Đề kiểm tra Học kì 2 Giáo dục công dân Lớp 7 (Có đáp án)

Câu 1: Thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Pháp luật quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? (3đ)

Câu 2:

Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? (1đ)

Câu 3: Bản chất của nhà nước ta là gì? Tại sao nói nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân? (2đ)

Câu 4: Dưới đây là sơ đồ bầu ra một số cơ quan trong bộ máy nhà nước, em hãy điền tên các cơ quan hoặc nhũng người bầu ra cơ quan đó vào ô trống để hoàn chỉnh sơ đồ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Học kì 2 Giáo dục công dân Lớp 7 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ THI: Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề1 Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Biết được thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hiểu được những hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Số câu Điểm % 1 câu 3đ 1 câu 1đ 2 câu 4 đ (40%) Chủ đề 2 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Biết được bản chất của nhà nước ta Giải thích được vì sao nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Điền đúng tên cơ quan hoặc những người bầu ra cơ quan đó. Số câu Điểm % 0.5 câu 1đ 0.5 câu 1đ 1 câu 1đ 2 câu 3 đ (30%) Chủ đề 3 Bộ máy nhà nước cấp xã (phường, thị trấn) Nhận xét và đưa ra cách ứng xử trong tình huống liên quan đến bộ máy nhà nước cấp xã (phường, thị trấn) Số câu Điểm % 1 câu 3đ 1 câu 3 đ (30%) Tổng số câu Tổng điểm % 1.5câu 4đ (40%) 1.5 câu 2đ (20%) 1 câu 1đ (10%) 1 câu 3đ (30%) 5 câu 10 đ (100%) ĐỀ THI: Câu 1: Thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Pháp luật quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? (3đ) Câu 2: Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? (1đ) Câu 3: Bản chất của nhà nước ta là gì? Tại sao nói nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân? (2đ) Câu 4: Dưới đây là sơ đồ bầu ra một số cơ quan trong bộ máy nhà nước, em hãy điền tên các cơ quan hoặc nhũng người bầu ra cơ quan đó vào ô trống để hoàn chỉnh sơ đồ: Chính phủ ? Nhân dân UBND Xã ? ? (1đ) Câu 5: Tình huống: Nhà Lê ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bác Vân đưa anh Chung từ quê ra thành phố để thi đại học và ở nhờ nhà Lê. Bố bảo Lê lên phường để khai báo tạm trú, nhưng Lê nói với bố: Theo con không cần phải khai báo tạm trú vì bác Vân là họ hàng nhà mình chứ có phải người ngoài đâu. Theo em ý kiến của Lê là đúng hay sai? Vì sao? (2đ) Việc đăng ký tạm trú được thực hiện ở đâu? (1đ) ĐÁP ÁN: Câu 1: Tín ngưỡng là lòng tin vào một cái gì đó thần bí.(0,5đ) Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống, có tổ chức với những quan niệm giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng đó. (0.5đ) Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là quyền của công dân có thể theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở. (1đ) Những quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: (1đ) + Mọi người cần phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. + Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước. Câu 2: Những hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo: Học sinh tự liên hệ. (Có thể nêu 1 số hành vi sau: Tuyên truyền tà đạo để mê hoặc người dân và trục lợi, xem bói, chữa bệnh bằng phù phép, xuyên tạc, nói xấu, gây mất đoàn kết giữa các tôn giáo ) (1đ) Câu 3: Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. (1đ) Nói nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là bởi vì nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân. (1đ) Câu 4: Điền vào ô trống: (1đ) Chính phủ Quốc hội Nhân dân UBND Xã HĐND Xã Nhân dân xã Câu 5: a) Ý kiến của Lê là sai. Vì bất cứ ai đến tạm trú cũng phải đăng ký kể cả họ hàng thân thích. Tổ chức việc đăng ký tạm trú là nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã (phường, thị trấn). Điều đó là biện pháp để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội chúng ta phải nghiêm chỉnh thực hiện. (2đ) Việc đăng ký tạm trú được thực hiện tại công an xã (phường, thị trấn). (1đ)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_2_giao_duc_cong_dan_lop_7_co_dap_an.doc