Câu 1: (4 điểm)
• Gió mùa mùa hạ mang đến cho nước ta những thuận lợi và khó khăn gì?
• Chứng minh rằng nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 2: (3 điểm)
• Hãy nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta.
• Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam kể tên các tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh đạt dưới 10%.
• Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam?
Câu 3: (3 điểm)
Cho bảng số liệu dưới đây:
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở TÂY NGUYÊN VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2002
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I lớp 12 môn: Địa lí - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN Đề kiểm tra học kì I lớp 12
Tổ: Văn – Địa Môn: Địa lí
@&? Thời gian: 45’
Đề I
Câu 1: (4 điểm)
Gió mùa mùa hạ mang đến cho nước ta những thuận lợi và khó khăn gì?
Chứng minh rằng nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 2: (3 điểm)
Hãy nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta.
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam kể tên các tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh đạt dưới 10%.
Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam?
Câu 3: (3 điểm)
Cho bảng số liệu dưới đây:
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở TÂY NGUYÊN VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2002
Đơn vị: nghìn ha
Tổng diện tích
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng và nhà ở
Đất chưa sử dụng
Tây Nguyên
5547,5
1387,9
3016,3
182,7
960,6
Đồng bằng sông Cửu Long
3973,4
2961,5
361,0
336,7
314,2
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện qui mô và cơ cấu sử dụng đất ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long năm 2000.
b. So sánh và nhận xét qui mô và cơ cấu sử dụng đất ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long năm 2000.
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN Đề kiểm tra học kì I lớp 12
Tổ: Văn – Địa Môn: Địa lí
@&? Thời gian: 45’
Đề II
Câu 1: (4 điểm)
Nhân tố nào tạo nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta?
Chứng minh rằng nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 2: (3 điểm)
Hãy nêu tình hình suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta.
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam kể tên các tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh đạt trên 50%.
Vùng đồng bằng nào ở nước ta chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất? Vì sao?
Câu 3: (3 điểm)
Cho bảng số liệu dưới đây:
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở TÂY NGUYÊN VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2002
Đơn vị: nghìn ha
Tổng diện tích
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng và nhà ở
Đất chưa sử dụng
Tây Nguyên
5547,5
1387,9
3016,3
182,7
960,6
Đồng bằng sông Cửu Long
3973,4
2961,5
361,0
336,7
314,2
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện qui mô và cơ cấu sử dụng đất ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long năm 2000.
b. So sánh và nhận xét qui mô và cơ cấu sử dụng đất ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long năm 2000.
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN Đáp án đề thi học kì I lớp 12
Tổ: Văn – Địa Môn: Địa lí
@&? Thời gian: 45’
Đề II
Câu 1:
Nhân tố tạo nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta (0.75điểm)
- Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, nền nhiệt độ quanh năm cao
- Do nước ta tiếp giáp với biển Đông rộng lớn nên độ ẩm không khí cao
- Do vị vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, là nơi giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa
Chứng minh rằng nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (3.25 điểm)
a.Tính chất nhiệt đới
- Việt Nam có nền nhiệt độ vượt tiêu chuẩn nhiệt đới,trung bình năm trên 21oC (trừ vùng núi cao)
- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm
- Nhiệt độ thay đổi từ Bắc vào Nam
b. Lượng mưa độ ẩm lớn
- Lượng mưa trung bình năm đạt 1500 đến 2000 mm,càng cao hơn ở sườn đón gió
- Độ ẩm không khí cao: trên 80%,cân bằng độ ẩm luôn dương
c. Gió mùa
- Gió mùa mùa đông có hướng Đông Bắc. Nguồn gốc: cao áp Xi bia. Hoạt động ở miền Bắc nước ta từ tháng 11 đến tháng 4. Đầu mùa có tính lạnh khô, giữa và cuối mùa lạnh ẩm. Hình thành nên mùa đông ở miền Bắc
- Gió mùa mùa hạ có hướng Tây Nam
+ Nửa đầu mùa, gió xuất phát từ áp cao Bắc AĐD. Hoạt động trên phạm vi cả nước từ tháng 4-7. Có tính nóng ẩm -> gây mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên; phần phía nam Tây Bắc và Trung Bộ khô nóng
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió xuất phát từ cận chí tuyến bán cầu Nam. Hoạt động trên phạm vi cả nước từ tháng 7-10. Có tính nóng ẩm -> gây mưa trên cả nước.
Câu 2:
Hãy nêu tình hình suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta (1 điểm)
- Rừng của nước ta suy giảm và đang được phục hồi. Năm 1983 tổng diện tích rừng là 7.2 triệu ha đến năm 2005 tăng lên 12.7 triệu ha. Tuy nhiên tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng năm 2005 vẫn thấp hơn năm 1943.
- Chất lượng rừng bị giảm sút: diện tích rừng giàu giảm. Năm 1943 rừng giàu có gần 10 triệu ha (70% diện tích rừng cả nước) thì nay còn rất ít. Diện tích rừng tăng nhưng chủ yếu là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa khai thác được.
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam kể tên các tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh đạt trên 50% (1.0 điểm)
Tuyên Quang, Quảng Bình, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đắc Nông.
Vùng đồng bằng nào ở nước ta chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất? Vì sao? (1 điểm)
Vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất là đồng bằng sông Hồng. Nguyên nhân là vào mùa mưa bão thường có lượng mưa lớn, mặt đất lại thấp, xung quanh có đê sông, đê biển bao bọc khó thoát nước. Mức độ đô thị hóa cũng làm cho ngập lụt nghiêm trọng
Câu 3:
Vẽ biểu đồ tròn, yêu cầu:
- Có bảng xử lí số liệu (0.5 điểm)
- Bán kính hai đường tròn có kích thước khác nhau (0.5 điểm)
- Vẽ đẹp, chính xác (1.5 điểm)
So Sánh, nhận xét (0.5 điểm)
Đề I
Câu 1:
Gió mùa mùa hạ mang đến cho nước ta những thuận lợi và khó khăn (0.75điểm)
- Thuận lợi: Mang đến cho nước ta lượng mưa lớn, cung cấp một lượng nước cho sản xuất, phát triển thủy điện và cho sinh hoạt. lượng mưa do gió mùa mùa hạ mang lại làm dịu bớt không khí oi bức của mùa hạ, làm cho thời tiết dễ chịu, mát mẻ hơn.
- Khó khăn: vào các tháng 5,6,7 có gió Lào khô nóng, làm nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và sản xuất. Từ tháng 6-10 thường có mưa lớn, lại tập trung trong nhiều ngày gây lũ lụt, đặc biệt ở vùng Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long
Câu 2:
Hãy nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta. (1.0 điểm)
- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. (số liệu dẫn chứng)
- Ban hành sách đỏ Việt Nam
- Có những qui định khai thác cụ thể đối với việc khai thác gỗ, động vật và đánh bắt thủy hải sản.
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam kể tên các tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh đạt dưới 10% (1.0 điểm)
An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Nội, Hưng Yên, hải Phòng,
Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam (1.0 điểm)
Vì tại thời điểm mùa khô ở miền Nam, thì miền Bắc đang là mùa đông, chịu tác động của gió mùa đông bắc (nửa cuối mùa đông) thổi từ biển vào nên có mưa phùn. Mùa khô ở miền Bắc kéo dài chỉ 3-4 tháng, còn miền Nam mùa khô khắc nghiệt hơn, thời kì khô hạn léo dài tới 4-5 tháng. Hơn nữa do miền Bắc nhiệt độ thấp hơn nên lượng bốc hơi thấp, cân bằng ẩm cao hơn
File đính kèm:
- de thi hoc ki lop 12.doc