I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM): Chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1: Khối khí Pc có đặc điểm
A. Nóng ẩm B. Nóng khô C. Lạnh và ẩm D. Lạnh và khô
Câu 2: Bản đồ địa lý là
A. Hình vẽ thu nhỏ các hiện tượng của bề mặt Trái Đất để dễ sử dụng .
B. Hình vẽ thu nhỏ môt khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất trên một mặt phẳng.
C. Hệ thống kinh vĩ tuyến được xây dựng để chuyển hình ảnh Trái Đất từ mặt cầu sang mặt phẳng.
D. Hình ảnh Trái Đất đã được thu nhỏ theo một tỷ lệ nhất định
Câu 3: Gió thổi gần như quanh năm từ khu áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới, gọi là gió
A. Mùa B. Mậu dịch C. Tây ôn đới D. Lào
Câu 4: Kết quả của phong hóa lí học
A. Gây nên động đất và núi lửa
B. Chỉ làm thay đổi kích thước mà không làm thay đổi thành phần của đá và khoáng vật
C. Biến đổi thành phần và tính chất của đá và khoáng vật
D. Tạo nên các dạng địa hình cacxtơ
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I môn: Địa lí - Lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ CÁT Môn: Địa lí- Lớp 10
Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian giao đề)
Họ và tên:...Lớp:
I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM): Chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1: Khối khí Pc có đặc điểm
A. Nóng ẩm B. Nóng khô C. Lạnh và ẩm D. Lạnh và khô
Câu 2: Bản đồ địa lý là
A. Hình vẽ thu nhỏ các hiện tượng của bề mặt Trái Đất để dễ sử dụng .
B. Hình vẽ thu nhỏ môt khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất trên một mặt phẳng.
C. Hệ thống kinh vĩ tuyến được xây dựng để chuyển hình ảnh Trái Đất từ mặt cầu sang mặt phẳng.
D. Hình ảnh Trái Đất đã được thu nhỏ theo một tỷ lệ nhất định
Câu 3: Gió thổi gần như quanh năm từ khu áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới, gọi là gió
A. Mùa B. Mậu dịch C. Tây ôn đới D. Lào
Câu 4: Kết quả của phong hóa lí học
A. Gây nên động đất và núi lửa
B. Chỉ làm thay đổi kích thước mà không làm thay đổi thành phần của đá và khoáng vật
C. Biến đổi thành phần và tính chất của đá và khoáng vật
D. Tạo nên các dạng địa hình cacxtơ
Câu 5: Ngày 22/12, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với bề mặt Trái Đất tại
A. Vĩ tuyến 230 23’ B B. Vĩ tuyến 660 33’N
C. Vĩ tuyến 00 D. Vĩ tuyến 230 23’N
Câu 6: Địa hào, địa lũy là kết quả của vận động
A. Theo phương thẳng đứng ở vùng có đá cứng B. Theo phương nằm ngang
C. Theo phương thẳng đứng D. Theo phương nằm ngang ở vùng đá cứng
Câu 7: Phi – o là kết quả của quá trình
A. Bồi tụ do sóng biển B. Vận chuyển của gió
C. Bóc mòn do băng hà D. Phong hóa của nước mưa
Câu 8: Địa hình khe rãnh xói mòn được hình thành do
A. Sóng biển B. Dòng chảy thường xuyên
C. Dòng chảy tạm thời D. Nước chảy tràn trên mặt
Câu 9: Tính chất của khối khí chí tuyến là
A. Rất nóng B. Rất lạnh C. Lạnh D. Nóng ẩm
Câu 10: Để thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên, cũng như các hiện tượng kinh tế - xã hội trên bản đồ thường sử dụng phương pháp
A. Kí hiệu đường chuyển động B. Chấm điểm
C. Kí hiệu D. Bản đồ - biểu đồ
Câu 11: Trong Hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh nằm ở vị trí thứ
A. 6 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 12: Gió fơn có tính chất
A. Khô nóng B. Rất lạnh C. Lạnh và ẩm D. Nóng ẩm
II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM):
Câu 1 (3đ): Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
Câu 2 (2đ): Một bức điện tín ( Thư điện tử ) từ Phù Cát – Bình Định ( múi số7) được gửi lúc 3h 00’ ngày 19/10/2011. Hỏi lúc đó ở New York ( Múi giờ số 19 ) đang là mấy giờ, thuộc ngày, tháng, năm nào ?
Câu 3(2đ) : Có những nguyên nhân nào làm thay đổi khí áp? Trình bày ảnh hưởng của các nguyên nhân đối với khí áp?
-----------------------------------------
----------- HẾT ---------
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN ĐỊA LÍ 11 – HKI
I: TRẮC NGHIỆM: (3đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
B
C
B
D
D
C
C
A
A
B
A
II: TỰ LUẬN: (7đ)
Câu
Nội dung
Điểm
1
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa gồm: Khí áp, frông, gió, địa hình
- Khí áp: + Khu khí áp thấp thường có mưa nhiều ( phân tích)
+ Khu khí áp cao lượng mưa ít (phân tích)
- Frông: Nơi có hoạt động của frông nóng hoặc lạnh hoạc dải hội tụ nhiệt đới thường có mưa nhiều ( phân tích)
- Gió: + Nơi có gió từ đại dương thổi vào mưa nhiều (phân tích)
+ Miền có hoạt động của gió mậu dịch thường mưa ít còn miền chịu ảnh hưởng của gió mùa thường mưa nhiều (phân tích)
- Dòng biển: Vùng ven bờ đại dương có dòng biển nóng chảy qua mưa nhiều, dòng biển lạnh chảy qua mưa ít (phân tích)
- Địa hình: + Cùng một sườn đón gió càng lên cao lượng mưa càng tăng nhưng đến một độ cao nhất định lượng mưa giảm dần (phân tích)
+ Cùng một dãy núi sườn đón gió mưa nhiều hơn sườn khuất gió (phân tích)
(Nếu chỉ nêu ra được các ý trên mà không phân tích chỉ cho mỗi nhân tố 0.25đ)
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
2
Vào lúc đó: 17h ngày 18 tháng 10 năm 2011
( Tính đúng và có giải thích mới cho đủ điểm; Nếu chỉ đưa ra kết quả mà không giải thích cho ½ điểm)
2.0
3
- Các nguyên nhân: Độ cao, nhiệt độ, độ ẩm
- Độ cao: Càng lên cao khí áp giảm
- Nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng khí áp giảm, khi nhiệt độ giảm khí áp tăng
- Độ ẩm: Không khí chứa nhiều hơi nước khí áp giảm
0.5
1.5
RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- KIEM TRA 1 T KI 1_De_132.doc