp nào là thành ngữ?

a. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng b. Đánh trống bỏ dùi

c. Chó treo mèo đậy d. Có công mài sắt, có ngày nên kim

Câu 4: Trong các nội dung sau, từ “đầu” được dùng theo nghĩa gốc là:

a. Đầu sóng ngọn gió b. Đầu non cuối bể

c. Đầu súng trăng treo d. Đầu bạc răng long

Câu 5: Trong các nội dung sau, nội dung nào tuân thủ phương châm hội thoại?

a. Ăn đơm nói đặt b. Khua môi múa mép

c. Em nhìn thấy một con rồng biển. d. Con chó biểu diễn xiếc đi bằng hai chân.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 15, Tiết 74 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tam Thanh ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT - KHỐI 9 Lớp:........ Tiết PPCT: 74 (Tuần 15) Họ và tên: Điểm Lời phê của thầy cô giáo. ĐỀ 2: A. Trắc nghiệm: (4 điểm) I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm) Câu 1: Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ. Thuật ngữ này thuộc lĩnh vực khoa học: a. Địa lí b. Sinh học c. Văn học d. Lịch sử Câu 2: Trong bài thơ "Áo đỏ" của Vũ Quần Phương: "Áo đỏ em đi giữa phố đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro, em biết không?" Những từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc là: a. Đỏ, hồng, lửa cháy b. Đỏ, xanh, hồng c. Đỏ, xanh, hồng, cháy, tro d. Đỏ, hồng, cháy, tro Câu 3: Trong những tổ hợp từ sau, tổ hợp nào là thành ngữ? a. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng b. Đánh trống bỏ dùi c. Chó treo mèo đậy d. Có công mài sắt, có ngày nên kim Câu 4: Trong các nội dung sau, từ “đầu” được dùng theo nghĩa gốc là: a. Đầu sóng ngọn gió b. Đầu non cuối bể c. Đầu súng trăng treo d. Đầu bạc răng long Câu 5: Trong các nội dung sau, nội dung nào tuân thủ phương châm hội thoại? a. Ăn đơm nói đặt b. Khua môi múa mép c. Em nhìn thấy một con rồng biển. d. Con chó biểu diễn xiếc đi bằng hai chân. Câu 6: Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết ta phải: a. Phải nắm chắc kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu. b. Phải nắm được các từ có chung nét nghĩa. c. Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ. d. Phải biết sử dụng thành thạo các câu chia theo mục đích nói. Câu 7: Trong các câu sau, câu sai về lỗi dùng từ là: a. Khủng long là loại động vật đã bị tuyệt thực. b. Truyện Kiều là tuyệt tác của Nguyễn Du. c. Mẹ tôi là người chuyên nghiên cứu hồ sơ tuyệt mật. d. Thúy Kiều là người xinh đẹp tuyệt trần. Câu 8: Trong hai câu thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” (Nguyễn Khoa Điềm) a. So sánh b. Nói quá c. Ẩn dụ d. Hoán dụ II. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp: (1 điểm) Cột A Cột B Trả lời 1. Phương châm về lượng 2. Phương châm về chất 3. Phương châm quan hệ 4. Phương châm cách thức a. Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. b. Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. c. Khi nói, cần tế nhị và tôn trọng người khác. d. Không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. e. Cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. 1 → 2 → 3 → 4 → III. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm) 1. Dân tộc Việt Nam luôn chọn những.. trong các nền văn hoá để học hỏi. (tinh tú/ tinh túy) 2. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất (cảm động/ cảm xúc) 3. Lĩnh vực kinh doanh.. này đã thu hút sự đầu tư của nước ngoài. (béo bở/ béo bổ) 4. Sau khi được thầy cô, bạn bè động viên, bạn ấy đãtrở lại. (phấn khởi/ phấn chấn) B. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: Trích dẫn ý kiến sau theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp. (1 điểm) a. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. (Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại) b. Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. (Đặng Thai Mai, TiếngViệt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc) Câu 2: Trong giao tiếp, những nguyên nhân nào khiến người nói không tuân thủ các phương châm hội thoại? (3 điểm) Câu 3: Viết một đoạn văn về đề tài “Sân trường em xanh - sạch - đẹp”, trong đó có sử dụng ít nhất 3 từ láy, gạch chân các từ láy được sử dụng. (2 điểm) .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ĐÁP ÁN KHỐI 9 NGỮ VĂN 9 - PHẦN TV TIẾT PPCT: 74; Tuần 15 A. Trắc nghiệm: (4 điểm) I. Khoanh tròn vào phương án đúng: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án đúng d b b d d c a c II. Nối mỗi ý ở cột A và một ý ở cột B cho phù hợp: (1 điểm) 1 → b ; 2 → d ; 3 → a ; 4 → e III. Điền từ ngữ thích hợp: (1 điểm) 1. Dân tộc Việt Nam luôn chọn những tinh túy trong các nền văn hoá để học hỏi. 2. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm động. 3. Lĩnh vực kinh doanh béo bở này đã thu hút sự đầu tư của nước ngoài. 4. Sau khi được thầy cô, bạn bè động viên, bạn ấy đã phấn chấn trở lại. B. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: Trích dẫn đúng theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp. (1 điểm) (Mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm.) Câu 2: Trong giao tiếp, những nguyên nhân nào khiến người nói không tuân thủ các phương châm hội thoại? Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp. - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. - Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. (Mỗi nội dung nêu đúng đạt 1 điểm.) Câu 3: Viết một đoạn văn về đề tài “Sân trường em xanh - sạch - đẹp”, trong đó có sử dụng ít nhất 3 từ láy, gạch chân các từ láy được sử dụng. (2 điểm) Học sinh viết đoạn văn theo chủ đề. (1 điểm) Trong bài viết phải sử dụng một số từ láy. (0,5 điểm) Gạch chân đúng các từ láy. (0,5 điểm)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_ngu_van_lop_9_tuan_15_tiet_74_truong_thcs.doc
Giáo án liên quan