Đề kiểm tra Học kì 1 Sinh học Lớp 7 - Trường THCS Nguyễn Du

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây là của trùng roi xanh?

A. Có roi, có nhiều hạt diệp lục, vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng.

B. Có lông bơi, dị dưỡng, sinh sản hữu tính theo cách tiếp hợp.

C. Có chân giả, luôn luôn biến hình, sinh sản vô tính theo cách phân đôi.

D. Không có bộ phận di chuyển và không bào, sống kí sinh.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của ngành Ruột khoang?

A. Chỉ có 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

B. Sống tự do ở biển.

C. Cơ thể có đối xứng toả tròn.

D. Cơ thể có đối xứng 2 bên.

Câu 3: Khi mổ giun đất cần xác định mặt lưng, mặt bụng của giun vì:

A. Vì phải mổ từ mặt bụng.

B. Để quan sát được cấu tạo ngoài của giun.

C. Xác định được đai sinh dục, lỗ sinh dục đực và lỗ sinh dục cái.

D. Vì phải mổ từ mặt lưng và để xác định được đai sinh dục, các lỗ sinh dục.

Câu 4: Vòng đời của giun đũa có đặc điểm:

A. Kí sinh chỉ ở một vật chủ.

B. Thay đổi vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng thích nghi với kí sinh.

C. Không qua giai đoạn ấu trùng, trứng nở trực tiếp thành con non.

D. Trứng gặp ẩm và thoáng khí phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Học kì 1 Sinh học Lớp 7 - Trường THCS Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT THỊ XÃ BÀ RỊA TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU Họ&Tên:.................................... Lớp :.................... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2007 – 2008 MÔN SINH VẬT 7 Thời gian làm bài: 45 phút (40 câu trắc nghiệm) Giám Thị ĐIỄM NHẬN XÉT CŨA GV Mã đề thi SINH 7 Chọn câu trả lời đúng nhất : Câu 1: Đặc điểm nào sau đây là của trùng roi xanh? A. Có roi, có nhiều hạt diệp lục, vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng. B. Có lông bơi, dị dưỡng, sinh sản hữu tính theo cách tiếp hợp. C. Có chân giả, luôn luôn biến hình, sinh sản vô tính theo cách phân đôi. D. Không có bộ phận di chuyển và không bào, sống kí sinh. Câu 2: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của ngành Ruột khoang? A. Chỉ có 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. B. Sống tự do ở biển. C. Cơ thể có đối xứng toả tròn. D. Cơ thể có đối xứng 2 bên. Câu 3: Khi mổ giun đất cần xác định mặt lưng, mặt bụng của giun vì: A. Vì phải mổ từ mặt bụng. B. Để quan sát được cấu tạo ngoài của giun. C. Xác định được đai sinh dục, lỗ sinh dục đực và lỗ sinh dục cái. D. Vì phải mổ từ mặt lưng và để xác định được đai sinh dục, các lỗ sinh dục. Câu 4: Vòng đời của giun đũa có đặc điểm: A. Kí sinh chỉ ở một vật chủ. B. Thay đổi vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng thích nghi với kí sinh. C. Không qua giai đoạn ấu trùng, trứng nở trực tiếp thành con non. D. Trứng gặp ẩm và thoáng khí phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Câu 5: Vì sao chúng ta cần rửa tay trước khi ăn? A. Tay luôn bám bụi bặm. B. Trên tay có trứng các loại giun sán. C. Trên tay có các bào tử, nấm mốc có hại. D. Trên tay có trứng giun sán, nấm mốc có hại và bụi bặm. Câu 6: Khi mổ giun đất thấy giữa thành cơ thể và thành ruột có 1 khoang trống chứa dịch. Đó là: A. Dịch ruột. B. Thể xoang. C. Dịch thể xoang. D. Máu của giun. Câu 7: Mưa nhiều giun đất chui lên mặt đất vì: A. Giun đất không chịu nước. B. Giun đất ưa nước. C. Giun đất bị ngạt thở (do hô hấp bằng da). D. Giun bị lạnh. Câu 8: Thuỷ tức sinh sản bằng hình thức nào? A. Mọc chồi. B. Sinh sản hữu tính bằng cách hình thành tế bào sinh dục đực và cái. C. Tái sinh. D. Mọc chồi, sinh sản hữu tính, tái sinh. Câu 9: Ruột khoang lấy thức ăn và thải bả đều qua lỗ miệng. Đây là đặc điểm kiểu cấu tạo: A. Ruột túi. B. Ruột ống. C. Ruột phân nhánh. D. Ruột túi và ruột ống. Câu 10: Loài nào sau đây có đặc điểm đẻ nhiều trứng, ấu trùng lại có khả năng sinh sản? A. Giun đũa. B. Sán lá gan. C. Giun kim. D. Sán dây. Câu 11: Trùng biến hình di chuyển bằng cách nào? A. Di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả. B. Bơi rất nhanh trong nước nhờ lông bơi. C. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển. D. Không di chuyển. Câu 12: Đặc điểm nào sau đây giúp giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh? A. Có vỏ cuticun bao bọc. B. Dinh dưỡng khoẻ. C. Đẻ nhiều trứng và trứng có khả năng phát tán rộng. D. Tất cả đều đúng. Câu 13: Trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể bằng cách: A. Theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hoá người. B. Do muỗi Anophen truyền vào máu người. C. Chui qua da người khi tiếp xúc nơi nước ô nhiễm. D. Xâm nhập qua da bàn chân khi người đi chân đất. Câu 14: Đặc điểm nào sau đây là của san hô? A. Cơ thể hình dù, cấu tạo thích nghi với lối sống bơi lội. B. Cơ thể hình trụ dài, thường bám vào các cây thuỷ sinh. C. Có khung xương đá vôi và có tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn. D. Có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa. Câu 15: Ngành nào sau đây có các phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau? A. Giun dẹp. B. Giun đốt. C. Thân mềm. D. Chân khớp. Câu 16: Người ăn thịt trâu, bò, lợn gạo sẽ mắc bệnh gì? A. Sán dây. B. Sán lá gan. C. Giun đũa. D. Giun kim. Câu 17: Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao? A. Vì da giun có các tế bào sắc tố. B. Vì chứa nhiều mao mạch dày đặc, có tác dụng như lá phổi (vì giun hô hấp bằng da). C. Vì giun sống trong đất nên có màu trùng với màu của môi trường sống để dễ lẩn trốn. D. Vì Giun đất có máu màu đỏ. Câu 18: Thể xoang là đặc điểm tiến hoá có từ ngành động vật nào? A. Giun dẹp. B. Giun tròn. C. Giun đốt. D. Thân mềm. Câu 19: Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ “co chân, khép vỏ” có hiệu quả? A. Vỏ gồm 3 lớp: sừng, đá vôi và xà cừ. B. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi. C. Hai cơ khép vỏ vững chắc. D. Vỏ cứng rắn và cơ khép vỏ vững chắc. Câu 20: Trai dinh dưỡng bằng cách nào? A. Chủ động lọc thức ăn . B. Thụ động lọc thức ăn từ nước hút vào. C. Đuổi bắt mồi. D. Rình mồi một chỗ. Câu 21: Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao? A. Trai chui rúc trong bùn và “luồn” vào ao. B. Trứng trai theo dòng nước vào ao. C. Ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá, cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao. D. Ấu trùng trai thường bám vào da người. Câu 22: Đặc điểm có “hộp sọ” (bảo vệ não) là hiện tượng duy nhất có ở động vật không xương sống nào? A. Mực. B. Ốc sên. C. Trai sông. D. Châu chấu. Câu 23: Ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ đẻ trứng của ốc sên? A. Trốn kẻ thù. B. Bảo vệ trứng. C. Ấp trứng. D. Chăm sóc trứng. Câu 24: Mực phun chất lỏng màu đen (chất mực) từ tuyến mực để: A. Săn mồi. B. Tự vệ. C. “Gọi cặp” để ghép đôi. D. Cả săn mồi và tự vệ. Câu 25: Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp? A. Chúng đều là thân mềm, không phân đốt. B. Chúng đều có vỏ đá vôi, khoang áo phát triển. C. Chúng có hệ tiêu hóa phân hoá. D. Chúng có cơ quan di chuyển đơn giản. Đọc kĩ đoạn văn sau và chọn phương án đúng (ứng với A hoặc B, C, D) cho mỗi chỗ trống từ câu 26 đến câu 40. Chân khớp là một ngành có số loài lớn, chiếm tới 2/ 3 số loài động vật đã biết. Chúng có các phần phụ .(26) , các đốt .(27) với nhau làm cho phần phụ rất linh hoạt; có bộ xương ngoài bằng .(28); cơ thể tăng trưởng qua nhiều lần .(29). Ngành Chân khớp có 3 lớp lớn: .(30), Hình nhện và .(31). Phần lớn Giáp xác sống ở nước, cơ quan hô hấp là .(32). Các đại diện thường gặp là .(33) Lớp Hình nhện là các .(34) ở cạn đầu tiên. Đại diện là .(35), sống nơi khô ráo, kín đáo, hoạt động về đêm, cơ thể dài, còn phân rõ đốt, chân bò khoẻ, cuối đuôi có nọc độc. .(36) thường gặp ở cánh đồng lúa, đại diện cho lớp Sâu bọ về cấu tạo và hoạt động sống. Cơ thể chúng có .(37): Đầu, ngực và bụng. Khả năng di chuyển của chúng rất linh hoạt nhờ có .(38) chân bò với 1 đôi càng to khoẻ và 2 đôi cánh. Khi sống, bụng của chúng luôn phập phồng, đó là động tác hô hấp, hít và thải không khí qua .(39) ở mặt bụng. Chúng đẻ trứng thành ổ dưới đất, con non nở ra đã giống trưởng thành nhưng nhỏ và chưa đủ cánh, phải sau lột xác nhiều lần mới trở thành con trưởng thành. Đó là hình thức (40). Câu 26: A. Không phân đốt .. B. Phân đốt C. Mềm. D. Cứng . Câu 27: A. Không khớp. B. Ăn khớp. C. Gắn liền. D. Khớp động. Câu 28: A. Kitin. B. Cuticun. C. Canxi. D. Kitin có ngấm canxi. Câu 29: A. Thay áo. B. Lột xác. C. Biến thái. D. Hoá nhộng. Câu 30: A. Giáp xác. B. Cá. C. Chim. D. Bò sát. Câu 31: A. Giáp xác. B. Sâu bọ. C. Bướm. D. Ruồi. Câu 32: A. Ống khí. B. Phổi. C. Khe thở. D. Mang. Câu 33: A. Tôm, bọ cạp, muỗi. B. Tôm, cua, rận nước. C. Bọ cạp, cái ghẻ, ve bò. D. Bọ ngựa, chuồn chuồn, ong. Câu 34: A. Chân khớp. B. Thân mềm. C. Ruột khoang. D. Động vật nguyên sinh. Câu 35: A. Bọ cạp. B. Nhện. C. Cái ghẻ . D. Ve bò. Câu 36: A. Bọ ngựa. B. Châu chấu. C. Ve sầu. D. Bướm. Câu 37: A. 2 phần. B. 3 phần. C. 3 phần rõ rệt. D. 2 phần rõ rệt. Câu 38: A. 2 đôi. B. 3 đôi. C. 4 đôi. D. 5 đôi. Câu 39: A. 1 đôi khe thở. B. Các đôi lỗ thở. C. Ống khí. D. 1 đôi lỗ thở. Câu 40: A. Không biến thái. B. Biến thái. C. Biến thái hoàn toàn. D. Biến thái không hoàn toàn. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_7_truong_thcs_nguyen_du.doc