Đề kiểm tra chất lượng Học kì 1 Sinh học Lớp 6 - Trường THCS Đạ Long

Câu 1: Điểm khác nhau cơ bản của thực vật với động vật là:

a. Thực vật sống khắp nơi trên trái đất, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài;

b. Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài, phần lớn không có khả năng di chuyển;

c. Thực vật rất đa dạng và phong phú, phần lớn không có khả năng di chuyển;

d. Thực vật rất đa dạng và phong phú, sống khắp nơi trên trái đất.

Câu 2: Cây có rễ cọc là cây có:

a. Nhiều rễ con mọc ra từ 1 rễ cái;

b. Nhiều rễ con mọc ra từ gốc thân;

c. Nhiều rễ con mọc ra từ nhiều rễ cái

d. Chưa có rễ cái không có rễ conCâu 3: Sự thoát hơi nước của lá có ý nghĩa gì?

a. Làm mát lá và giúp cho việc vận chuyển nước lên lá;

b. Làm mát lá và giúp cho cây sinh ra diệp lục;

c. Giúp cây sinh ra diệp lục và việc vận chuyển nước lên lá;

d. Giúp cây hấp thụ cacbonic.

Câu 4: Chức năng quan trọng nhất của lá là:

a. Thoát hơi nước và trao đổi khí;

b. Hô hấp và quang hợp;

c. Thoát hơi nước và quang hợp;

d. Hô hấp và vận chuyển chất dinh dưỡng.

 

doc10 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng Học kì 1 Sinh học Lớp 6 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đạ Long Điểm Lời phê của giáo viên Lớp: Họ và tên ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I MÔN : SINH HỌC 6 (Đề số 1) I/ TRẮC NGHIỆM: (3đ) 1/ Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A (1đ) Các bộ phận của thân non (A) Chức năng của từng bộ phận Ghép cột 1. Biểu bì 2. Thịt vỏ 3. Mạch rây 4. Mạch gỗ a. Tham gia quang hợp b. Vận chuyển chất hữu cơ c. Bảo vệ d. Vận chuyển nước và muối khoáng e. Dự trữ chất dinh dưỡng 1 ghép với.. 2 ghép với 3 ghép với 4 ghép với.. 2/ Khoanh tròn vào chữ một cái đầu dòng (a, b, c, d) trước câu trả lời đúng: (2đ) Câu 1: Điểm khác nhau cơ bản của thực vật với động vật là: a. Thực vật sống khắp nơi trên trái đất, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài; b. Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài, phần lớn không có khả năng di chuyển; c. Thực vật rất đa dạng và phong phú, phần lớn không có khả năng di chuyển; d. Thực vật rất đa dạng và phong phú, sống khắp nơi trên trái đất. Câu 2: Cây có rễ cọc là cây có: a. Nhiều rễ con mọc ra từ 1 rễ cái; b. Nhiều rễ con mọc ra từ gốc thân; c. Nhiều rễ con mọc ra từ nhiều rễ cái d. Chưa có rễ cái không có rễ con Câu 3: Sự thoát hơi nước của lá có ý nghĩa gì? a. Làm mát lá và giúp cho việc vận chuyển nước lên lá; b. Làm mát lá và giúp cho cây sinh ra diệp lục; c. Giúp cây sinh ra diệp lục và việc vận chuyển nước lên lá; d. Giúp cây hấp thụ cacbonic. Câu 4: Chức năng quan trọng nhất của lá là: a. Thoát hơi nước và trao đổi khí; b. Hô hấp và quang hợp; c. Thoát hơi nước và quang hợp; d. Hô hấp và vận chuyển chất dinh dưỡng. Câu 5: Nguyên liệu chủ yếu lá cây sử dụng để chế tạo tinh bột là: a. Cacbonic và muối khoáng; b. Oxi và muối khoáng; c. Nước và Oxi; d. Nước và cacbonic. Câu 6: Cây có thể sinh sản sinh dưỡng bằng thân bò là: a. Cây rau ngót; b. Cây rau muống; c. Cây cải canh; d. Cây mùng tơi. Câu 7: Cây rau má có thể sinh sản sinh dưỡng bằng: a. Thân; b. Rễ; c. Lá; d. Củ. Câu 8: Tế bào thực vật khác tế bào động vật chủ yếu là: a. Vách tế bào và nhân; b. Chất tế bào và nhân; c. Lục lạp và nhân; d. Vách tế bào và lục lạp. II/ TỰ LUẬN: (7đ) Câu 1: Trình bày cấu tạo bộ phận sinh sản chính của hoa. (1.5 đ) Câu 2: Kể tên 10 loại cây và sắp xếp chúng vào 2 nhóm rễ cọc và rễ chùm. (1.5đ) Câu 3: Trình bày ý nghĩa sự biến dạng của lá. (1.5đ) Câu 4: Trình bày thí nghiệm của sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan ở cây (2.5đ) Bài làm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Trường THCS Đạ Long Điểm Lời phê của giáo viên Lớp: Họ và tên ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I MÔN : SINH HỌC 6 (Đề số 2) I/ TRẮC NGHIỆM: (4đ) 1/ Quan sát các cây xanh có tên ở bảng dưới đây rồi dùng kí hiệu + (có) hoặc – (khôngcó) điền vào các cột trống trong bảng sau cho thích hợp. (2đ) Tên cây Đặc điểm Có hoa Không có hoa Cây lâu năm Cây một năm Cây ngô Cây nhãn Cây rêu Cây táo 2/ Khoanh tròn vào chữ một cái đầu dòng (a, b, c, d) trước câu trả lời đúng: (2đ) Câu 1: Đặc điểm chung của thực vật là: a. Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài, tự tổng hợp chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển; b. Thực vật sống khắp nơi trên trái đất, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài; c. Thực vật rất đa dạng và phong phú, phần lớn không có khả năng di chuyển; d. Thực vật rất đa dạng và phong phú, sống khắp nơi trên trái đất. Câu 2: Nhóm gồm toàn cây có rễ chùm là: a. Cây lúa, cây hành, cây ngô, cây đậu; b. Cây tre, cây lúa mì, cây tỏi, cây táo; c. Cây mía, cây cà chua, cây lạc, cây nhãn; d. Cây trúc, cây lúa, cây ngô, cây tỏi. Câu 3: Tế bào thực vật khác tế bào động vật chủ yếu là: a. Vách tế bào và nhân; b. Chất tế bào và nhân; c. Lục lạp và nhân; d. Vách tế bào và lục lạp. Câu 4: Cách nhân giống nhanh và sạch bệnh nhất là: a. Giâm cành; b. Chiết cành; c. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm; d. Ghép cây. Câu 5: Sự thoát hơi nước của lá có ý nghĩa gì? a. Làm mát lá và giúp cho việc vận chuyển nước lên lá; b. Làm mát lá và giúp cho cây sinh ra diệp lục; c. Giúp cây sinh ra diệp lục và việc vận chuyển nước lên lá; d. Giúp cây hấp thụ cacbonic. Câu 6: Vỏ của thân non gồm có: a. Vỏ và trụ giữa; b. Biểu bì và mạch rây; c. Biểu bì và thịt vỏ; d. Vỏ và mạch rây. Câu 7: Những hoa nở về đêm có đặc điểm nào thu hút sâu bọ: a. Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, hạt phấn to và có gai; b. Hoa thường có màu trắng và có hương thơm; c. Hoa nhỏ và phấn to, có gai; d. Đầu nhụy có chất dính, hạt phấn nhỏ, nhiều, nhẹ. Câu 8: Hoa do cơ quan nào sau đây phát triển thành: a. Chồi ngọn; b. Chồi lá; c. Chồi hoa; d. Chồi cành. II/ TỰ LUẬN: (6đ) Câu 1: Trình bày thí nghiệm về sự vận chuyển chất hữu cơ trong thân. (2đ) Câu 2: Trình bày các loại rễ biến dạng. Mỗi loại rễ biến dạng lấy 2 ví dụ. (2đ) Câu 3: Trình bày khái niệm quang hợp của cây xanh. (1 đ) Câu 4: Kể tên 5 loại cây mà người ta thường giâm cành, 5 loại cây người ta thường chiết cành. (1đ) Bài làm: Trường THCS Đạ Long Điểm Lời phê của giáo viên Lớp: Họ và tên ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I MÔN : SINH HỌC 6 (Đề số 3) I/ TRẮC NGHIỆM: (3đ) 1/ Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A (1đ) Các bộ phận của thân non (A) Chức năng của từng bộ phận Ghép cột 1. Biểu bì 2. Thịt vỏ 3. Mạch rây 4. Mạch gỗ a. Tham gia quang hợp b. Vận chuyển chất hữu cơ c. Bảo vệ d. Vận chuyển nước và muối khoáng e. Dự trữ chất dinh dưỡng 1 ghép với.. 2 ghép với 3 ghép với 4 ghép với.. 2/ Khoanh tròn vào chữ một cái đầu dòng (a, b, c, d) trước câu trả lời đúng: (2đ) Câu 1: Cách nhân giống nhanh và sạch bệnh nhất là: a. Giâm cành; b. Chiết cành; c. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm; d. Ghép cây. Câu 2: Hoa do cơ quan nào sau đây phát triển thành: a. Chồi ngọn; b. Chồi lá; c. Chồi hoa; d. Chồi cành. Câu 3: Cây có thể sinh sản sinh dưỡng bằng thân bò là: a. Cây rau ngót; b. Cây rau muống; c. Cây cải canh; d. Cây mùng tơi. Câu 4: Nguyên liệu chủ yếu lá cây sử dụng để chế tạo tinh bột là: a. Cacbonic và muối khoáng; b. Oxi và muối khoáng; c. Nước và Oxi; d. Nước và cacbonic. Câu 5: Cơ quan sinh sản của hoa là: a. Đài và tràng; b. Tràng và nhị; c. Nhị và nhụy; d. Nhụy và cánh. Câu 6: Rễ củ có chức năng: a. Chứa chất dự trữ; b. Giúp cây leo lên; c. Giúp cây lấy không khí; d. Lấy chất dinh dưỡng từ cây chủ. Câu 7: Khi có ánh sáng lá cây chế tạo ra được chất gì? a. Nước; b. Tinh bột; c. Khí oxi; d. khí cácbonic. Câu 8: Cây rau má có thể sinh sản sinh dưỡng bằng: a. Thân; b. Rễ; c. Lá; d. Củ. II/ TỰ LUẬN: (7đ) Câu 1: Trình bày ý nghĩa sự biến dạng của lá. (1.5đ) Câu 2: Kể tên 5 loại cây mà người ta thường giâm cành, 5 loại cây người ta thường chiết cành. (1đ) Câu 3: Trình bày thí nghiệm của sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan ở cây (2.5đ) Câu 4: Trình bày các loại rễ biến dạng. Mỗi loại rễ biến dạng lấy 2 ví dụ. (2đ) Bài làm: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN : SINH HỌC 6 Câu 1/ a .Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A Các bộ phận của thân non (A) Chức năng của từng bọp phận Ghép cột 1. Biểu bì 2. Thịt vỏ 3. Mạch rây 4. Mạch gỗ a. Tham gia quang hợp b. Vận chuyển chất hữu cơ c. Bảo vệ d. Vận chuyển nước và muối khoáng e. Dự trữ chất dinh dưỡng 1 ghép với.. 2 ghép với 3 ghép với 4 ghép với.. b. Quan sát các cây xanh có tên ở bảng dưới đây rồi dùng lkí hiệu + (có) hoặc – (khôngcó) điền vào các cột trống trong bảng sau cho thích hợp. Tên cây Đặc điểm Có hoa Không có hoa Cây lâu năm Cây một năm Cây ngô Cây nhãn Cây rêu Cây táo 2/ Khoanh tròn vào chữ một cái đầu dòng (a, b, c, d) trước câu trả lời đúng: Câu 1: Điểm khác nhau cơ bản của thực vật với động vật là: a. Thực vật sống khắp nơi trên trái đất, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài; b. Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài, phần lớn không có khả năng di chuyển; c. Thực vật rất đa dạng và phong phú, phần lớn không có khả năng di chuyển; d. Thực vật rất đa dạng và phong phú, sống khắp nơi trên trái đất. Câu 2: Cây có rễ cọc là cây có: a. Nhiều rễ con mọc ra từ 1 rễ cái; b. Nhiều rễ con mọc ra từ gốc thân; c. Nhiều rễ con mọc ra từ nhiều rễ cái d. Chưa có rễ cái không có rễ con. Câu 3: Bộ phận quan trọng nhất của hoa là: a. Tràng hoa và nhị; b. Nhị hoa và nhụy hoa; c. Đài hoa và nhụy; d. Tràng hoa và nhụy hoa. Câu 4: Chức năng quan trọng nhất của lá lá là: a. Thoát hơi nước và trao đổi khí; b. Hô hấp và quang hợp; c. Thoát hơi nước và quang hợp; d. Hô hấp và vận chuyển chất dinh dưỡng. Câu 5: Nguyên liệu chủ yếu lá cây sử dụng để chế tạo tinh bột là: a. Cacbonic và muối khoáng; b. Oxi và muối khoáng; c. Nước và Oxi; d. Nước và cacbonic. Câu 6: Cây có thể sinh sản sinh dưỡng bằng thân bò là: a. Cây rau ngót; b. Cây rau muống; c. Cây cải canh; d. Cây mùng tơi. Câu 7: Cây rau má có thể sinh sản sinh dưỡng bằng: a. Thân; b. Rễ; c. Lá; d. Củ. Câu 8: Tế bào thực vật khác tế bào động vật chủ yếu là: a. Vách tế bào và nhân; b. Chất tế bào và nhân; c. Lục lạp và nhân; d. Vách tế bào và lục lạp. Câu 9: Đặc điểm chung của thực vật là: a. Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài, tự tổng hợp chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển; b. Thực vật sống khắp nơi trên trái đất, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài; c. Thực vật rất đa dạng và phong phú, phần lớn không có khả năng di chuyển; d. Thực vật rất đa dạng và phong phú, sống khắp nơi trên trái đất. Câu 10: Nhomd gồm toàn cây có rễ chùm là: a. Cây lúa, cây hành, cây ngô, cây đậu; b. Cây tre, cây lúa mì, cây tỏi, cây táo; c. Cây mía, cây cà chua, cây lạc, cây nhãn; d. Cây trúc, cây lúa, cây ngô, cây tỏi. Câu 11: Cơ quan sinh sản của hoa lưỡng tính là: a. Đài hoa và tràng hoa; b. Đài hoa và nhị hoa; c. Tràng hoa và nhụy hoa; d. nhị hoa và nhụy hoa. Câu 12: Cách nhân giống nhanh và sạch bệnh nhất là: a. Giâm cành; b. Chiết cành; c. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm; d. Ghép cây. Câu 13: Sự thoát hơi nước của lá có ý nghĩa gì? a. Làm mát lá và giúp cho việc vận chuyển nước lên lá; b. Làm mát lá và giúp cho cây sinh ra diệp lục; c. Giúp cây sinh ra diệp lục và việc vận chuyển nước lên lá; d. Giúp cây hấp thụ cacbonic. Câu 14: Vỏ cua thân non gồm có: a. Vỏ và trụ giữa; b. Biểu bì và mạch rây; c. Biểu bì và thịt vỏ; d. Vỏ và mạch rây. Câu 15: Những hoa nở về đêm có đặc điểm nào thu hút sâu bọ: a. Hoa thường coa màu sắc sặc sỡ, hạt phấn to và có gai; b. Hoa thường có màu trắng và có hương thơm; c. Hoa nhỏ và phấn to, có gai; d. Dầu nhụy có chất dính, hạt phấn nho,û nhiều, nhẹ. II/ TỰ LUẬN: Câu 1: Trình bày thí nghiệm về sự vận chuyển chất hữu cơ trong thân. Trả lời: a/ Tiến hành: Chọn một cành cây, bóc bỏ một khoanh vỏ. b/ Hiện tượng: Sau một tháng. Mép vỏ ở phía trên phình to ra. c/ Giải thích: Do khi bóc vỏ làm mất luôn mạch rây. Vì vậy chất hữu cơ được hình thành trên mép lá, vận chuyển xuống rễ qua mạch rây đến chỗ vỏ bóc, sẽ bị ứ lại ở mép trên lâu ngày làm cho mép trên phình to. d/ Kết luận: Các chất hữu cơđược vận chuyển trong cây nhờ mạch rây. Câu 2: Trình bày các loại rễ biến dạng. Mỗi laoị rễ biến dạng lấy 2 ví dụ. Trả lời: - Rễ củ: rễ phình to, chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả. Ví dụ: cải củ, cà rốt - Rễ móc: Rễ phụ mọc từ thân và cành ở trên mặt đất móc vào trụ bàm, giúp cây leo lên. Ví dụ: Trầu không, hồ tiêu - Rễ móc: Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên từ trên mặt đất, lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất. Ví dụ: bụt mọc, mắm, bần - Giác mút: Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác. Ví du:ï tơ hồng, tầm gửi Câu 3: Trình bày khái niệm quang hợp của cây xanh. Trả lời: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cácbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. Câu 4: Kể tên 5 loại cây mà người ta thường giâm cành, 5 loại cây người ta thường chiết cành. Trả lời: - Một số cây trồng bằng cách giâm cành: khoai lang, rau muống, sắn, dâu tằm, mía - Một số cây trồng bằng cách chiết cành: Cam, chanh, hồng, nhãn, cà phê Câu 5: Trình bày cấu tạo lớp biểu bì của lá Trả lời : - Lớp tế bào biểu bì trong suốt có vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ la, cho ánh sáng đi quá. - Trên biểu bì (chủ yếu là mặt dưới) có nhiều lỗ khí giúp lad trao đổi khí và thoát hơi nước. Câu 6: Kể tên 10 loại cây và sắp xếp chúng vào 2 nhóm rễ cọc và rễ chùm. - lúa, ngô, cà phê, điều, xoài, mít, sắn, thông, rau bí.. Cây có rễ cọc Cây có rễ chùm .. . .. .. . .. Câu 7: Trình bày ý nghĩa sự biến dạng của lá. Trả lời: Để phù hợp với chức năng trong các hoàn cảnh khác nhau, lá của một số loài cây dẫ biến đổihình thái tyhích hợp. Như xương rồng, lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước, lá đậu hà lan thành tua cuốn để giúp cây leo lên cao, Câu 8: Trình bày thí nghiệm của sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan ở cây Trả lời: a/ dụng cụ: - Bình thủy tinh chứa nước pha màu (thuốc đỏ hoặc mực tím) - Dao con, kính lúp - Một cành hoa trắng (hoa huệ hoặc hoa cúc hoặc hoa hồng) b/ Tiến hành: Cắm cành hoa vào bình nước màu, để ra chỗ thoáng. c/ Hiện tượng: Sau một thời gian, cánh hoa có màu sắc của nước trong bình. Các gân lá cũng bị nhuộm màu chứng tỏ nước màu đã vận chuyển từ bình lên lá qua mạch gỗ vì ta dùng dao cắt ngang cành hoa thì phần mạch gỗ cũng bị nhuộm d/ Kết luận: Nước và muối khoáng vaạn chuyển từ rễ lên nhờ mạch gỗ.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_6_truong_thcs_d.doc