Đề tài Kinh nghiệm nhỏ trong giáo dục đạo đức cho học sinh

Giáo dục là một khoa học và là một nghệ thuật. Quá trình giáo dục đòi hỏi phải có một thời gian lâu dài, bền bỉ, không giới hạn. Ngoài sự tác động của mọi yếu tố xung quanh thì người học cần phải có quá trình tự giáo dục. Trên cương vị là nhà giáo, chúng ta được xã hội giao cho một trọng trách rất lớn là đào tạo một thế hệ tương lai có đủ Tài, đủ Đức, đảm bảo yếu tố con người cho sự phát triển lâu dài của đất nước và là nền tảng để đưa đất nước phát triển. Là một nhà giáo chúng ta phải có tầm hiểu biết sâu rộng trên tất cả mọi lĩnh vực thì mới có thể giáo dục học sinh(HS) một cách toàn diện, tạo ra những con người có ích cho xã hội. Trong đó việc giáo dục đạo dức cho học sinh là một vần đề quan trọng và cấp thiết trong thời đại hiện nay và là vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn không chỉ riêng mỗi giáo viên mà nó còn là một khó khăn cho cả ngành giáo dục.

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm nhỏ trong giáo dục đạo đức cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
" KINH NGHIỆM NHỎ TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH” A - ĐẶT VẤN ĐỀ : 1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục là một khoa học và là một nghệ thuật. Quá trình giáo dục đòi hỏi phải có một thời gian lâu dài, bền bỉ, không giới hạn. Ngoài sự tác động của mọi yếu tố xung quanh thì người học cần phải có quá trình tự giáo dục. Trên cương vị là nhà giáo, chúng ta được xã hội giao cho một trọng trách rất lớn là đào tạo một thế hệ tương lai có đủ Tài, đủ Đức, đảm bảo yếu tố con người cho sự phát triển lâu dài của đất nước và là nền tảng để đưa đất nước phát triển. Là một nhà giáo chúng ta phải có tầm hiểu biết sâu rộng trên tất cả mọi lĩnh vực thì mới có thể giáo dục học sinh(HS) một cách toàn diện, tạo ra những con người có ích cho xã hội. Trong đó việc giáo dục đạo dức cho học sinh là một vần đề quan trọng và cấp thiết trong thời đại hiện nay và là vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn không chỉ riêng mỗi giáo viên mà nó còn là một khó khăn cho cả ngành giáo dục. Những năm gần đây, đất nước ta bước vào thời kì mở cửa hội nhập, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được cải thiện. Nhưng trong xã hội hiện nay còn tồn tại nhiều hiện tượng tiêu cực, nhiều tệ nạn xã hội như : cờ bạc, rượu chè, ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực, … đã khiến cho nhà trường nói chung và giáo viên nói riêng gặp không ít khó khăn trong việc giáo dục học sinh. Trong thời đại kinh tế thị trường như hiện nay, học sinh ở lứa tuổi TH & THCS là một lứa tuổi rất dễ đua đòi, dễ học theo người khác và rất dễ bị sa ngã. Điều đó không chỉ do sự tác động của môi trường bên ngoài mà còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố mà một trong những yếu tố quan trọng là tâm sinh lý lứa tuổi học sinh TH & THCS. Bởi vì có nhiều giáo viên đảm nhiệm việc giáo dục học sinh bậc TH &THCS cho rằng, lâu nay các nhà giáo dục mới chỉ quan tâm học sinh vào lớp một và khi học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THPT, chưa quan tâm khi học sinh bước vào bậc TH &THCS. Họ chưa thấy được rằng đây mới là quãng thời gian vô cùng quan trọng khi trẻ có những chuyển biến phức tạp về tâm sinh lý. Lứa tuổi học sinh TH &THCS được đánh giá là lứa tuổi có nhiều đột phá, biến chuyển tâm sinh lý khá mạnh mẽ, nó được biểu hiện một cách tập trung nổi bật giữa cái tốt và cái xấu; khi thì mạnh mẽ can trường, khi thì đua đòi, tò mò bắt chước cái tốt lẫn cái xấu,… Đây là thời kỳ phát triển phong phú, đa dạng, phức tạp nhưng vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển, hình thành nhân cách và trí tuệ của mỗi cá nhân. Đây là độ tuổi chịu sự tác động mạnh của xã hội, gia đình và nhà trường mà đặc điểm nổi bật là tiếp nhận nhanh cái tốt và cái xấu, phản kháng yếu ớt trước sự tấn công của kẻ xấu nhất là những kẻ xấu mang bộ mặt lương thiện. Chúng tôi nghĩ rằng, là giáo viên ai cũng mong ước đem lại những hạnh phúc đơn sơ cho các em, những nụ cười và đôi mắt sáng sung sướng khi trẻ nhận được những thành tích trong học tập và mong ước sự nghiệp giáo dục của mình ngày một tốt đẹp hơn. Để thực hiện được mong ước đó, gia đình, nhà trường và xã hội phải phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng làm tốt công tác giáo dục học sinh nhằm ngăn chặn, hạn chế và khắc phục học sinh hư, học sinh đạo đức kém trong nhà trường. Trong nhiều năm qua, không ít lần chúng tôi đã băn khoăn, trăn trở suy nghĩ, tìm tòi nhiều giải pháp để giáo dục học sinh về đạo đức. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày một số kinh nghiệm nhỏ của mình trong việc giáo dục đạo đức học sinh với mong muốn các em sẽ trở thành những người con ngoan, trò giỏi, có ích cho gia đình và cho xã hội. 2. Thời gian thực hiện - phạm vi của đề tài. - Thời gian thực hiện : Năm học 2010 - 2011 và 2011 - 2012 - Phạm vi đề tài : Sử dụng cho giáo dục học sinh tiểu học và trung học cơ sở. B. NỘI DUNG I /- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ : 1/- Những biểu hiện của học sinh có đạo đức chưa tốt: Lứa tuổi 12 đến 15, nhiều học sinh đã bắt đầu dậy thì và có những diễn biến rất phức tạp. Trong khi đó chương trình học kín mít, giáo viên thì hầu hết chỉ lo việc dạy kiến thức, cha mẹ thì có nhiều lý do để bận, … và đến một lúc nào đó nhìn lại thì thấy rằng các em đã có những biểu hiện tiêu cực. Có em thì trở nên lười biếng ở tất cả các môn học hoặc một vài môn học nào đó, thường lơ đãng trong giờ học, không chịu nghe thầy cô giảng bài, kiểm tra, thi cử thì quay cóp hoặc nhờ người khác làm hộ … Có em lại không chấp hành nội quy, không tham gia phong trào, thường xuyên đi học trễ, lừa dối cha mẹ, thầy cô, bạn bè, thậm chí còn bỏ tiết tụ tập, la cà ở các hàng quán, gây gỗ và đánh nhau … Những biểu hiện đó là những biểu hiện chung nhất của những em học sinh bị suy đồi đạo đức. Ngoài ra, điều dễ nhận thấy nhất ở học sinh đạo đức chưa tốt là cách nói năng, đi đứng, ăn mặc, hành động rất khác thường ở các em và những em này thường luôn tạo sự chú ý đối với người khác. Và vì thế là một giáo viên, chúng ta phải quan tâm đến những biểu hiện của học sinh để giáo dục kịp thời nhằm ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, ảnh hưởng đến phong trào thi đua của nhà trường, trật tự trị an xã hội, hạnh phúc gia đình và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tương lai tươi đẹp của chính bản thân các em. 2/- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đạo đức kém của học sinh : 2.1/- Sự tác động của môi trường đối với học sinh THCS : a. Môi trường gia đình : Thời gian HS học tập, sinh hoạt ở nhà trường chỉ từ 4-5 giờ trong ngày, việc sinh hoạt học tập đều có sự quản lí hướng dẫn của GVCN, GVBM, cán bộ lớp, nhà trường, đó là điều kiện để các em học tập tốt và rèn luyện nhân cách. Nhưng phần lớn thời gian các em sinh hoạt ở gia đình : tự học, lao động, vui chơi. Với thời gian đó đối với hầu hết HS đều có thời khóa biểu học tập ở nhà, ý thức được việc học tập ở nhà là thời gian giúp các em ghi nhớ lại bài cũ, luyện tập và nghiên cứu bài mới, chuẩn bị cho ngày học hôm sau, đồng thời tham gia giúp đỡ công việc gia đình. Đó là những học sinh thực sự tự giác trong học tập và được sự quản lí giáo dục của gia đình . Môi trường gia đình bao gồm các giá trị văn hóa mà cộng đồng gia đình góp sức tạo lập, xây dựng, giữ gìn và phát triển tạo nên không gian sống riêng để tiếp nhận hoặc từ chối các tác động xã hội. Môi trường văn hóa gia đình có tính bền vững và kế thừa. Môi trường gia đình góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Môi trường gia đình tốt, có văn hóa, cha mẹ biết quan tâm, thương yêu con cái một cách đúng mức thì sẽ tạo nên một môi trường văn hóa lành mạnh cho các em. Môi trường gia đình không bền vững, ẩn chứa nhiều yếu tố tiêu cực tất yếu dẫn đến nhận thức sai lầm, góp sức tạo ra những tính cách xấu, thiếu sức đề kháng đối với tác động xấu của xã hội và nhà trường. Cụ thể là những gia đình nào tạo ra bầu không khí phi đạo đức, thiếu lành mạnh như cha mẹ li hôn, vợ chồng mâu thuẫn với nhau, gia đình có người nghiện ngập ma túy, rượu chè, cờ bạc, bố mẹ ít quan tâm, gần gũi các em … thường đối xử thô bạo với các em thì tỉ lệ học sinh vi phạm nội quy, vi phạm đạo đức là rất cao. Bởi vì nếu các em sống trong một gia đình bất ổn như thế thì các em sẽ cảm thấy mình ít được quan tâm, ít được giáo dục, các em sẽ cảm thấy mình mất đi chỗ dựa từ phía gia đình nên hư hỏng, sống bất cần, phó mặc cho cuộc sống, dẫn đến các em dễ sa ngã, không làm chủ được bản thân. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hình thành nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó, nếu địa bàn dân cư mà đại bộ phận gia đình vì cuộc sống quá khó khăn, thiếu thốn kinh tế thì các em phải lo toan cuộc sống bằng cách phụ bố mẹ làm một công việc gì đó để kiếm tiền, các em không có điều kiện để học tập sa sút dẫn đến chán nản lười học. Từ việc cha mẹ thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, động viên các em trong học tập và vui chơi đã làm cho các em không rèn luyện được thói quen trong học tập, sinh hoạt tập thể. Điều đó đã vô tình tạo cho các em tính lười biếng, không chịu rèn luyện và dẫn đến có nhiều thói hư tật xấu. Đặc biệt hơn cả là có những gia đình phó thác hẳn việc giáo dục con cái cho thầy cô giáo, cho nhà trường. Họ cứ cho rằng đó là trách nhiệm của các thầy cô giáo nên khi xảy ra vụ việc gì họ đều đỗ lỗi cho nhà trường, đỗ lỗi cho giáo viên mà không nhận trách nhiệm về phía mình. Từ đó việc giáo dục học sinh càng thêm lỏng lẻo, gia đình thiếu biện pháp giáo dục, thiếu kết hợp với nhà trường, với các lực lượng giáo dục khác thì những việc làm xấu sẽ lôi cuốn các em vào việc chơi bời, không chăm lo học tập. Như vậy, học sinh có đạo đức chưa tốt phát sinh từ những ảnh hưởng không tốt của môi trường giáo dục gia đình, đó là : * Gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn : Từ những khó khăn về đời sống kinh tế, cha mẹ phải lao động vất vả, không quan tâm đến việc học tập của con em, phó mặc cho nhà trường, có gia đình buộc con cái phải lao động, làm cho các em không có thời gian học tập ở nhà như soạn bài, học bài cũ, do đó khi đến lớp việc tiếp thu bài mới rất khó khăn, không làm được bài kiểm tra, lo lắng sợ sệt khi thầy cô giáo kiểm tra bài cũ .. từ đó thua sút bạn bè và phát sinh tâm lí chán học dẫn đến bỏ giờ trốn học, bỏ học . * Gia đình chỉ lo làm ăn, không quan tâm đến việc học của con cái : Nhiều gia đình vì kế sinh nhai, cả vợ chồng đều đi làm ăn xa, phó mặc con cái cho ông bà hoặc chị em chăm sóc lẫn nhau, một số HS chưa tự giác và thiếu sự quản lí chặt chẽ của người lớn nên nảy sinh những tư tưởng không lành mạnh, từ đó ham chơi mà trốn học, bỏ học . Có gia đình tuy không khó khăn về kinh tế nhưng có tham vọng làm giàu, bỏ mặc con cái, không quan tâm đến việc học tập của con cái kể cả những thói hư tật xấu của con cái, cha mẹ cũng không biết để răn dạy, do đó từ những vi phạm nhỏ dần dần đến việc lớn . * Gia đình có cha mẹ bất hòa, không có hạnh phúc : Lứa tuổi các em rất nhạy cảm, những cuộc cải vả của cha mẹ, sự to tiếng quát nạt, bạo lực của người cha làm cho các em dần dần bị ảnh hưởng, từ đó nẩy sinh những việc làm không lành mạnh thích đánh lộn để giải tỏa tâm lý, bị ức chế, bỏ nhà đi chơi không thíêt tha đến việc học, từ đó lực học giảm sút dẫn đến chán học, bỏ học. Ngoài ra, gặp hoàn cảnh gia đình có người cha nát rượu, cũng ảnh hưởng rất lớn đến HS làm các em trở thành học sinh có đạo đức chưa tốt. Với môi trường giáo dục của gia đình như vậy, HS khó có thể trở thành con ngoan trò giỏi, nếu không có sự động viên kịp thời của bạn bè, nhà trường và thầy cô giáo .       b. Môi trường nhà trường : Môi trường nhà trường tác động đến học sinh TH & THCS rất phong phú. Môi trường nhà trường trong hình thành nhân cách, đạo đức cho học sinh TH & THCS phải được xem là chủ yếu có tính quyết định trên các phương diện hình thành nhân sinh quan, thế giới quan. Nó là một nhân tố mạnh mẽ tạo nên nhân phẩm, đạo đức của các em. Việc giáo dục, hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho học sinh TH & THCS là sự thống nhất hữu cơ giữa dạy chữ và dạy người. Giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách là hệ thống biện pháp đồng bộ từ truyền thụ kiến thức bộ môn đến các hoạt động giảng dạy và quản lý giáo dục trong nhà trường. Do đó không ai có thể thay thế nhà trường trong việc hình thành năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp tư duy, quá trình tích lũy tri thức, hình thành các phẩm chất, nhân cách làm người cho học sinh. Ngoài gia đình và xã hội, nhà trường là nhân tố quan trọng tác động mạnh đến hướng đi, thắp sáng tương lai cho các em bước vào đời. Vì thế nhà trường không những bồi bổ cho các em về kiến thức sách vở mà cần phải trang bị được kỹ năng sống cho các em.Trong nhà trường nếu giáo viên hằng ngày không quan tâm đến các em, không thường xuyên kiểm tra bài cũ, bài tập về nhà của các em thì các em rất dễ lơ là việc học tập và các em sẽ thường xuyên không làm bài, không học bài, dẫn đến việc học tập ngày càng sa sút, kiến thức cơ bản bị hỏng làm cho các em chán nản việc học hành. Và như thế các em bỏ bê luôn cả việc học, xem việc học như là một gánh nặng của bản thân. Từ đó các em sẽ dễ bị sa ngã theo những bạn xấu, nhất là những bạn học sinh cá biệt cùng lớp. Vì thế lớp học có nhiều học sinh kém về đạo đức cũng là môi trường không tốt đối với trẻ. Còn đối với học sinh kém về đạo đức thì chỗ ngồi cũng ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Một học sinh kém về đạo đức ngồi xa tầm quan sát của giáo viên thì giáo viên ít có điều kiện theo dõi những hành động quậy phá, nói chuyện hoặc lơ đãng việc học của học sinh. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng là một yếu tố quyết định. Nếu thầy cô quan tâm sâu sát học sinh, nắm vững tâm lý học sinh thì sẽ dễ dàng giáo dục các em. Ngược lại, nếu thầy cô không tìm hiểu các em, có những thành kiến nghiêm khắc đối với các em thì sẽ làm cho trẻ chán nản, không thích học. Vì thế giáo viên cần tránh đối xử thô bạo, trách móc các em và phải tôn trọng các em. Nhà trường là một lực lượng giáo dục rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách của học sinh. Trên thực tế hiện nay, các hoạt động, phong trào trong nhà trường ( trừ hoạt động giảng dạy ) nhìn chung vẫn còn nghèo nàn, chưa phong phú, mang tính hình thức. Các phong trào chưa lôi cuốn, hấp dẫn, chưa huy động đông đảo lực lượng học sinh tham gia. Chính vì vậy mà việc lôi kéo các em vào các hoạt động lành mạnh vẫn còn gặp nhiều điều kiện khó khăn. c. Môi trường xã hội : Môi trường xã hội là sự tác động thường xuyên, hằng ngày của các hiện tượng chính trị, kinh tế, xã hội đối với nhận thức, hiểu biết của học sinh, điều chỉnh thế giới quan, nhân sinh quan của các em theo các chiều hướng khác nhau, đa dạng và khá phức tạp, có khi các em rất khó phân biệt được thật giả, tốt và xấu, hiện tượng và bản chất. Môi trường xã hội chính là thuốc thử hàng đầu thử thách trí tuệ, nhân cách, phẩm giá con người đối với học sinh TH & THCS. Thực trạng xã hội hiện nay còn nhiều tệ nạn xã hội (rượu bia, trộm cắp…) nếp sống của con người chưa cao, thiếu hiểu biết ( mê tín, vứt rác bừa bãi, không chấp hành luật lệ giao thông, … ). Cha mẹ không gương mẫu thiếu sự quan tâm đến các em, một số phương tiện thông tin truyền bá những văn hóa phẩm xấu, những bài viết, hình ảnh có suy nghĩ lệch lạc … kích thích sự tò mò của học sinh làm ảnh hưởng xấu đến việc học tập của các em. Sự tăng mạnh về số lượng các phương tiện di động và ứng dụng tương tác làm cho nhiều học sinh cập nhập quá nhanh các thông tin, trong đó có những thông tin không lành mạnh đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của các em học sinh. Hiện nay, một bộ phận học sinh chịu sự tác động từ những mặt tiêu cực của xã hội, thiếu ý thức đạo đức, vi phạm pháp luật, có những học sinh có những hành động côn đồ như dọa đánh, xúc phạm thầy cô giáo. Nói tục, chửi thề khá phổ biến, tham gia vào các tệ nạn xã hội, tóc nhuộm đủ màu, may mặc nhiều loại mốt không phù hợp với lứa tuổi học sinh. Đặc biệt là hiện nay tình trạng học sinh THCS chưa đúng tuổi quy định đã chạy xe gắn máy, có em còn không đội cả mũ bảo hiểm và chở hai, chở ba lạng lách trên đường. Tất cả những điều đó đã làm mất đi sự hồn nhiên của tuổi học trò. d. Tâm sinh lý : Đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng, tình cảm còn mang tính chất bồng bột, hăng say … Các em dễ có những phản ứng mãnh liệt trước sự đánh giá, nhất là sự đánh giá thiếu công bằng của người lớn. Điều này do ảnh hưởng của sự phát dục và thay đổi một số cơ quan nội tạng và hoạt động thần kinh gây nên làm cho trẻ không tự kiềm chế nổi. Các em trở nên hiếu động, thích làm nổi, thích tự khẳng định mình … và dần dần bị ảnh hưởng bởi những thói hư, tật xấu và dần dần trở thành những học sinh có đạo đức chưa tốt. 2.2/- Sự tiếp nhận tác động từ 3 môi trường gia đình – nhà trường – xã hội và sự tác động của học sinh đối với 3 môi trường đó : Học sinh tiếp nhận tác động ảnh hưởng của 3 môi trường gia đình – nhà trường – xã hội. Khi đó các em sẽ tích hợp và phản ánh tác động lại vào 3 môi trường đó. Cụ thể là nếu tác động tích cực thì các em sẽ trở thành những người con ngoan, trò giỏi, là một công dân có ích cho xã hội. Ngược lại nếu tác động tiêu cực, có một bộ phận các em sẽ đi vào con đường hư hỏng, trở thành những người con ngỗ nghịch, những học sinh có đạo đức chưa tốt làm ảnh hưởng đến gia đình, nhà trường và xã hội và ảnh hưởng đến chính tương lai các em. Thấy rõ được những nguyên nhân trên và từ những phân tích ta có thể hình thành các nhóm học sinh có đạo đức chưa tốt như sau : Nhóm 1 Gây gổ đánh nhau , kết bè thành băng nhóm . Nhóm 2 Bỏ giờ trốn học dẫn đến học tập sa sút hơn . Nhóm 3 Quậy phá, thiếu nghiêm túc trong học tập . Nhóm 4 Ương  ngạnh, học đòi, không nghe lời thầy cô giáo, ý thức tổ chức kỷ luật kém . * Ở nhóm thứ 1 : Học sinh thường có thể lực phát triển, phát sinh tâm lý đua đòi, làm “anh hùng” ở tuổi mới lớn, thường xuất hiện ở lớp 8,9; tuổi dễ bị kích động, lôi kéo thành băng nhóm, thích gây gỗ đánh nhau … giữa HS trong lớp, trong trường và ngoài nhà trường . * Ở nhóm thứ 2 :  Một bộ phận HS vì điều kiện học tập thiếu, tiếp thu chậm dẫn đến năng lực học tập hạn chế, thường không thuộc bài, sợ bị kiểm tra ở những môn học khó, hoặc thầy cô khó, nên bỏ giờ dần dần thành thói quen hay bỏ giờ trốn học và từ đó lực học sa sút và có khả năng bỏ học giữa chừng hoặc do bạn bè lôi cuốn vào những trò chơi vô bổ mà bỏ giờ trốn học . * Ở nhóm thứ 3: Như ở nhóm 2, HS do đặc điểm tâm sinh lý phát triển không bình thường, không tập trung nghe giảng, tiếp thu hạn chế, không hiểu bài dẫn đến ý thức học tập kém, thường xuyên quậy phá, không tập trung cho việc học tập, biểu hiện : xé sách vở của bạn, “phá” bạn và những trò chơi ngớ ngẩn khác trong giờ học. Những HS này dần dần lực học giảm sút, dẫn đến bỏ giờ trốn học và bỏ học . * Ở nhóm thứ 4 : Một số ít HS biểu hiện tính ương ngạnh, bướng bỉnh, không chấp hành những qui định của lớp, khi được lưu ý nhắc nhở, có vẻ ăn năn sửa sai nhưng rồi vẫn “chứng nào tật ấy ” rồi thường xuyên vi phạm bất chấp sự góp ý của bạn bè, sự giáo dục của thầy cô giáo, kể cả những hình phạt cho những  vi phạm vẫn không chấp hành: chẳng hạn như tác phong không nghiêm túc: áo không bỏ vào trong quần, tay áo xắn lên, ống quần gấp cao, in hình quái dị, tóc chải rẽ giữa, nhuộm màu, để đuôi sau, bấm lỗ tai , mặt dán kim tuyến, nói tục với bạn bè, không tham gia sinh hoạt lớp, tách rời tập thể . II/- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : Thực tế cho thấy các em “học sinh có đạo đức chưa tốt “ là những em yếu về ý thức kỷ luật, khó giáo dục dẫn đến kết quả học tập, tu dưỡng đạo đức của các em không đạt yêu cầu. Chính vì việc giáo dục học sinh có đạo đức chưa tốt là khó khăn nên chúng ta không thể bỏ mặc sự sa ngã của các em mà chúng ta cần phải có trách nhiệm và quan tâm sâu sát hơn để giúp các em trở thành những con ngoan, trò giỏi. Vậy làm thế nào để giáo dục học sinh có đạo đức chưa tốt thành những học sinh ngoan? Phải có biện pháp và cách làm như thế nào để thực hiện được mục tiêu đó? Đó là vấn đề mà mỗi người giáo viên chúng ta phải suy tư, trăn trở và phải tìm cho được giải pháp tối ưu nhất để giải quyết dựa trên những biểu hiện tiêu cực của các em. 1/- Giáo viên cần phải hiểu rõ tâm lý lứa tuổi học sinh THCS : Giáo viên không những là người truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn là một lực lượng nồng cốt, quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh. Do đó gió viên cần phải hiểu được tâm lý, ước muốn, nguyện vọng, sở thích … của các em thì mới có thể giáo dục học sinh một cách toàn diện. Đặc biệt là việc giáo dục các em học sinh có đạo đức chưa tốt. Vì lứa tuổi học sinh TH & THCS là lứa tuổi rất dễ xúc động. Nếu người giáo viên không có nghệ thuật trong cách cư xử với các em thì các em rất dễ dàng bị kích động, không làm chủ được bản thân. Ví dụ : Một học học sinh có đạo đức chưa tốt bỏ tiết đi chơi hoặc đánh bạn cùng lớp thì giáo viên không nên vội trách mắng , la rầy trước tập thể lớp mà nên tìm hiểu rõ nguyên nhân rồi từ từ dùng lời lẽ để thuyết phục, giáo dục các em. Có như vậy các em mới thấy được sự quan tâm của thầy cô, thấy được thấy cô hiểu mình và từ đó giáo viên mới có thể giúp các em học sinh có đạo đức chưa tốt bỏ đi những thói hư, tật xấu. Bởi vì ở lứa tuổi này, các em tự thấy rằng mình là người lớn, không còn là trẻ con nữa nên các em rất muốn được tự hành động, tự độc lập. Các em không muốn bị gò bó và không muốn người khác xem mình là trẻ con. Các em cần được tôn trọng nhân cách, cần được phát huy tính độc lập nhưng cũng rất cần đến sự chăm sóc chu đáo và đối xử tế nhị. Chính vì thế, nếu giáo viên thấy cái sai của học sinh mà vội vàng kết luận, trách mắng, không hiểu được sự phát triển tâm lý của các em thì chắc chắn việc giáo dục các em học sinh có đạo đức chưa tốt sẽ không thành công. Và có thể các em sẽ quay ngược lại trách mắng thầy cô và nghiêm trọng hơn nữa là đòi đánh luôn cả thầy cô. Thường thì lúc đầu các em không bao giờ nhận sai trái về mình. Do đó giáo viên phải là người có trình độ về tâm lý học sinh một cách sâu rộng thì mới đưa ra được những biện pháp thành công để giáo dục các em hư hỏng nghe theo lời dạy bảo của mình. Tóm lại, bí quyết để thu phục những học sinh ngang tàng, ngỗ nghịch là phải hiểu các em và phải biết dùng lời lẽ để thuyết phục các em. 2/- Người giáo viên cần phải tìm hiểu môi trường sống của các em, hiểu được hoàn cảnh gia đình và phải thường xuyên phối hợp với gia đình giáo dục các em. Gia đình và truyền thống gia đình là nhân tố hàng đầu trong việc hình thành nhân cách học sinh. Một học sinh nếu được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống, các thế hệ có quan hệ tốt với nhau, có tôn ti trật tự, quan tâm chăm lo giáo dục con cháu, thực sự là tấm gương để con cháu noi theo thì bản thân học sinh đó bước đầu sẽ có nền tảng đạo đức tốt. Trái lại, học sinh ở trong môi trường gia đình thường xuyên lục đục, các thế hệ không tôn trọng lẫn nhau … sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tư tưởng đạo đức của học sinh. Do yếu tố gia đình tác động mạnh đến các em nên giáo viên cần phải quan sát, theo dõi thường xuyên những việc làm của học sinh trong ngày, trong tuần để phát hiện kịp thời những hành động sai trái của các em mà từ đó kết hợp với gia đình cùng giáo dục. Ví dụ 1: Những năm gần đây, có những em học sinh đến lớp thường quậy phá, lười học, gây biết bao chuyện phiền hà, hết chọc phá lại gây chuyện đánh nhau với bạn … Đối với những em học sinh này ngoài việc giáo dục các em bằng tình thương, trách nhiệm, bằng những lời nói nhẹ nhàng khuyên bảo chúng ta cũng cần phải gặp trực tiếp phụ huynh để trao đổi thông tin, tìm hướng giải quyết. Thông qua các cuộc họp phụ huynh, giáo viên cần nêu ra những thực trạng của các em để phụ huynh biết được con em họ học ra sao, có những biểu hiện như thế nào để cùng giáo viên phối hợp giáo dục tốt hơn. Tuy nhiên, trong một năm học, số lần họp phụ huynh rất ít, khoảng từ một đến hai lần nên giáo viên có ít cơ hội gặp mặt phụ huynh và phụ huynh cũng ít có cơ hội được gặp gỡ giáo viên để trao đổi và bàn bạc về tình hình học tập và đạo đức của con em mình. Có những gia đình phụ huynh không quan tâm, con em mình học thời gian suốt cả một năm mà không biết giáo viên dạy con mình là ai và họ cũng không cần biết đến, bỏ mặc sự phát triển của các em, giao phó các em cho nhà trường. Chính vì lẽ đó, người giáo viên rất khó khăn trong việc phối hợp với gia đình giáo dục học sinh. Tuy điều đó gây khó khăn trong công tác giáo dục nhưng khi các em có những biểu hiện tiêu cực thì giáo viên không vì lí do đó mà lơ là đối với các em. Khi đó giáo viên có thể gởi thông báo đến tận gia đình, nếu phụ huynh không đến giáo viên có thể tự liên hệ đến thăm gia đình học sinh, trò chuyện, tâm sự với cha mẹ các em để cùng tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp. Việc kết hợp chặt chẽ với gia đình, thường xuyên thăm hỏi gia đình học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh, trao đổi, nắm được hoàn cảnh gia đình sẽ giúp cho mỗi giáo viên lựa chọn được những hình thức giáo dục tốt nhất, giúp cho các học sinh đạo đức yếu kém trở thành những học sinh ngoan, chăm học. Do đó để hạn chế những việc đáng tiếc xảy ra, giáo viên không những trao đổi với phụ huynh mà phụ huynh cũng cần phải trao đổi thường xuyên với nhà trường những vấn đề trong gia đình có thể tác động đến tâm lý các em hoặc những dấu hiệu bất thường mà gia đình nắm được. Có như vậy, việc phối hợp giữa hai lực lượng giáo dục nhà trường – gia đình mới chặt chẽ và toàn diện. Ví dụ 2: năm học 2010 - 2011, (lớp 5A do thầy Lê Đình Hiền chủ nhiệm có em Kim Hải Đông, là một học sinh lười học, hay gây gỗ đánh bạn và bỏ tiết….Trong lớp ngoài em Đông còn có các em học sinh khác hay nghỉ học không có lý do. Mặc dù hai cấp học khác nhau, nhưng chúng tôi đã bàn với nhau và thống nhất sẽ đi đến các gia đình để tìm hiểu. Và chúng tôi đã biết tại sao các em bỏ học. Hầu hết là do các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên phải đi hái măng, bẫy thú, soi ếch nhái … để phụ giúp bố mẹ. Riêng em Đông, bố mẹ phải vào khe để kiếm sống, nên không ai quản lý em. Chúng tôi đã liên lạc với các phụ huynh, tâm sự rất

File đính kèm:

  • docSKKN Kinh nghiem nho giao du dao duc cho hoc sinh.doc