1A. Vật A trung hoà về điện đặt tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện dương thì vật A cũng nhiễm điện dương là do:
A. Điện tích dương đã di chuyển từ vật B sang vật A. B. Iôn âm từ vật A sang vật B.
C. Electron di chuyển từ vật A sang vật B. D. Electron di chuyển từ vật B sang vật A.
1B. Vật A trung hoà về điện đặt tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện âm thì vật A cũng nhiễm điện âm là do:
A. Điện tích dương đã di chuyển từ vật A sang vật B. B. Iôn âm từ vật B sang vật A.
C. Electron di chuyển từ vật A sang vật B. D. Electron di chuyển từ vật B sang vật A.
2. Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì
A. hai quả cầu đẩy nhau. B.hai quả cầu hút nhau.
C. hai quả cầu không hút và cũng không đẩy nhau. D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.
3. Hai điện tích điểm đặt cách nhau 100 cm trong điện môi có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau bằng lực 0,8 N. Nếu chúng được đặt cách nhau 50 cm trong chân không thì tương tác nhau bằng lực có độ lớn là
A. 0,2N. B. 0,8 N. C. 3,2 N. D. 6,4 N.
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng số 01 (phần tĩnh điện) - Vật lý khối 11 nâng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SỐ 01 (PHẦN TĨNH ĐIỆN). KHỐI 11 NÂNG CAO.
(20 câu. Thời gian làm bài: 30 phút)
Họ và tên:, Lớp:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
1A. Vật A trung hoà về điện đặt tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện dương thì vật A cũng nhiễm điện dương là do:
A. Điện tích dương đã di chuyển từ vật B sang vật A. B. Iôn âm từ vật A sang vật B.
C. Electron di chuyển từ vật A sang vật B. D. Electron di chuyển từ vật B sang vật A.
1B. Vật A trung hoà về điện đặt tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện âm thì vật A cũng nhiễm điện âm là do:
A. Điện tích dương đã di chuyển từ vật A sang vật B. B. Iôn âm từ vật B sang vật A.
C. Electron di chuyển từ vật A sang vật B. D. Electron di chuyển từ vật B sang vật A.
2. Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì
A. hai quả cầu đẩy nhau. B.hai quả cầu hút nhau.
C. hai quả cầu không hút và cũng không đẩy nhau. D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.
3. Hai điện tích điểm đặt cách nhau 100 cm trong điện môi có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau bằng lực 0,8 N. Nếu chúng được đặt cách nhau 50 cm trong chân không thì tương tác nhau bằng lực có độ lớn là
A. 0,2N. B. 0,8 N. C. 3,2 N. D. 6,4 N.
4. Hai điện tích điểm cùng độ lớn được đặt cách nhau 1m trong nước nguyên chất tương tác với nhau một lực bằng 10 N. Nước nguyên chất có hằng số điện môi bằng 81. Độ lớn của mỗi điện tích là
A. 9 C. B. 9.10-8 C. C. 0,3.10-3 C. D. 10-3 C.
5A. Hai điện tích điểm q1 = 4.10-8C, q2 = -4.10-8C đặt tại hai điểm A và B trong không khí cách nhau 4cm Lực tác dụng lên điện tích q = 2.10-9C đặt tại trung điểm O của AB là:
A. 9.10-4 N. B. 4,5.10-4 N. C. 1,8.10-3 N. D. 3,6.10-3 N.
5B. Hai điện tích điểm q1 = 4.10-8C, q2 = -4.10-8C đặt tại hai điểm A và B trong không khí cách nhau 4cm Lực tác dụng lên điện tích q = 2.10-9C đặt tại điểm C cách A 4cm và cách B 8cm là:
A. 22,5.10-4 N. B. 13,5.10-4 N. C. 3,375.10-4 N. D. 5,625.10-4 N.
6. Cho bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy vật C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Điện tích của vật A và D trái dấu. B. Điện tích của vật B và D cùng dấu.
C. Điện tích của vật A và C cùng dấu. D. Điện tích của vật A và D cùng dấu.
7A. Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường tại điểm đó
A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần.
7B. Chọn phát biểu đúng.
Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc
A. độ lớn điện tích thử. B. độ lớn điện tích đó.
C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó. D. hằng số điện môi của của môi trường.
8. Đặt một điện tích thử - 1μC tại một điểm, nó chịu một lực điện 1mN có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là
A. 1000 V/m, từ trái sang phải. B. 1000 V/m, từ phải sang trái.
C. 1V/m, từ trái sang phải. D. 1 V/m, từ phải sang trái.
9. Một điện tích điểm q0 đặt tại điểm A trong chân không, cường độ điện trường tại điểm M trong điện trường có độ lớn 16 V/m. Cường độ điện trường tại điểm N đối xứng với A qua M có độ lớn là
A. 64 V/m. B. 16 V/m. C. 8 V/m. D. 4 V/m.
10. Hai điện tích q1 = +5 nC, q2 = +9 nC đặt tại hai điểm A, B trong không khí cách nhau một khoảng
AB = 16cm. Cường độ điện trường tại trung điểm M của đoạn AB có độ lớn là
A. 19687,5 V/m. B. 5625 V/m. C. 7031,25 V/m. D. 12656,25 V/m.
11A. Hai điện tích q1 = 2.10-7 (C), q2 = -2.10-7 (C), đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một khoảng 6(cm). Cường độ điện trường tại điểm M trên đường trung trực của AB, cách AB một khoảng 4(cm) có độ lớn là
A. E = 7,2.105 (V/m). B. E = 8,64.105 (V/m). C. E = 11,52.105 (V/m). D. E = 14,4.105 (V/m).
11B. Hai điện tích q1 = 2.10-7 (C), q2 = 2.10-7 (C), đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một khoảng 6(cm). Cường độ điện trường tại điểm M trên đường trung trực của AB, cách AB một khoảng 4(cm) có độ lớn là
A. E = 7,2.105 (V/m). B. E = 8,64.105 (V/m). C. E = 11,52.105 (V/m). D. E = 14,4.105 (V/m).
12A. Hai điện tích nhỏ q1 = 4q và q2 = -q đặt tại hai điểm A và B trong không khí cách nhau 9cm. Điểm M có cường độ điện trường tổng hợp bằng 0, M cách B một khoảng:
A. 18cm B. 9cm C. 27cm D. 4,5cm
12B. Hai điện tích nhỏ q1 = q và q2 = -4q đặt tại hai điểm A và B trong không khí cách nhau 9cm. Điểm M có cường độ điện trường tổng hợp bằng 0, M cách B một khoảng:
A. 18cm B. 9cm C. 27cm D. 4,5cm
13A. Quả cầu nhỏ có khối lượng m = 0,25g, điện tích của quả cầu là q = 2,5.10-9C, được treo bởi một sợi dây mảnh và đặt trong điện trường đều nằm ngang và có độ lớn E = 106 V/m. Lấy g = 10m/s2. Góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng là:
A. 140. B. 300. C. 450. D.600.
13B. Quả cầu nhỏ có khối lượng m = 0,5g, điện tích của quả cầu là q = 5.10-8C, được treo bởi một sợi dây mảnh và đặt trong điện trường đều nằm ngang và có độ lớn E = .105 V/m. Lấy g = 10m/s2. Góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng là:
A. 600. B. 300. C. 140. D.450.
14A. Ba điểm A, B, C trong không khí tạo thành tam giác vuông tại A, AB = 4cm, AC = 3cm. Tại A đặt điện tích q1 = -2,7.10-9 C, tại B đặt điện tích q2. Biết véctơ cường độ điện trường tổng hợp ở C có phương song song với AB. Giá trị của q2 là
A. q2 = -12,5.10-9 C. B. q2 = 12,5.10-9 C. C. q2 = -7,5.10-9 C. D. q2 = 7,5.10-9 C.
14B. Ba điểm A, B, C trong không khí tạo thành tam giác vuông tại A, AB = 4cm, AC = 3cm. Tại A đặt điện tích q1 = +2,7.10-9 C, tại B đặt điện tích q2. Biết véctơ cường độ điện trường tổng hợp ở C có phương song song với AB. Giá trị của q2 là
A. q2 = -12,5.10-9 C. B. q2 = 12,5.10-9 C. C. q2 = -7,5.10-9 C. D. q2 = 7,5.10-9 C.
15. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Công của lực điện tác dụng lên một điện tích chuyển động trong điện trường
A. không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi.
B. phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu và điểm cuối của đường đi.
C. luôn phụ thuộc vào hình chiếu của đường đi lên một đường sức điện.
D. theo một đường cong kín có giá trị bằng không.
16. Chọn kết luận đúng. Tam giác ABC vuông tại C đặt trong điện trường đều E như hình vẽ:
a
B
A. VA > VB, VA = VC
B. VA < VB, VA = VC
a
A
C. VA > VC, VB = VC
a
C
a
D. VA < VC, VB = VC
17. Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng?
A. UMN = VM – VN. B. UMN = E.d C. AMN = q.UMN D. E = UMN.d
18A. Một điện tích q = 2.10-5C di chuyển từ một điểm M có điện thế VM = 10V đến điểm N có điện thế
VN = 4V. N cách M 5cm. Công của lực điện là
A. 10-6J. B. 2.10-4J. C. 8.10-5J. D. 12.10-5J.
18B. Một điện tích q = 2.10-5C di chuyển từ một điểm M có điện thế VM = 12V đến điểm N có điện thế
VN = 4V. N cách M 5cm. Công của lực điện là
A. 10-6J. B. 16.10-5J. C. 8.10-5J. D. 2,4.10-4J.
19. Cho điện tích q = + 10-8 C dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu một điện điện tích q’ = + 4.10-9 C dịch chuyển giữa hai điểm đó thì công của lực điện trường khi đó là
A. 24 mJ. B. 20 mJ. C. 240 mJ. D. 120 mJ.
20. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2 μC từ A đến B là 4 mJ. Hiệu điện thế UAB giữa hai điểm A và B bằng
A. 2 V. B. 2000 V. C. – 8 V. D. – 2000 V.
.. HẾT..
Ghi chú:
+ Các câu riêng A, B: (8 câu) Các câu 1, 5, 7, 11, 12, 13, 14, 18 Þ Tổng 28 câu.
+ Các câu A dành cho đề 01 ; Các câu B dành cho đề 02 ; Còn lại là các câu chung cho cả hai đề 01 và 02.
File đính kèm:
- Kiem tra chat luong so 01 Tinh dien K11.doc