Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 8 - Đề 3 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên

Câu 1: Tình hình chính trị đặc biệt ở nước Nga sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 là:

A. Bộ máy chính quyền của giai cấp công nhân, nông dân và binh lính được thiết lập.

B. Nhân dân Nga ủng hộ chính quyền mới tiếp tục tham gia chiến tranh thế giới nhằm giành lại những vùng lãnh thổ đã mất trong chiến tranh.

C. chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộng hoà tư sản được thiết lập.

D. hai chính quyền song song tồn tại- Chính phủ lâm thời tư sản và các xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính.

Câu 2: Xây dựng đất nước ở trong bối cảnh hết sức khó khăn, Đảng Bôn-sê-vích đã thực hiện

A. sắc lệnh hoà bình. B. chính sách kinh tế mới.

C. sắc lệnh ruộng đất. D. chính sách cộng sản thời chiến.

Câu 3: Một kết cục nằm ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi gây chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Chiến tranh đã gây ra thảm hoạ nặng nề cho nhân loại.

B. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe hiệp ước.

C. Cách mạng tháng 10 Nga thành công, nước Nga Xô Viết ra đời và rút khỏi chiến tranh.

D. Nhiều loại vũ khí, phương tiện chiến tranh mới được sử dụng, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ con người và môi trường.

Câu 4: Nét nổi bật cua tình hình các nước Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất là :

A. Các nước Châu Âu dựa vào sự giúp đỡ của Mĩ để khôi phục nền kinh tế.

B. Các nước thắng trận thu được nhiều nguồn lợi nhờ chiến tranh nên giàu lên nhanh chóng.

C. Cuộc đấu tranh giữa hai con đường: TBCN và XHCN.

D. Các nước thắng trận và bại trận đều suy sụp nặng nề về kinh tế, không ổn định về chính trị.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 8 - Đề 3 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN TỔ XÃ HỘI ĐỀ SỐ 03 (Đề gồm 03 trang) ĐỀ KIỂM TRA HKI LỊCH SỬ 8 NĂM HỌC 2020 – 2021 Tiết theo PPCT: 36 Thời gian: 45 phút Ngày KT: 23/12/2020 Mã đề thi 132 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng ở mỗi câu trong phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan. Câu 1:  Tình hình chính trị đặc biệt ở nước Nga sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 là: A. Bộ máy chính quyền của giai cấp công nhân, nông dân và binh lính được thiết lập. B. Nhân dân Nga ủng hộ chính quyền mới tiếp tục tham gia chiến tranh thế giới nhằm giành lại những vùng lãnh thổ đã mất trong chiến tranh. C. chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộng hoà tư sản được thiết lập. D. hai chính quyền song song tồn tại- Chính phủ lâm thời tư sản và các xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính. Câu 2:  Xây dựng đất nước ở trong bối cảnh hết sức khó khăn, Đảng Bôn-sê-vích đã thực hiện A. sắc lệnh hoà bình. B. chính sách kinh tế mới. C. sắc lệnh ruộng đất. D. chính sách cộng sản thời chiến. Câu 3:   Một kết cục nằm ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi gây chiến tranh thế giới thứ nhất là: A. Chiến tranh đã gây ra thảm hoạ nặng nề cho nhân loại. B. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe hiệp ước. C. Cách mạng tháng 10 Nga thành công, nước Nga Xô Viết ra đời và rút khỏi chiến tranh. D. Nhiều loại vũ khí, phương tiện chiến tranh mới được sử dụng, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ con người và môi trường. Câu 4:  Nét nổi bật cua tình hình các nước Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất là : A. Các nước Châu Âu dựa vào sự giúp đỡ của Mĩ để khôi phục nền kinh tế. B. Các nước thắng trận thu được nhiều nguồn lợi nhờ chiến tranh nên giàu lên nhanh chóng. C. Cuộc đấu tranh giữa hai con đường: TBCN và XHCN. D. Các nước thắng trận và bại trận đều suy sụp nặng nề về kinh tế, không ổn định về chính trị. Câu 5:  Đường lối công nghiệp hoá XHCN ở Liên Xô là A. ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp, tạo tiền đề phát triển công nghiệp. B. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, trọng tâm là công nghiệp chế tạo máy, công cụ, máy nông nghiệp, công nghiệp quốc phòng,.. C. đầu tư phát triển đồng bộ tất cả các ngành kinh tế. D. ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, tạo tiền đề cho sự phát triển các ngành kinh tế khác. Câu 6:  Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên đã diễn ra vì A. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong chính sách cai trị thuộc địa. B. tranh giành quyền sở hữu của các công ti độc quyền. C. tranh giành thuộc địa. D. sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa đế quốc. Câu 7:  Bắt đầu thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội, Liên Xô là một nước có nền kinh tế A. nông nghiệp lạc hậu. B. công- nông nghiệp tiên tiến. C. công nghiệp phát triển. D. đứng hàng trung bình ở Châu Âu. Câu 8:  Nguyên cớ làm bùng nổ Chiến tranh thứ nhất là A. các nước đế quốc mâu thuẫn gay gắt với nhau vì thị trường và thuộc địa. B. Anh – Đức tranh chấp nhau quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc. C. Anh –Pháp –Nga kí các hiệp ước riêng rẽ nhằm liên kết với nhau chống lại Đức. D. Thái tử Áo- Hung bị ám sát ở Xéc-bi. Câu 9:  Ý không phản ảnh đúng tình hình nước Nga khi bắt tay vào công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh là A. kinh tế bị suy giảm nghiêm trọng so với trước chiến tranh. B. sau thất bại trong cuộc can thiệp vũ trang vào nước Nga, 14 nước đế quốc buộc phải công nhận nước Nga Xô Viết. C. bọn phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi. D. đất nước bị tàn phá nặng nề. Câu 10:  Chiến tranh nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới vì A. tham gia chiến tranh có một số nước Châu Âu và cả nước Mĩ ở phía Tây bán cầu. B. cuộc chiến tranh đã lôi cuốn khoảng 38 nước trên thế giới tham chiến và nhiều thuộc địa cũng bị lôi cuốn vào vòng khói lửa. C. chiến tranh lan rộng nhiều nước Châu Âu. D. nhiều loại vũ khí hiện đại trên thế giới lúc bấy giờ đều được sử dụng trong chiến tranh. Câu 11: Cuộc Cách mạng tháng mười Nga là A. cuộc cách mạng dân chủ tư sản. B. cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi. C. cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. D. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 12:  Nước bị thua thiệt nhiều nhất sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là: A. Pháp B. Nga C. Đức D. Anh Câu 13:  Trong thời kì xây dựng CNXH, thành tựu to lớn nhất mà Liên Xô đã đạt được là: A. Vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu Châu Âu và đứng thứ hai Thế Giới sau Mĩ. B. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, nền giáo dục hiện đại. C. Biến nền nông nghiệp sản xuất nhỏ thành nền nông nghiệp sản xuất lớn. D. Hoàn thành cải tạo, tập thể hoá nông nghiệp. Câu 14:  Nguyên nhân dẫn đến cuộc đại khủng hoảng kinh tế là A. tác động của cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản Châu Âu. B. mâu thuẫn về quyền lợi các nước tư bản không giải quyết được. C. hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. D. sản xuất chạy theo lợi nhuận, không tương xứng với việc cải thiện đời sống cho nhân dân, cung vượt quá cầu. Câu 15:  Tình hình Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất chịu tác động sâu sắc nhất bởi A. sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. B. sự vươn lên mạnh mẽ về mọi mặt của nước Mĩ. C. hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917. D. sự tan rã của đế quốc Áo-Hung và sự hình thành một số quốc gia mới. Câu 16:  Tình hình nước Nga trước cuộc Cách mạng dân chủ tư sản lần hai (2-1917) có điểm giống so với tình hình nước Nga trước cuộc cách mạng 1905-1907 là A. Nga Hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản. B. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ Nga hoàng lan rộng. C. Các cuộc cách mạng đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng-sê-vích Nga. D. Nga Hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Đức và các nước đồng minh. Câu 17:  Điểm khác của cuộc Cách mạng dân chủ tư sản lần thứ hai so với cuộc Cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất ở Nga là : A. Cách mạng diễn ra với sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp công nhân Nga. B. Lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân,nông dân, binh lính và đông đảo quần chúng nhân dân Nga. C. Cách mạng giành được thắng lợi, chế độ Nga hoàng bị lật đổ. D. Cách mạng diễn ra nhằm mục tiêu chống chiến tranh, lật đổ ách thống trị của Nga Hoàng. Câu 18:  1,4 triệu người chết, 10 tỉnh công nghiệp phát triển nhất bị tàn phá, tổng số thiệt hại về vật chất lên tới 200 tỉ phăng,.. là con số thiệt hại vì Chiến tranh thế giới thứ nhất của A. nước Pháp B. nước Đức C. châu Âu D. nước Anh Câu 19:  Ngày 25-10 (7-11) 1917, một sư kiện vô cùng trọng đại đã diễn ra tại nước Nga là: A. Chính phủ lâm thời sụp đổ, khởi nghĩa giành thắng lợi ở thủ đô. B. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lê-Nin, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ thủ đô Pê-tơ-rô-grat, bao vây cung điện mùa Đông. C. Lê-nin bí mật từ Phần Lan về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng. D. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mat-xcơ-va. Câu 20:  Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất là A. một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa về vấn đề thị trường và thuộc địa. B. một cuộc chiến tranh giải phóng với sự ra đời một số quốc gia mới sau sự sụp đổ của đế quốc Áo- Hung. C. một cuộc chiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô Viết và sự thiết lập chế độ xã hội tiến bộ hơn so với một số nước. D. một cuộc nội chiến để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc. PHẦN II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1(2điểm): Vì sao Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX?câu-------------------------------Câu 2(3điểm): Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, a. Tổng thống Ru-dơ-ven đã có biện pháp gì? Trình bày nội dung cơ bản của biện pháp đó. b. So sánh biện pháp giải quyết khủng hoảng của nước Nhật với nước Mĩ ? c. Vì sao có sự khác nhau về biện pháp giải quyết khủng hoảng giữa Nhật và Mĩ? ----------------------------------------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_lich_su_lop_8_de_3_nam_hoc_2020_2021_tr.doc