Đề kiểm tra chất lượng - Học kì II năm học 2008 - 2009 môn: Địa lí 12

Câu 1 : ( 3 điểm )

a/ Trình bày những nét chính về địa hình hai đồng bằng châu thổ: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long nước ta

 b/ Chứng minh rằng dân số nước ta phân bố chưa hợp lí

Câu 2: ( 2 điểm)

 a/ Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam trang Công nghiệp chung

- Nêu tên các trung tâm công nghiệp có qui mô từ nhỏ đến lớn ở nước ta

- Cho biết khu vực có mật độ tập trung công nghiệp dầy đặc nhất (Nhiều trung tâm công nghiệp nhất ) và giải thích nguyên nhân

 b/ Dựa vào ALĐLVN và kiến thức đã học, giải thích vì sao TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước

Câu 3: ( 3 điểm )

 a/ Nêu những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

b/ Trình bày khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng - Học kì II năm học 2008 - 2009 môn: Địa lí 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Nguyễn Khuyến Nam Định ĐỀ CHÍNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG - HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008 -2009 MÔN: ĐỊA LÍ 12 Thời gian làm bài 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I-Phần chung cho mọi học sinh ( 8 điểm ) Câu 1 : ( 3 điểm ) a/ Trình bày những nét chính về địa hình hai đồng bằng châu thổ: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long nước ta b/ Chứng minh rằng dân số nước ta phân bố chưa hợp lí Câu 2: ( 2 điểm) a/ Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam trang Công nghiệp chung - Nêu tên các trung tâm công nghiệp có qui mô từ nhỏ đến lớn ở nước ta - Cho biết khu vực có mật độ tập trung công nghiệp dầy đặc nhất (Nhiều trung tâm công nghiệp nhất ) và giải thích nguyên nhân b/ Dựa vào ALĐLVN và kiến thức đã học, giải thích vì sao TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước Câu 3: ( 3 điểm ) a/ Nêu những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ b/ Trình bày khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ II- Phần riêng (2 điểm ) (Họcí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó) Câu 4a :Theo chương trình chuẩn Cho bảng số liệu sau : Diện tích và sản lượng lúa nước ta các năm1990-2006 Năm 1990 1995 1999 2002 2006 Diện tích ( nghìn ha ) 6042 6765 7653 7452 7324 Sản lượng ( nghìn tấn ) 19225 24963 31393 34568 35849 a/ Tính năng suất lúa qua các năm theo bảng số liệu trên ( tạ / ha) b/ Vẽ biểu đồ cột thể hiện năng suất lúa cả nước qua các năm c/ Nhận xét và giải thích sự biến động năng suất lúa của nước ta từ năm 1990-2006. CÂU 4b: Theo chương trình nâng cao Cho bảng số liệu sau : Năng suất lúa cả năm của cả nước và đồng bằng sông Cửu Long (Đơn vị tạ/ha) Năm 1995 2000 2005 Cả nước 36,9 42,4 48,9 Đồng bằng sông Cửu Long 40,2 42,3 50,4 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện năng suất lúa của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long. Nhận xét năng suất lúa của đồng bằng sông Cửu Long . Giải thích vì sao Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất khá cao Chú ý : Học sinh được sử dụng Át lát địa lí Việt Nam và máy tính bỏ túi để làm bài Họ và tên học sinh lớp Chữ kí giám thị 1 Số báo danh Chữ kí giám thị 2. ĐÁP ÁN PHẦN CHUNG Câu 1 ( 3 điểm ) a/ Đặc điểm của Đồng bằng sông Hồng. ( 1 điểm, mỗi ý 0,25 điểm ) + Diện tích: 15.000 km2. + Đồng bằng phù sa của hệ thống sông Hồng và Thái Bình bồi đắp, được khai phá từ lâu, nay đã biến đổi nhiều. + Địa hình: cao ở rìa Tây, Tây Bắc và thấp dần về phía biển, chia cắt thành nhiều ô nhỏ. + Trong đê, không được bồi đắp phù sa hàng năm, gồm các ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước. Ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm. Đặc điểm của Đồng bằng sông Cửu Long.( 1 điểm, mỗi ý 0,25 điểm + Diện tích: 40.000 km2, lớn nhất nước ta. + Đồng bằng phù sa được bồi tụ của sông Tiền và sông Hậu, mới được khai thác sau ĐBSH. + Địa hình: thấp và khá bằng phẳng. + Không có đê, nhưng mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, nên vào mùa lũ bị ngập nước, mùa cạn nước triều lấn mạnh vào đồng bằng. Trên bề mặt đồng bằng còn có những vùng trũng lớn như: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên.  b/ Chứng minh dân số nước ta phân bố không đều và chưa hợp lí ? ( 1 điểm) - Mật độ dân số trung bình ở nước ta: 254 người/km2 (2006), nhưng phân bố không đều. ( 0,25 đ) - Phân bố không đều giữa đồng bằng – miền núi:( 0,5 đ) + Đồng bằng: 1/4 diện tích – chiếm 3/4 dân số à ĐBSH cao nhất, 1.225 người/km2 , gấp 5 lần cả nước. + Miền núi: 3/4 diện tích - chiếm 1/4 dân số , mật độ dân số thấp hơn nhiều Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2, trong khi vùng này lại giàu TNTN. - Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị:( 0,25 đ ) + Nông thôn: 73,1%, có xu hướng giảm. +Thành thị: 26,9%, có xu hướng tăng. Câu 2: ( 2 điểm ) a/ Các trung tâm công nghiệp ( 0,5đ) + Rất lớn ( trên 50 nghìn tỉ đồng):: TP Hồ Chí Minh + Lớn ( Từ 10 000- 50 000 tỉ đồng): Hà Nội, Biên Hoà, Vũng Tàu + Trung bình ( Từ 3-6 000 tỉ đồng): Hải PhòngViệt Trì, Phúc Yên, Thủ Dầu Một, Cần Thơ + Nhỏ ( Từ 1-2000 tỉ đồng): Hạ Long, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hoà Bình, Nam Định, Hưng Yên, Thanh Hoá, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, - Khu vực có mật độ công nghiệp dày đặc:ĐBSH và vùng phụ cận ( 0,5đ) Giải thích: + Gần nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là khoáng sản + Nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có tay nghề + Kết cấu hạ tầng khá vững + Vị trí địa lí thuận lợi b/- Giải thích tại sao thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì:( 1,0 đ) + TP HCM có nhiều điều kiện thuận lợi: -Vị tríđịa lí thuận lợi trong việc giao lưu với bên ngoài. Đầu mối giao thông lớn nhất, với đủ các loại đường, có hai cảng quốc tế lớn nhất về đường sắt và đường biển TPHCM nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế là TPHCM – Biên Hoà – Vũng Tàu Nằm ở vùng Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước Sẵn nguyên liệu: nằm trong vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất.Giáp ĐBSCL và Tây Nguyên là những vùng dồi dào về nguyên liệu từ nông nghiệp - Lao động có chuyên môn kĩ thuật đông đảo - Có cơ sở hạ tầng hoàn thiện bậc nhất nước ta + Tập trung nhiều ngành công nghiệp , trong đó có các ngành công nghiệp trọng điểm (Cơ khí, điện tử, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, hoá chất...) + Đứng đầu cả nước về tỉ trọng công nghiệp ( trên 50 000 tỉ đồng ) + Có ý nghĩa đối với cả nước và có sức thu hút với nguồn lực bên ngoài CÂU 3 ( 3 điểm ) a/ Những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ ( 1,75 điểm ) - DHNTB có đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn tất cả các tỉnh đều giáp biển - Biển miền Trung lắm tôm, cá và các hải sản khác . Tỉnh nào cũng có các bãi tôm, bãi cá, bãi cá lớn nhất là ở các tỉnh cực nam Trung Bộ và ngư trường quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa. Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản ( 1 đ) - Dọc bờ biển Nam Trung Bộ có nhiều bãi biển đẹp, tạo tiềm năng to lớn để phát triển du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang, Mũi Né( 0,25 đ) - Bờ biển Nam Trung Bộ có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu như Đà Nẵng, Nha Trang, Dung Quất Quy Nhơn ( 0,25 đ) - Vùng thềm lục địa Nam Trung Bộ đã được khẳng định là có dầu khí . Việc sản xuất muối cũng rất thuận lợi ( 0,25 đ) b/*Khả năng phát triển cây công nghiệp ở TDMNBB ( 0,5 đ) - Phần lớn là đất feralít trên đá phiến, đá vôi; đất phù sa cổ ở trung du - Khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh: Đông Bắc do ảnh hưởng gió mùa ĐB nên có mùa đông lạnh nhất nước ta, Tây Bắc lạnh do nền địa hình cao. à thuận lợi phát triển cây có nguồn gốc cận nhiệt & ôn đới. - Người dân có kinh nghiệm trồng và chăm sóc các loại cây. *Hiện trạng phát triển ( 0,5 đ) - Chè: là vùng chuyên canh lớn nhất nước ta, chiếm 60% diện tích & sản lượng cả nước, nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái. - Cây dược liệu: quế, tam thất, hồi, đỗ trọng& cây ăn quả: mận, đào, lêtrồng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, dãy Hoàng Liên Sơn. - Ở Sapa trồng rau vụ đông & sản xuất hạt giống quanh năm. *Khó khăn: thời tiết thất thường, thiếu nước vào mùa đông ở Tây Bắc, cơ sở chế biến chưa cân xứng ( 0,25 đ) . PHẦN RIÊNG CÂU 4 a/ (2 điểm ) . a/ Tính năng suất lúa qua các năm theo bảng số liệu trên ( Sản lượng chia cho diện tích , đơn vị là tạ/ha) , ta có . ( 0,5 đ) Năm 1990 1995 1999 2002 2006 Năng suất (tạ/ ha) 31,8 36,9 41,0 46,4 48,9 b/ Vẽ biểu đồ ( 1 đ) c/ Nhận xét và giải thích sự biến động năng suất lúa của nước ta từ năm 1990-2006 .( 0,5 đ) Năng suất lúa của nước ta từ năm 1990- 2006 liên tục tăng. Năm 2006 năng suất lúa đạt 48,9 tạ/ ha Giải thích nguyên nhân - Do việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất: giống mới, kĩ thuật canh tác, phân bón - Do chính sách của nhà nước khuyến khích nhân dân tích cực sản xuất ( chính sách khuyến nông ) - Trình độ thâm canh sản xuất lương thực không ngừng được nâng cao - Thị trường mở rộng Câu 4b/ Nhận xét Năng suất lúa của cả nước và đồng bằng sông Cứu Long đều tăng từ năm1995 đến năm 2005 Năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung đều cao hơn cả nước ( trừ năm 2000) và tăng mạnh hơn là giai đoạn năm 2000-2005 Giải thích ĐBSCL có năng suất khá cao là do: - Vùng có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi - Trình độ thâm canh của người lao động khá cao - Việc áp dụng kĩ thuật tiên tiến, sử dụng giống mới cho năng suất cao

File đính kèm:

  • docđề thi thử Trường THPT Nguyễn Khuyến.doc
Giáo án liên quan