Câu I: (1,5 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định trên bản đồ các mỏ khoáng sản lớn trong vùng và phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu II: (1,5 điểm)
Hãy trình bày đặc điểm của nguồn lao động nước ta.
Câu III: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì II năm học 2011 – 2012 môn thi: Địa lí lớp: 12 (cơ bản), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TUYÊN QUANG
TRƯỜNG THPT SƠN NAM
(ĐỀ II)
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học 2011 – 2012
Môn Thi: ĐỊA LÍ
Lớp: 12 ( cơ bản )
Thời gian làm bài: 60 phút
( Không kể thời gian phát đề )
Câu I: (1,5 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định trên bản đồ các mỏ khoáng sản lớn trong vùng và phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu II: (1,5 điểm)
Hãy trình bày đặc điểm của nguồn lao động nước ta.
Câu III: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta. (Đơn vị : %)
Năm
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ nông nghiệp
1990
79,3
17,9
2,8
1995
78,1
18,9
3,0
1999
79,2
18,5
2,3
2001
77,9
19,6
2,5
2005
73,5
24,7
1,8
1.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta thời kì 1990 – 2005.
2.Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta thời kì 1990 – 2005.
Câu IV. (4,0 điểm)
Trình bày những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng?
-------------------- Hết --------------------
(Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, giám thị coi thi không giải thích gì thêm )
Đề này có 01 trang
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
a
Các mỏ khoáng sản lớn trong vùng và những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Các mỏ lớn: than (Quảng Ninh), mỏ quặng đồng – niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu), mỏ sắt (Yên Bái), thiếc và bôxit (Cao Bằng), kẽm – chì ở Chợ Đồn (Bắc Kạn), đồng – vàng (Lào Cai), thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), apatit (Lào Cai).
- Thuận lợi: Tài nguyên khoáng sản phong phú nhất nước ta (tạo ra lợi thế của vùng về các ngành CN khai thác, chế biến khoáng sản, từ đó tạo ra cơ cấu ngành CN đa dạng).
- Khó khăn: Đa số các mỏ khi khai thác đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại, chi phí cao, lao động lành nghề. Về điểm này, Trung du và miền núi Bắc Bộ còn nhiều hạn chế.
1,5
0,5
0,5
0,5
b
Các trung tâm công nghiệp quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Gồm: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Cẩm Phả
(2 ý cho nửa số điểm, 3 ý trở lên cho điểm tối đa)
0,5
II
a
b
Thế mạnh:
-Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người (51,2% tổng số dân); Mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.
- Lao động cần cù, sáng tạo có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ.
-Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu phát triển trong văn hóa, giáo dục và y tế.
Hạn chế:
- Thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao.
- Lao động trình độ cao còn ít, đội ngũ quản lý, công nhân lành nghề còn thiếu.
- Phân bố không đồng đều. Đại bộ phận lao động tập trung ở đồng bằng và hoạt động trong nông nghiệp, vùng núi và cao nguyên lại thiếu lao động, nhất là lao động có kỹ thuật.
0,75
0,25
0,25
0,25
0,75
0,25
0,25
0,25
III
* Vẽ biểu đồ miền:
- Chính xác về khoảng cách chia trên 2 trục.
- Có chú giải và tên biểu đồ
- Chính xác về các đối tượng biểu hiện trên biểu đồ.
(Thiếu mỗi ý trừ 0,25 điểm)
* Nhận xét:
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta thời kì 1990 – 2005 có sự chuyển dịch:
- Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt từ 79,3% (1990) xuống còn 73,5 (2005).
- Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi từ 17,9% (1990) lên 24,7% (2005),..
- Tỉ trọng ngành dịch vụ NN còn thấp và không ổn định năm 1990 là 2,8%, năm 1995 tăng lên 3,0%, đến năm 2000 giảm xuống còn 1,8%.
2,0
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
IV
a
b
c
Vị trí địa lý:
+Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc tạo động lực phát triển vùng và các vùng khác. Gần các vùng giàu tài nguyên.
+ Dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài.
Tài nguyên thiên nhiên đa dạng:
- Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% DT vùng.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng.
- Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.
- Tài nguyên biển: bờ biển dài trên 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch)
- Khoáng sản không nhiều, có giá trị là đá vôi, sét, cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.
Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân cư đông nên có lợi thế:
+ Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao.
+ Tạo ra thị trường có sức mua lớn.
- Chính sách: có sự đầu tư của Nhà nước và nước ngoài.
- Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước)
- Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành ngày càng hoàn thiện: hệ thống thuỷ lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhà máy chế biến
- Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thốngvới 2 trung tâm KT-XH là Hà Nội và Hải Phòng.
* Hạn chế:
- Dân cư đông, mật độ dân số cao gây khó khăn cho phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai. Sự suy thoái tài nguyên, môi trường.
0,75
0,25
0,25
1,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
File đính kèm:
- DE VA DA KIEM TRA HOC KI II 2011 - 2012 - 12(D.TAM).doc