Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lí 11 CB - Lần 1

Câu 1. Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?

A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc

B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện

C. Đặt một vật gần nguồn điện

D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.

Câu 2. Nhận xét không đúng về điện môi là:

A. Điện môi là môi trường cách điện.

B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.

C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.

D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.

Câu 3. Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4/3 C đặt cách nhau 1 m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng:

A. hút nhau một lực 0,5 N. B. hút nhau một lực 5 N.

C. đẩy nhau một lực 5N. D. đẩy nhau một lực 0,5 N.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lí 11 CB - Lần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã đề 202 ĐỀ KIỂM TRA 15 Phút Môn Vật lí 11- CB lần 1 Câu 1. Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật? A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện C. Đặt một vật gần nguồn điện D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin. Câu 2. Nhận xét không đúng về điện môi là: A. Điện môi là môi trường cách điện. B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1. C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần. D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1. Câu 3. Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4/3 C đặt cách nhau 1 m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng: A. hút nhau một lực 0,5 N. B. hút nhau một lực 5 N. C. đẩy nhau một lực 5N. D. đẩy nhau một lực 0,5 N. Câu 4. Nếu nguyên tử đang thừa – 1,6.10-19 C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó: A. sẽ là ion dương. B. vẫn là 1 ion âm. C. trung hoà về điện. D. có điện tích không xác định được. Câu 5. Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường: A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần. Câu 6. Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc: A. độ lớn điện tích thử. B. hằng số điện môi của của môi trường. C. độ lớn điện tích đó. D.khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó. Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng về đường sức của điện trường gây bởi điện tích điểm + Q? A. là những tia thẳng. B. có phương đi qua điện tích điểm. C. có chiều hường về phía điện tích. D. không cắt nhau. Câu 8. Một điện tích -1 μC đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là: A. 9000 V/m, hướng về phía nó. B. 9000 V/m, hướng ra xa nó. C. 9.109 V/m, hướng về phía nó. D. 9.109 V/m, hướng ra xa nó. Câu 9. Công của lực điện không phụ thuộc vào: A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. B. cường độ của điện trường. C. hình dạng của đường đi. D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển. Câu 10. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1m là: A. 1000 J. B. 1 J. C. 1 mJ. D. 1 μJ. Hết Mã đề 104 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Vật lí 11 - CB lần 1 Câu 1. Khi điện tích dich chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường: A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần. Câu 2. Giá trị điện dung của tụ xoay thay đổi là do: A. thay đổi điện môi trong lòng tụ. B. thay đổi phần diện tích đối nhau giữa các bản tụ. C. thay đổi khoảng cách giữa các bản tụ. D. thay đổi chất liệu làm các bản tụ. Câu 3. Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là: A. 2.10-6 C. B. 16.10-6 C. C. 4.10-6 C. D. 8.10-6 C Câu 4. Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực Cu – lông: A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. D. giảm 4 lần. Câu 5. Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong: A. chân không. B. nước nguyên chất. C. dầu hỏa. D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn Câu 6. Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 10-3 N thì chúng phải đặt cách nhau: A. 30000 m. B. 300 m. C. 90000 m. D. 900 m. Câu 7. Cho một điện tích điểm –Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều: A. hướng về phía nó. B. hướng ra xa nó. C. phụ thuộc độ lớn của nó. D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh. Câu 8. Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn tới điểm đang xét tăng 2 lần thì cường độ điện trường: A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. B. tăng 4 lần. Câu 9. Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho: A. khả năng tác dụng lực của điện trường. B. phương chiều của cường độ điện trường. C. khả năng sinh công của điện trường. D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường. Câu 10 . Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 2m. Độ lớn cường độ điện trường là 1000 V/m2. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là: A. 500 V. B. 1000 V. C. 2000 V. D. chưa đủ dữ kiện để xác định. Hết

File đính kèm:

  • docDE KT 11CB lan1co DA.doc
Giáo án liên quan