C.ĐỀ THEO MA TRẬN:
I.TRẮC NGHIỆM:Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (mỗi đáp án đúng được 0.2 5 điểm).
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng khi sắp xếp sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí theo chiều từ ít tới nhiều:
A. rắn- lỏng- khí. B. khí- lỏng – rắn.
C. lỏng – khí – rắn. D. lỏng- rắn – khí.
Câu 2: Người ta sử dụng ròng rọc động trong công việc nào dưới đây?
A. Dắt xe máy lên bậc thềm nhà. B.Dịch chuyển tảng đá đi nơi khác.
C. Kéo thùng nước từ dưới giếng lên. D. Đưa những vật nặng lên nóc nhà cao tầng.
Câu 3: Chọn phát biểu đúng khi nói về ròng rọc cố định:
A. giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
B. giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
C. giúp làm thay đổi cả hướng kéo vật và giảm lực kéo vật.
D. không làm thay đổi yếu tố nào của lực kéo.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra, đáp án Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C.ĐỀ THEO MA TRẬN:
I.TRẮC NGHIỆM:Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (mỗi đáp án đúng được 0.2 5 điểm).
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng khi sắp xếp sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí theo chiều từ ít tới nhiều:
A. rắn- lỏng- khí. B. khí- lỏng – rắn.
C. lỏng – khí – rắn. D. lỏng- rắn – khí.
Câu 2: Người ta sử dụng ròng rọc động trong công việc nào dưới đây?
A. Dắt xe máy lên bậc thềm nhà. B.Dịch chuyển tảng đá đi nơi khác.
C. Kéo thùng nước từ dưới giếng lên. D. Đưa những vật nặng lên nóc nhà cao tầng.
Câu 3: Chọn phát biểu đúng khi nói về ròng rọc cố định:
A. giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
B. giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
C. giúp làm thay đổi cả hướng kéo vật và giảm lực kéo vật.
D. không làm thay đổi yếu tố nào của lực kéo.
Câu 4: Khi các vật nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì sẽ gây ra lực rất lớn, do đó trong thực tế khi lắp đặt đường ray xe lửa ở chỗ nối các thanh ray người ta thường để một khe hở nhỏ để:
A. dễ uốn cong đường ray.
B. tiết kiệm thanh ray.
C.dễ tháo lắp thanh ray khi tháo lắp hoặc thay thế.
D. tránh hiện tượng các thanh đẩy nhau do dãn nở khi nhiệt độ tăng.
Câu 5: Quả bong bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng có thể phồng lên vì
A.vỏ quả bong bàn khi gặp nóng nở ra và bong phồng lên.
B. không khí trong quả bong nóng lên , nở ra làm bong phồng lên.
C. nước nóng đã tác dụng lên quả bong một lực kéo.
D. Nước nóng tràn vào quả bóng
Câu 6: Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, kết luận không đúng là:
A.các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. B. các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
C. các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. D. các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 7: Chọn câu phát biểu đúng:
A. nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể.
B. nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ nước đang sôi.
C. nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ khí quyển.
D. nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm.
Câu 8:Kết luận nào sau đây về sự nở vì nhiệt của một số chất lỏng là sai:
A.Dầu hỏa nở vì nhiệt ít hơn rượu
B.Thủy ngân không nở vì nhiệt
C.Thể tích chất lỏng có thể giảm khi nhiệt độ giảm và ngược lại.
D.Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 9: Theo nhiệt giai Xenxiut nhiệt độ của hơi nước đang sôi là:
A. 00 C. B. 370 C. C. 500 C. D. 1000 C.
Câu 10: Khi nung nóng một vật rắn thì :
A. Trọng lượng của vật tăng. B. Trọng lượng riêng của vật giảm.
C. Lượng chất làm nên vật tăng D. Khối lượng của vật giảm.
Câu 11 :Để tạo thành một băng kép, hai thanh kim loại phải được :
A.Tán chặt vào nhau theo bề dày của thanh.
B.Tán chặt vào nhau theo chiều dọc của thanh.
C.Nối lại với nhau theo chiều dọc của thanh.
D.Ghép lại với nhau theo bề ngang của thanh.
Câu 12: Khi nút thủy tinh của lọ thủy tinh bị kẹt, phải mở nút bằng cách nào dưới đây?
A. Làm nóng nút thủy tinh. B. Làm lạnh cổ lọ thủy tinh.
C. Làm nóng cổ lọ thủy tinh. D. Làm lạnh đáy lọ thủy tinh.
II. TỰ LUẬN:
Câu 13.Kể bốn ví dụ vể ứng dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động trong thực tế ?(1 điểm)
Câu 14.a. So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng , khí? Các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt thấp nhất. (3điểm)
b.Tại sao người ta làm đường bê tông không đổ liền thành một dải mà đổ thành các tấm tách biệt với nhau bằng những khe để trống?(2điểm)
Câu 15.Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có vạch chia độ dưới 340C và trên 420C ? (1 điểm)
D.ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM.
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
D
A
D
B
C
A
B
D
B
B
C
II. TỰ LUẬN:
ĐÁP ÁN
ĐIỂM SỐ
Câu 13: Ví dụ:
-Ròng rọc cố định kéo nước từ giếng lên
- Ròng rọc cố định ở đầu trên của cột cờ.
-Hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động ở đầu móc các xe cần cẩu hay ôtô.
- Ròng rọc cố định ở các công trình xây dựng để đưa vật liệu lên cao.
Câu 14: a. So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng , khí:(3 điểm)
Giống nhau
Khác nhau
- Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất khí khác nhau, nở vì nhiệt giống nhau.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.( chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất)
b. Đường đi bằng bê tông thường đổ thành từng tấm và đặt cách nhau bởi những khe trống để khi nhiệt độ thay đổi thì chúng nở ra hay co lại mà không làm hỏng đường.
Câu15: Nhiệt kế y tế dung để đo cơ thể người. Thông thường nhiệt độ cơ thể người khoảng 370C, thấp nhất khoảng350C và cao nhất khoảng410C .Vì lí do đó mà bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có vạch chia độ dưới 340C và trên 420C
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
Mỗi ý đúng được 0.5 điểm
1.0 điểm
2.0 điểm
1.0 điểm
Duyệt của BGH Duyệt của TCM GV ra đề
Nguyễn Văn Lưỡng Nguyễn Thị Minh Tâm Bùi Thị Xuân
File đính kèm:
- đề kiểm tra, đáp án.docx