Đề kiểm tra đội tuyển: Ngữ văn lớp 9

Câu 1:

Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau

 a.Miệng cười buốt giá

 (Chính Hữu)

 b.Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

 (Phạm Tiến Duật)

Câu 2

Có ý kiến cho rằng xuyên suốt bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy là hình tượng vầng trăng. Thông qua đó nhà thơ bày tỏ những suy ngẫm sâu sắc của mình về cuộc đời.

Em hãy phân tích ý nghĩa của hình tượng thơ độc đáo đó.

Đáp án

Câu 1:

H/s phân tích được điểm giống và khác nhau ở hai câu thơ

- Giống nhau : Đều cùng miêu tả âm vang tiếng cười của người chiến sĩ

Ý nghĩa tiếng cười biểu hiện niềm lạc quan vượt mọi khó khăn nguy hiểm, là nét đẹp phẩm chất cuả người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến.

 - Khác nhau :Trong câu thơ của Chính Hữu “buốt giá” gợi cho người đọc cảm nhận được thời tiết khắcnghiệt, tiếng cười của người chiến sĩ đã sưởi ấm không gian, thể hiện tình đồng chí đồng đội gắn bó

Trong câu thơ của Phạm Tiến Duật “Cười ha ha” là cười to, sảng khoái, trẻ trung, lấy khó khăn vất vả “mặt lấm”để vui đùa ->nét riêng trong thơ Phạm Tiến Duật

- Đánh giá:

Cả hai nhà thơ đã tạo nên được nét trẻ trung sôi nổi lạc quan yêu đời của người chiến sĩ qua tiếng cười-> đó chính là sức mạnh làm nên chiến thắng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8933 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra đội tuyển: Ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra đội tuyển : Ngữ văn Lớp 9 Câu 1: Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau a.Miệng cười buốt giá (Chính Hữu) b.Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha (Phạm Tiến Duật) Câu 2 Có ý kiến cho rằng xuyên suốt bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy là hình tượng vầng trăng. Thông qua đó nhà thơ bày tỏ những suy ngẫm sâu sắc của mình về cuộc đời. Em hãy phân tích ý nghĩa của hình tượng thơ độc đáo đó. Đáp án Câu 1: H/s phân tích được điểm giống và khác nhau ở hai câu thơ Giống nhau : Đều cùng miêu tả âm vang tiếng cười của người chiến sĩ ý nghĩa tiếng cười biểu hiện niềm lạc quan vượt mọi khó khăn nguy hiểm, là nét đẹp phẩm chất cuả người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến. - Khác nhau :Trong câu thơ của Chính Hữu “buốt giá” gợi cho người đọc cảm nhận được thời tiết khắcnghiệt, tiếng cười của người chiến sĩ đã sưởi ấm không gian, thể hiện tình đồng chí đồng đội gắn bó Trong câu thơ của Phạm Tiến Duật “Cười ha ha” là cười to, sảng khoái, trẻ trung, lấy khó khăn vất vả “mặt lấm”để vui đùa ->nét riêng trong thơ Phạm Tiến Duật Đánh giá: Cả hai nhà thơ đã tạo nên được nét trẻ trung sôi nổi lạc quan yêu đời của người chiến sĩ qua tiếng cười-> đó chính là sức mạnh làm nên chiến thắng. Câu 2 Về cơ bản h/s cần phân tích được những ý nghĩa sau : ánh trăng là hình tượng xuyên suốt bài thơ và là hình tượng mang nhiều ý nghĩa ánh trăng là hình tượng đẹp của thiên nhiên Là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình thủy chung qua biện pháp nghệ thuật nhân hóa: + Trăng gắn bó với tuổi thơ +Trăng trở thành người bạn tri kỉ với người chiến sĩ +Trong cuộc sống hòa bình trăng hiện về vẫn đẹp, vẹn nguyên không kể thái độ con người +Nhắc nhở con người sống thủy chung tình nghĩa Tiết 21 Ngày dạy: 20/2/2008 Hình tợng ngời lính trong thơ ca hiện đại (Tiếp) Hiện thực cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của ngời chiến sĩ qua hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật). 1.Hiện thực cuộc sống của ngời chiến sĩ - Đó là cuộc sống gian khổ, chịu nhiều thiếu thốn về vật chất. Điều này đợc thể hiện bằng những hình ảnh thơ rất chân thực: áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cời buốt giá Chân không giày Cách viết câu thơ đối xứng nhau không chỉ tạo sự hài hòa cân đối cho lời thơ mà còn thể hiện sự thiếu thốn về vật chất của các chiến sĩ thời kì đầu cuộc kháng chiến. Đây là những hình ảnh thơ rút ra từ trong đời sống thực tế của ngời chiến sĩ. Theo nh nhà thơ thì lúc đó chiến dịch vô cùng khó khăn, bản thân Chính Hữu cũng chỉ phong phanh một bộ áo cánh, đầu không mũ, chân không giày, đêm ngủ phải rải lá khô nằm không có chăn màn vì thế những ngời lính ấy phải chịu những cơn sốt hành hạ: Sốt run ngời vầng trán ớt mồ hôi Nhng họ vẫn chắc tay súng đứng gác giữa đêm khuya rừng hoang sơng muối, giá rét thấu xơng: Đêm nay rừng hoang sơng muối đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Nh vậy bài thơ đã thể hiện chân thực cuộc sống gian nan của ngời chiến sĩ. Bởi vì đất nớc ta vừa mới đợc độc lập lại tiến hành ngay cuộc kháng chiến chống Pháp lần 2, cha có thời gian khôi phục và phát triển kinh tế. Bài thơ giống nh môt thớc phim quay chậm giúp ngời đọc hiểu rõ cuộc sống kháng chiến của những ngời chiến sĩ trong ngày đầu chống Pháp. - Nếu nh những ngời lính trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp phải chịu sự thiếu thốn về vật chất thì những ngời lính trong thơ Phạm Tiến Duật phải đối mặt với sự khốc liệt của bom thù. Bài thơ không có những câu thơ miêu tả trực tiếp nhng nhìn vào những chiếc xe không kính, không đèn, không mui thì ngời đọc đã hình dung rõ sự tàn bạo của chiến tranh: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi …Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xớc Bom đạn của đế quốc Mĩ đã cày xới trên tuyến đờng Trờng Sơn, giật bỏ những phơng tiện tôí thiểu nhất của chiếc xe khiến nó trở nên trần trụi, mình đầy thơng tích. Bởi thế ngồi trên những chiếc xe đó là ngời chiến sĩ đã cận kề với hiểm nguy, đối mặt với cái chết. Rồi xe không có kính khiến cho bụi phun, ma tuôn ma xối làm cản trở tầm nhìn của ngời chiến sĩ khiến cho con đờng Trờng Sơn thêm trắc trở, nguy hiểm bội phần: - Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng nh ngời già - Không có kính ừ thì ớt áo Ma tuôn ma xối nh ngoài trời Nh vậy hiện thực của ngời chiến sĩ trong những năm đánh Pháp, đánh Mĩ đã đợc thể hiện một cách chân thực giúp ngời đọc cảm nhận rõ những gian nan, cơ cực của ngời chiến sĩ. Đây cũng là hiện thực của đất nớc ta trong hoàn cảnh chiến tranh. ________________ Tiết 22 Ngày dạy: 27/2/2008 Hình tợng ngời lính trong thơ ca hiện đại (Tiếp) Hiện thực cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của ngời chiến sĩ qua hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật). 2.Vẻ đẹp tâm hồn của ngời chiến sĩ - cả Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đều thể hiện vẻ đẹp tâm hồn rất phong phú của ngời chiến sĩ. Đó là tình yêu nớc yêu lí tởng cách mạng. Dù là ngời chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp hay chống Mĩ họ đều có khát vọng chiến đấu vì độc lập tự do. Bởi vậy ngời chiến sĩ trong bài thơ đồng chí ngày hôm qua chỉ là những ngời nông dân bình dị, bàn tay quen với việc cày việc cuốc, cuộc sống yên bình êm đềm nơi làng quê dới lũy tre xanh nhng khi có giặc ngoại xâm những ngời nông dân bình dị ấy đã lên đờng đánh giặc: Ruộng nơng anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nớc gốc đa nhớ ngời ra lính Gian nhà, ruộng nơng là những vật thân thiết gắn bó với ngời lính. Giếng nớc, gốc đa là nơi ghi dấu bao kỉ niệm thân thơng. Bớc chân ra đi những ngời lính nông dân ấy nặng lòngvới quê hơng, làng xóm, day dứt về nôĩ nhớ mẹ già, vợ trẻ, con thơ nhng đất nớc có giặc các anh tạm gác tình riêng để lên đờng theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Từ “mặc kệ” đặt giữa dòng thơ đã diễn tả thái độ dứt khoát, kiên quyết ra đi của các anh. Ruộng nơng gửi lại bạn, gian nhà để mặc gió thổi. Tiếng gọi của Tổ quốc đã thôi thúc các anh lên đờng. Nh vậy đối với các anh cao hơn tình yêu làng xóm, gia đình là là tình yêu lí tởng cách mạng, yêu đất nớc. Đất nớc còn bóng quân xâm lợc thì còn ghi dấu bớc chân ngời chiến sĩ. Bởi vậy anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì chống Mĩ tiếp bớc truyền thống anh hùng của dân tộc họ lại lên đờng. Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật đã khắc họa niềm khát khao độc lập, tự do của anh bộ đội : Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trớc Chỉ cần tronmg xe có một trái tim Hình ảnh thơ hoán dụ đã khẳng định nhiệt tình yêu nớc của ngời chiến sĩ đã vợt qua mọi khó khăn gian khổ, lái những chiếc xe đến đích an toàn, chi viện sức ngời sức của cho miền Nam đánh Mĩ. - Mặt khác vẻ đẹp tâm hồn của ngời chiến sĩ còn đợc thể hiện ở ý chí quyết tâm vợt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Dù vật chất khó khăn nhng ngời chiến sĩ vẫn nắm chắc tay súng đứng gác giữa rừng hoang sơng muối chủ động chờ giặc đến để tiêu diệt: Đêm nay rừng hoang sơng muối đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Còn ngời chiến sĩ trong thơ Phạm Tiến Duật cũng nh vậy mặc cho bom giật, bom rung, mặc cho ma tuôn, ma xối những ngời chiến sĩ vẫn “ cha cần rửa, cha cần thay” lái thêm trăm cây số nữa. T thế của họ lúc nào cũng ung dung, bình thản nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng để đa xe đến đích an toàn: - Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng - Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đờng chạy thẳng vào tim Điệp từ “nhìn” đã nhấn mạnh t thế của ngời lính lái xe trên đờng ra trận đồng thời còn tập trung miêu tả sự quan sát cẩn thận của một tay lái vững vàng, làm chủ tuyến đờng, làm chủ tình huống. Tiết 23 Ngày dạy: 5/3/2008 Hiện thực cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của ngời chiến sĩ qua hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật). 2.Vẻ đẹp tâm hồn của ngời chiến sĩ (Tiếp) - Ngời chiến sĩ có tâm hồn lạc quan, yêu đời Có thể nói trong bất kì hoàn cảnh nào tiếng cời của ngời chiến sĩ vẫn vang lên. Giữa đêm khuya giá rét, rừng hoang sơng muối nụ cời của ngời chiến sĩ vẫn nở trên môi: Miệng cời buốt giá Nụ cời ấy sởi ấm cả không gian giá lạnh biểu hiện niềm tự tin yêu đời, coi thờng gian khó. Không những vậy ngay trong gian khó ấy tâm hồn của ngời chiến sĩ vẫn cảm nhận đợc vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời: Đầu súng trăng treo Trăng đã trở thành ngời bạn của những ngời chiến sĩ cùng đứng gác, cùng sẻ chia những gian nan cuộc đời ngời lính. Nếu không lãng mạn và yêu đời ngời chiến sĩ không thể có cách nhìn ấy. Tiếng cời của ngời chiến sĩ còn xuất hiện trong thơ Phạm Tiến Duật: Nhìn nhau mặt lấm cời ha ha Nhìn bộ mặt lấm lem của nhau, nhìn mái tóc bạc trắng vì bụi, tiếng cời của các anh đã cất lên. Nụ cời này không phải là cời gợng mà là “cời ha ha” là cời to, sảng khoái vô t rất sôi nổi, trẻ trung. Tiếng cời ấy át cả bom thù, tiếng cời ấy là tiếng cời chiến thắng của một tâm hồn lạc quan, yêu đời. - Ngời chiến sĩ còn có tình đồng chí, đồng đội cao đẹp Đó là tình cảm của những ngời cùng chung chí hớng, chung lí tởng cách mạng. Bởi thế họ sẻ chia cho nhau những gian nan của cuộc đời ngời lính. Họ đều từng trải qua, nếm chịu những cơn sốt rừng, bàn tay của họ đã xiết chặt lấy nhau truyền cho nhau sức mạnh để chiến thắng gian nan: Thơng nhau tay nắm lấy bàn tay Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi Đây là một hình ảnh thơ giản dị, chân thực mà đầy cảm động. Đó là caí bắt tay thân ái nh xiết chặt lại hàng ngũ, gạt bớt đi những gian khổ khó khăn, động viên, tiếp thêm sức mạnh ý chí cho nhau. Từ trong bom rơi mà vẫn có cái bắt tay nh thế thì mừng vui và tự tin biết mấy. Qua đó ta thấy đợc tình đồng chí đồng đội ấm áp. Trong những giờ phút dừng chân ngắn ngủi cũng đủ để ngời chiến sĩ cùng gắn bó với nhau: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Câu thơ ngầm so sánh tình cảm của những ngời lính với nhau gắn bó chẳng khác gì anh em một nhà. Câu thơ đẹp cả về cách nhìn, cách nghĩ, gợi ở ngời đọc sự liên tởng về chân dung ngời lính thời chống Pháp: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí! Nh thế tình đồng chí, đồng đội là tình cảm tự nhiên và cao đẹp. Chính tình đồng chí đã nâng bớc chân ngời lính đi tiếp những chặng đờng dài đầy thử thách gian nan. Chính tình đồng chí đã chắp cánh cho tâm hồn ngời lính bay bổng, lãng mạn. Tóm lại: Ra đời ở những hoàn cảnh lịch sử khác nhau nhng hai bài thơ đã khắc họa thành công vẻ đẹp tâm hồn của ngời chiến sĩ đồng thời phản ánh chân thực cuộc sống của họ. Bởi thế đọc hai bài thơ này ngời đọc đã hiểu rõ về một thời kì lịch sử của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. Vì thế ta có thể khẳng định nhà thơ Chính Hữu và Phạm Tiến Duật là nhà thơ đạt đợc những thành công khi viết về đề tài anh bộ đội cụ Hồ. ______________________

File đính kèm:

  • docde thi chon HS gioi Ngu van 9 truong chuyen Le Quy Don.doc