. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM. (5 Đ)
1. Thước nào sau đây thích hợp để đo chiều dài của quyển vở học sinh?
A. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm. B. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 5mm.
C. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm. D. Thước có GHĐ 1.5m và ĐCNN 1cm.
2. Người ta dùng 1 bình chia độ ghi tới cm3 chứa 50cm3 nước. Thả sỏi vào bình chia độ thì thấy mực nước trong bình dâng lên tới vạch 75cm3 . Thể tích viên sỏi là:
A. 50cm3. B. 75cm3. C. 25cm3. D. 125cm3.
3. Nên dùng cân nào dưới đây để kiểm tra lại khối lượng hàng mẹ đi chợ hàng ngày?
A. Cân y tế có GHĐ 100kg và ĐCNN 1kg. B. Cân tạ có GHĐ 1t và ĐCNN 1kg.
C. Cân đòn có GHĐ 5kg và ĐCNN 50g. D. Cân đồng hồ có GHĐ 1kg và ĐCNN 10g.
4. Khi buông viên phấn, viên phấn rơi là vì:
A. Sức đẩy của không khí. B. Lực hút của trái đất tác dụng lên nó.
C. Lực đẩy của tay. D. Một lí do khác.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45 phút môn Vật lý 6 - Đề số 1 và 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd huyện gia lâm
Trường thcs đình xuyên Họ và tên .............................................. Lớp .................
Đề kiểm tra 45 phút
Môn vật lý 6 - đề số 1
I. Bài tập trắc nghiệm. (5 đ)
1. Thước nào sau đây thích hợp để đo chiều dài của quyển vở học sinh?
A. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm. B. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 5mm.
C. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm. D. Thước có GHĐ 1.5m và ĐCNN 1cm.
2. Người ta dùng 1 bình chia độ ghi tới cm3 chứa 50cm3 nước. Thả sỏi vào bình chia độ thì thấy mực nước trong bình dâng lên tới vạch 75cm3 . Thể tích viên sỏi là:
A. 50cm3. B. 75cm3. C. 25cm3. D. 125cm3.
3. Nên dùng cân nào dưới đây để kiểm tra lại khối lượng hàng mẹ đi chợ hàng ngày?
A. Cân y tế có GHĐ 100kg và ĐCNN 1kg. B. Cân tạ có GHĐ 1t và ĐCNN 1kg.
C. Cân đòn có GHĐ 5kg và ĐCNN 50g. D. Cân đồng hồ có GHĐ 1kg và ĐCNN 10g.
4. Khi buông viên phấn, viên phấn rơi là vì:
A. Sức đẩy của không khí. B. Lực hút của trái đất tác dụng lên nó.
C. Lực đẩy của tay. D. Một lí do khác.
5.Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? (1 đ)
A. Khối lượng của một vật chỉ lượng gói nhỏ có trong vật đó.
B. GHĐ của dung cụ đo là giá trị lớn nhất mà dụng cụ đo có thể đo được.
C. Khi ta dùng hai ngón tay ép mạnh một lò xo bút bi, thì một đầu lò xo chịu lực kéo, một đầu lò xo chịu lực đẩy.
D. Trọng lực của mọi vật trên trái đất lúc nào cũng bị cân bằng bởi một lực nào đó đỡ vật
6. Chọn một mệnh đề ở bên trái ghép với một mệnh đề bên phải cho thích hợp để hoàn thành các câu sau: (1 đ)
1. Cân y tế
2. Cân tạ
3. Cân đòn
4. Cân đồng hồ
A. có GHĐ 5kg và ĐCNN 50g
B. có GHĐ 1kg và ĐCNN 10g
C. có GHĐ 100kg và ĐCNN 0,5kg
D. có GHĐ 1t và ĐCNN 1kg
1 - 2 - 3 - 4 -
7. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. (2 đ)
A. Một hòn bi sắt lăn lại gần cực của một nam châm, lập tức nam châm bị ………….. Lực hút của nam châm đẵ làm …………………. chuyển động của hòn bi.
B. Một chiếc tàu thủy nổi được trên mặt nước vì …………………của tàu đẵ bị cân bằng bởi lực đẩy lên của nước.
C. Khi đo độ dài của vật bằng một thước dài người ta thường làm như sau:
+ Ước lượng ……………………….. cần đo.
+ Chọn ………… …. có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
+ Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ……………….. vạch số 0 của thước.
+ Đặt mắt nhìn theo hướng ………………………..với cạnh thước ở đầu kia của vật.+ Đọc và ghi kết quả đo theo ………………………… với đầu kia của vật.
II. Bài tập tự luận.(5 Đ)
1. Đổi đơn vị cho các đại lượng sau: (2 đ)
a. 352g = ………………. Kg = …………………… mg.
b. 76m = ………………..cm = ……………………km.
2. Một bạn dùng cân Rôbecvan để cân một túi đường. Bạn đó đẵ dùng 1quả cân 1kg, 1 quả cân 0,5kg và một quả cân 100g. Hỏi túi đường có khối lượng và trọng lượng là bao nhiêu? (2 đ).
3. Muốn đo thể tích của một quả cân có đường kính lớn hơn đường kính của bình chia độ ta phải làm như thế nào? (1 đ)
Phòng gd huyện gia lâm
Trường thcs đình xuyên Họ và tên .............................................. Lớp .................
Đề kiểm tra 45 phút
Môn vật lý 6 - đề số 2
I. Bài tập trắc nghiệm. (5 đ)
1. Thước nào sau đây thích hợp để đo chiều dài rộng bàn học sinh?
A. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm. B. Thước có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
C. Thước có GHĐ 5m và ĐCNN 1cm. D. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 5mm.
2. Người ta dùng 1 bình chia độ ghi tới cm3 chứa 65cm3 nước. Thả sỏi vào bình chia độ thì thấy mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3 . Thể tích viên sỏi là:
A. 65cm3. B. 100cm3. C. 165cm3. D. 35cm3.
3. Nên dùng cân nào dưới đây để cân 1 bao xi măng Hoàng Thạch?
A. Cân y tế có GHĐ 100kg và ĐCNN 1kg. B. Cân tạ có GHĐ 1t và ĐCNN 1kg.
C. Cân đòn có GHĐ 5kg và ĐCNN 50g. D. Cân đồng hồ có GHĐ 1kg và ĐCNN 10g.
4. Khi buông viên phấn, viên phấn rơi là vì:
A. Sức đẩy của không khí. B. Lực hút của trái đất tác dụng lên nó.
C. Lực đẩy của tay. D. Một lí do khác.
5.Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? (1 đ)
A. Lực là tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật khác.
B. GHĐ của cân Rôbecvan là tổng giá trị của tất cả các quả cân kèm theo cân.
C. Khi ta dùng hai ngón tay ép mạnh một lò xo bút bi, thì một đầu lò xo chịu lực kéo, một đầu lò xo chịu lực đẩy.
D. Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên trên.
6. Chọn một mệnh đề ở bên trái ghép với một mệnh đề bên phải cho thích hợp để hoàn thành các câu sau: (1 đ)
1. Khối lượng của một vật
2. Trọng lượng của một vật
3. Đơn vị độ dài là
4. Đơn vị thể tích là
A. là lực hút của trái đất tác dụng lên vật đó
B. m3
C. chỉ lượng chất tạo thanh vật đó.
D. m
1 - 2 - 3 - 4 -
7. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. (2 đ)
A. B. Dùng hai tay uốn cong một thanh tre. Lực …………của thanh tre đẵ làm cho thanh tre bị ………….
B. Một máy bay đang bay ngang. Trọng lượng của máy bay và lực nâng của không khí là …………...
C. Khi đo thể tích của một chất lỏng người ta thường làm như sau:
+ Ước lượng …………………… cần đo.
+ Chọn …………… ………có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
+ Đặt bình chia độ ………………..
+ Đặt mắt nhìn ………………………..với độ cao mực chất lỏng trong bình.+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với………… …………….
II. Bài tập tự luận.(5 Đ)
1. Đổi đơn vị cho các đại lượng sau: (2 đ)
a. 863g = ………………. Kg = …………………… mg.
b. 23m = ………………..cm = ……………………km.
2. Một bạn dùng cân Rôbecvan để cân một túi đường. Bạn đó đẵ dùng 1 quả cân 1kg, 2 quả cân 200g và một quả cân 100g. Hỏi túi đường có khối lượng và trọng lượng là bao nhiêu? (2 đ).
3. Làm thế nào để đo thể tích của một hòn đá với một bình chia độ có miệng nhỏ hơn kích thước hòn đá và một bình không chia độ có miệng lớn hơn kích thước của hòn đá? (1 đ)
Đáp án - Biểu điểm chấm
A. Đề số 1
I. Bài tập trắc nghiệm: 5 đ
1.C
2. C
3.C
4. B
5. A: S
B: Đ
C: S
D: S
6. 1- C
2 - D
3 - A
4 - B
7.
A. hút / biến đổi
B. trọng lực
C. + độ dài
+ thước
+ trùng
+ vuông góc
+ vạch gần nhất
Mỗi đáp án đúng: 0,25đ
II. Bài tập tự luận.
325g = 0,325kg = 325000mg (1 đ)
76m = 7600cm = 0,076km (1 đ)
Khối lượng của túi đường là:
M= 1kg+ 0,5kg + 0,1kg = 1,6kg. (1,5 đ)
Trọng lượng của túi đường là:
P = 10.m = 1,6x10 = 16N. (0,5 đ)
3. Nêu đúng cách làm : 1đ
A. Đề số 2
I. Bài tập trắc nghiệm: 5 đ
1.A
2. D
3. B
4. B
5. A: Đ
B: Đ
C: S
D: S
6. 1- C
2 - A
3 - D
4 - B
7.
A. uốn/ biến dạng
B. hai lực cân bằng
C. + thể tích
+ bình chia độ
+ thẳng đứng
+ ngang
+ mực chất lỏng
Mỗi đáp án đúng: 0,25 đ
II. Bài tập tự luận.
863g = 0,863kg = 863000mg (1 đ)
23m = 2300cm = 0,023km (1 đ)
Khối lượng của túi đường là:
M= 1kg+ 0,2kg +0,2kg + 0,1kg = 1,5kg. (1,5 đ)
Trọng lượng của túi đường là:
P = 10.m = 1,5x10 = 15N. (0,5 đ)
3. Nêu đúng cách làm : 1đ
File đính kèm:
- De KT 45 tiet 9 VL6.doc