Câu 1: Các từ “tát, túm, xô, đẩy, nắm, đánh” thuộc trường từ vựng:
a. Bộ phận của tay b. Đặc điểm của tay
c. Hoạt động của tay d. Cảm giác của tay
Câu 2: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh?
a. Lởm chởm. b. Thì thào c. Lung linh d. Rũ rượi.
Câu 3: Trợ từ có tác dụng:
a. Nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến.
b. Biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
c. Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
d. Tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề.
Câu 4: Trong câu: “Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với”. Thán từ là từ:
a. Bà b. Ơi c. Reo d. Với.
Câu 5: Câu có sử dụng biện pháp nói quá là:
a. Ôn dịch thuốc lá đang đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS.
b. Đôn-ki-hô-tê là người khi hành động cũng rất tự tin, oai phong, gan dạ.
c. Cụ Bơ-men là một hoạ sĩ chân chính.
d. Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt Lớp 8 - Tuần 15, Tiết 60 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN: .. MÔN: TIẾNG VIỆT 8
LỚP: . TUẦN: 15 - TIẾT: 60
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA THẦY, CÔ GIÁO
Trắc nghiệm: (4 điểm)
Khoanh tròn vào ý của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu. (2 điểm)
Câu 1: Các từ “tát, túm, xô, đẩy, nắm, đánh” thuộc trường từ vựng:
a. Bộ phận của tay b. Đặc điểm của tay
c. Hoạt động của tay d. Cảm giác của tay
Câu 2: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh?
a. Lởm chởm. b. Thì thào c. Lung linh d. Rũ rượi.
Câu 3: Trợ từ có tác dụng:
a. Nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến.
b. Biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
c. Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
d. Tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề.
Câu 4: Trong câu: “Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với”. Thán từ là từ:
a. Bà b. Ơi c. Reo d. Với.
Câu 5: Câu có sử dụng biện pháp nói quá là:
a. Ôn dịch thuốc lá đang đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS.
b. Đôn-ki-hô-tê là người khi hành động cũng rất tự tin, oai phong, gan dạ.
c. Cụ Bơ-men là một hoạ sĩ chân chính.
d. Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy.
Câu 6: Câu ghép là câu:
Có hai cụm C-V trở lên.
Do hai hay nhiều cụm C-V cấu tạo thành.
c. Do hai hay nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành.
d. Do hai hay nhiều cụm C-V bao chứa nhau tạo thành.
Câu 7 : Tình thái từ là:
a. Tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
b. Những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá.
c. Những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
d. Những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến.
Câu 8 : Câu Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hoá” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Dấu ngoặc kép trong câu trên có công dụng:
a. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
b. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
c. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
d. Đánh dấu tên tập san được dẫn.
II. Điền các từ ngữ sau cho phù hợp với nội dung đã cho: Bắp, nhà qua, cậu, cái đéc, dằm thượng, trúng tủ (1 điểm)
a. Từ ngữ địa phương: .
b. Biệt ngữ xã hội: ...
III. Điền dấu “ + ” vào phía sau câu ghép và dấu “ - ” vào các câu còn lại. (1 điểm)
a. Tuy nhà ở xa nhưng em luôn đi học đúng giờ.
b. Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa.
c. Anh ấy càng hát, càng hào hứng.
d. Ba đi làm còn em đi học.
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: Điền tiếp vế sau để hoàn thành câu ghép và xác định cụm C-V trong các câu đã cho. (2 điểm)
a. An luôn đạt điểm cao vì .
b. Tuy nhà Nga nghèo nhưng
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 10 dòng) với chủ đề tự chọn, có sử dụng những biện pháp tu từ đã học. Chỉ ra câu có sử dụng biện pháp tu từ. (4 điểm)
. .
. .
. .
. .
. .
..
. .
. .
. .
. .
. .
. ..
. ..
.. ......
ĐÁP ÁN:
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
I. Khoanh tròn vào ý đúng(2 điểm) 8 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
1c, 2b, 3a, 4b, 5d, 6c, 7d, 8a.
II. Điền .(1 điểm)
Từ ngữ địa phương: Bắp, nhà qua, cái đéc
Biệt ngữ xã hội: Cậu, trúng tủ, dằm thượng
III. Điền dấu “ + ” vào sau câu ghép, dấu “ - ” vào câu còn lại. (1 điểm)
(Trường hợp HS điền “ + ” hoặc “ - ” ở tất cả các phương án thì không ghi điểm)
a. + ; b. - c. - d. +
B. Tự luận: (6 điểm).
Câu 1: Điền và xác định cụm C-V (2 điểm).
a. vì An rất chăm chỉ. (0,5 điểm)
b. nhưng Nga rất chăm học. (0,5 điểm)
* Sau khi điền vế còn lại, HS xác định cụm C-V của các câu đó. (mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (4 điểm).
Học sinh viết đúng theo yêu cầu, câu cú rõ ràng.
Chỉ ra được các câu đã sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn văn.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_tieng_viet_lop_8_tuan_15_tiet_60_truong_t.doc