Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt Lớp 9 - Tuần 32, Tiết 157 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án)

Câu 1: Trong các câu dưới đây, câu có chứa thành phần khởi ngữ là:

 A. Về vấn đề này, tôi đã bàn kĩ với anh ấy rồi.

 B. Trong cuộc họp, tôi đã bàn kĩ với anh ấy rồi.

 C. Hôm chủ nhật tuần trước, tôi đã bàn kĩ với anh ấy rồi.

 D. Đừng băn khoăn gì nữa, tôi đã bàn kĩ với anh ấy rồi.

 Câu 2: Câu văn có chứa thành phần cảm thán là:

 A. Gọi điện cho đơn vị nhé!

 B. A, thế chứ! Thế mà tớ cứ tưởng dưới nhà đi Việt gian, tớ ghét ghê.

 C. Pha đặc! – Chị Thao bảo.

 D. Nào, mày cho tao mấy viên nữa.

 Câu 3: Thành phần phụ chú trong đoạn trích sau có ý nghĩa:

 Cô bé nhà bên (có ai ngờ),

Cũng vào du kích.

Hôm gặp tôi cũng cười khúc khích.

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

 A. Miêu tả về cô gái.

 B. Kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa tác giả với cô gái.

 C. Thể hiện mối quan hệ giữa tác giả với cô gái.

 D. Bộc lộ rõ thái độ của tác giả đối với sự việc và hình ảnh cô gái.

 Câu 4: Trong các câu dưới đây, câu chứa thành phần gọi – đáp là:

 A. Bên kia sông ấy! B. Nho bị thương ở chỗ nào? Bị ở đâu, em?

 C. Tuấn, Tuấn à! D. Trinh sát chưa về!

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt Lớp 9 - Tuần 32, Tiết 157 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 9 LỚP: .. TUẦN: 32 - TIẾT: 157 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY, CÔ GIÁO Trắc nghiệm: (4 điểm). I. Khoanh tròn vào phương án đúng nhất trong các câu sau (2 điểm). Câu 1: Trong các câu dưới đây, câu có chứa thành phần khởi ngữ là: A. Về vấn đề này, tôi đã bàn kĩ với anh ấy rồi. B. Trong cuộc họp, tôi đã bàn kĩ với anh ấy rồi. C. Hôm chủ nhật tuần trước, tôi đã bàn kĩ với anh ấy rồi. D. Đừng băn khoăn gì nữa, tôi đã bàn kĩ với anh ấy rồi. Câu 2: Câu văn có chứa thành phần cảm thán là: A. Gọi điện cho đơn vị nhé! B. A, thế chứ! Thế mà tớ cứ tưởng dưới nhà đi Việt gian, tớ ghét ghê. C. Pha đặc! – Chị Thao bảo. D. Nào, mày cho tao mấy viên nữa. Câu 3: Thành phần phụ chú trong đoạn trích sau có ý nghĩa: Cô bé nhà bên (có ai ngờ), Cũng vào du kích. Hôm gặp tôi cũng cười khúc khích. Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi) A. Miêu tả về cô gái. B. Kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa tác giả với cô gái. C. Thể hiện mối quan hệ giữa tác giả với cô gái. D. Bộc lộ rõ thái độ của tác giả đối với sự việc và hình ảnh cô gái. Câu 4: Trong các câu dưới đây, câu chứa thành phần gọi – đáp là: A. Bên kia sông ấy! B. Nho bị thương ở chỗ nào? Bị ở đâu, em? C. Tuấn, Tuấn à! D. Trinh sát chưa về! Câu 5: Dòng chỉ chứa những từ ngữ được dùng trong phép thế: A. Đây, đó, kia, thế, vậy, B. Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại,.. C. Nhìn chung, tuy nhiên, vì thế, . D. Và, rồi, nhưng, vì, để, nếu,. Câu 6: Từ gạch chân trong câu Cái gì? – tôi giật mình. là thành phần: A. Tình thái B. Khởi ngữ C. Cảm thán D. Phụ chú Câu 7: Câu nào sau đây có chứa thành phần tình thái: A. Ồ, sao mà độ ấy vui thế ! B. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên ấy ạ! C. Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. D. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Câu 8: Câu: Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành, muốn ác vẫn là kẻ mạnh. Sử dụng phép: A. Phép thế B. Phép liên kết trái nghĩa C. Phép nối D. Phép điệp ngữ II. Nối mỗi ý ở cột (A) với một ý ở cột (B) sao cho phù hợp. (1 điểm). Cột A Cột B Trả lời 1. Thành phần tình thái. 2. Thành phần phụ chú. 3. Thành phần cảm thán. 4. Thành phần gọi - đáp. a. Được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng. giận,). b. Được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. c. Được dùng thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. d. Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. e.Thêm vào câu để xác định nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức, 1.. 2.. 3.. 4.. III. Điền từ thích hợp vào chỗ dấu ngoặc đơn? (1 điểm). - .. là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói trong câu. - là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. - .. là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. - là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. B. Tự luận: (6 điểm). Câu 1: Viết lại các câu sau, chuyển phần gạch chân thành khởi ngữ? (1 điểm). a. Tôi đọc quyển sách này rồi. ® .... b. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm. ® . Câu 2: Tạo một tình huống có sử dụng hàm ý, chỉ ra hàm ý đó? (1,5 điểm). Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có sử dụng ít nhất một phép liên kết câu đã học, một thành phần tình thái và một thành phần khởi ngữ. (3,5 điểm). Đáp án A. Trắc nghiệm: (4 điểm). 1. 1A, 2B, 3D, 4C, 5A, 6D, 7C, 8B 2. 1c, 2d, 3a, 4b. 3. Khởi ngữ; Thành phần biệt lập; Nghĩa tường minh; Hàm ý. B. Tự luận: (6 điểm). 1. a. Quyển sách này tôi đọc rồi. b. làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. 2. - Ngày mai, về quê mình chơi nhé? - Lớp mình đi dã ngoại. (Hàm ý: Mình không đi về quê của bạn được). 3. - HS viết đoạn văn: Giới thiệu được truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu. - Trong đoạn văn HS phải sử dụng: Ít nhất một phép liên kết; một thành phần tình thái; một thành phần khởi ngữ. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Lĩnh vực kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Thấp Cao TN TL TN TL TN TL TN TL Khởi ngữ Câu 1 Câu 1 Các thành phần biệt lập Câu 5, 6 Câu 2, 3, 4, 7 Liên kết câu và liên kết đoạn văn Câu 8 Nghĩa tường minh và hàm ý Câu 2 Ôn tập phần Tiếng Việt Tổng kết về ngữ pháp Kiến thức chung II (4 câu) III (4câu) Câu 3 Tổng cộng (19 câu) 6 (1,5đ) 4 (1 đ) 6 (1,5 đ) 2 (2,5 đ) 1 (3,5 đ) Tỉ lệ % 15 10 15 25 35 25 40 35

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_tieng_viet_lop_9_tuan_32_tiet_157_truong.doc