1. Xác định mục tiêu kiểm tra:
Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi đã học xong các chủ đề của học kì II Địa lí 12
a. Về kiến thức:
-Phát hiện sự phân hóa về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học cho phù hợp.
-Giúp HS nhận biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra
b. Về kĩ năng: Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể
c. Về thái độ: Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục.
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì II năm học 2011 – 2012 môn: Địa lí lớp12 cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TUYÊN QUANG
TRƯỜNG THPT SƠN NAM
( ĐỀ I)
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học 2011 – 2012
Môn: ĐỊA LÍ (lớp12 cơ bản )Thời gian làm bài:
60 phút( không kể thời gian phát đề )
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ 12
1. Xác định mục tiêu kiểm tra:
Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi đã học xong các chủ đề của học kì II Địa lí 12
a. Về kiến thức:
-Phát hiện sự phân hóa về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học cho phù hợp.
-Giúp HS nhận biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra
b. Về kĩ năng: Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể
c. Về thái độ: Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục.
2. Xác định hình thức kiểm tra: Hình thức kiểm tra tự luận
3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Ở đề kiểm tra học kì II Địa lí 12 các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 29 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau:
-Chủ đề 1: Địa lí dân cư và kinh tế; Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp : 9 tiết : 31,0%
-Chủ đề 2: Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp : 4 tiết : 13,8%
-Chủ đề 3:Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành dịch vụ :3 tiết : 10,3%
-Chủ đề 4:Địa lí các vùng kinh tế,địa lí địa phương : 13 tiết : 44,9%
Trên cơ sở phân phối số tiết như trên,kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng và những tiết chưa kiểm tra và đã kiểm tra,xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:
Chủ đề(ND)/mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp
Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới
30%TSĐ=3Đ
100%= 3 Đ
Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam xác định được các trung tâm công nghiệp lớn nhất và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm
20%TSĐ=2 Đ
100%=2 Đ
Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
Vẽ được biểu đồ và nhận xét qua bảng số liệu
20%TSĐ= 2 Đ
100%TSĐ=2
Địa lí các vùng kinh tế
Nêu được thực trạng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng và các định hướng chính
Giải thích được mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
30%TSĐ=3Đ
66,7%TSĐ =2Đ
33,3%TSĐ = 1Đ
TSC:4;TSĐ:10Đ=100%
5,0Đ = 50%TSĐ
1,0 Đ=10%TSĐ
4,0 Đ=40%TSĐ
4.Biên soạn câu hỏi theo ma trận
SỞ GD & ĐT TUYÊN QUANG
TRƯỜNG THPT SƠN NAM
(ĐỀ I)
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học 2011 – 2012
Môn: ĐỊA LÍ (lớp12 cơ bản )Thời gian làm bài:
60 phút( không kể thời gian phát đề )
Câu I :(3 điểm)
Trình bày những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta?
Câu II: (2 điểm )
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định hai trung tâm công nghiệp lớn nhất và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm?
Câu III: ( 2 điểm )
Cho bảng số liệu sau : Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta (Đơn vị : % )
Năm
Nhóm hàng
1995
1999
2000
2001
2005
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
25,3
31,3
37,2
34,9
36,1
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
28,5
36,8
33,8
35,7
41,0
Hàng nông , lâm , thủy sản
46,2
31,9
29,0
29,4
22,9
Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng và nêu nhận xét.
Câu IV: (3 điểm )
Dựa vào kiến thức đã học :
1.Nêu thực trạng và những định hướng chính của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.
2.Giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở đồng bằng này ?
.Hết
(Thí sinh được mang Atlat Địa lí Việt Nam vào phòng thi)
5.Xây dựng hướng dẫn chấm(đáp án) và thang điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu I
3 Đ
*Thuận lợi :
- Sản phẩm nông nghiệp đa dạng (nhiệt đới ,cận nhiệt ,ôn đới )
- Khả năng xen canh ,tăng vụ lớn
- Giữa các vùng có thế mạnh khác nhau
* Khó khăn :
- Tính mùa vụ khắt khe.
- Tính chất bấp bênh của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa...
- Dịch bệnh , sâu bệnh
1,5
1,5
Câu II:
2 Đ
-Hai trung tâm công nghiệp lớn là : Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
-Trung tâm CN Hà Nội : luyện kim đen, cơ khí , sx ô tô,điện tử ,hóa chất- phân bón ,sx vật liệu xây dựng, dệt may ,chế biến nông sản, sx giấy –xenlulo
-Trung tâm CN TPhố HCM:LK đen,LK màu,cơ khí,sx ô tô,điện tử,hóa chất, phân bón ,sx vật liệu xây dựng, dệt may ,chế biến nông sản, sx giấy,đóng tàu ,nhiệt điện .
0,5
0,75
0,75
Câu III
2 Đ
-Vẽ biểu đồ miền:+Kẻ khung hình chữ nhật cân đối ghi tỉ lệ % trên trục đứng và năm trên trục ngang ;+Vẽ lần lượt ranh giới các miền theo số liệu,có kí hiệu phân biệt,lập bảng chú giải và ghi tên biểu đồ(thiếu một trong những bước trừ 0,25điểm )
- Nhận xét :+Trong cơ cấu xk hàng hóa năm 2005, đứng đầu là CNnhẹ và tiểu thủ CN , tiếp đến là CNnặng và KSản, sau cùng là nhóm N- L-TS; +Từ 1995- 2005 : (so sánh sự tăng giảm giữa các nhóm hàng )
1,5
0,5
Câu IV
3 Đ
1.*Thực trạng : + Tỉ trọng giá trị sx nông-lâm-ngư nghiệp giảm ,công nghiệp-XD
tăng , dịch vụ có nhiều chuyển biến (có tỉ lệ %)
+Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực tuy nhiên còn chậm
*Các định hướng chính :
+Xu hướng chung giảm KV I , tăng KV II và KV III
+Việc chuyển dịch trong nội bộ ngành cũng có sự khác nhau : (nêu sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành )
2.Mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng
+ Do việc thâm canh cây lương thực nên diện tích cây lương thực có giảm nhưng sản lượng lương thực trên thực tế vẫn tăng
+ Tuy nhiên do sức ép về vấn đề về dân số (dân số đông , tăng nhanh ) nên bình quân lương thực theo đầu người so với cả nước vẫn giảm
0,5
1,5
1,0
File đính kèm:
- THI KI II-K12-ĐIA(Lê Hà).doc