Đề kiểm tra học kì I, môn: Toán 6 (thời gian: 90 phút)

I- Phần trắc nghiệm: 3 điểm

Câu 1(2điểm):

-Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai:

1- Số có chữ số tận cùng là 4 thì chia hết cho 2.

2- Giá trị của biểu thức 84.6+14 chia hết cho 3.

3- Số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 9.

4- Nếu a chia hết cho 6 và b chia hết cho 18 thì a+b chia hết cho 6.

5- Biểu thức 35.9 – 26.3 có giá trị là một số nguyên tố.

6- Nếu m là số tự nhiên nhỏ nhất chia hết cho cả a và b thì m = BCNN(a,b).

7- Giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương bằng số đối của nó.

8- Nếu a + b = 0 thì a là số đối của b.

9- Nếu a = 3 thì a = -3 hoặc a = 3.

10- Hiệu hai số tự nhiên là một số tự nhiên.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I, môn: Toán 6 (thời gian: 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã đề: t618 đề kiểm tra học kì i, môn: toán 6 Thời gian: 90 phút ( Không kể giao đề ) I- Phần trắc nghiệm: 3 điểm Câu 1(2điểm): -Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai: Số có chữ số tận cùng là 4 thì chia hết cho 2. Giá trị của biểu thức 84.6+14 chia hết cho 3. Số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 9. Nếu a chia hết cho 6 và b chia hết cho 18 thì a+b chia hết cho 6. Biểu thức 35.9 – 26.3 có giá trị là một số nguyên tố. Nếu m là số tự nhiên nhỏ nhất chia hết cho cả a và b thì m = BCNN(a,b). Giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương bằng số đối của nó. Nếu a + b = 0 thì a là số đối của b. Nếu | a| = 3 thì a = -3 hoặc a = 3. 10- Hiệu hai số tự nhiên là một số tự nhiên. Câu 2(1điểm) - Hãy ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B để được một khẳng định đúng. Cột A Cột B 1) Có một và chỉ một đường thẳng a) đồng quy. 2) Nếu OA và OB là hai tia đối nhau thì b) cắt nhau. 3) Nếu MA = MB = thì c) song song. 4) Hai đường thẳng chỉ có duy nhất một điểm chung thì d) đi qua hai điểm phân biệt. 5) Ba đường thẳng cùng đi qua một diểm thì e) điểm O nằm giữa hai điểm A và B. g) M là trung điểm của đoạn thẳng AB. h) M thuộc đoạn thẳng AB. II- Phần tự luận: 7 điểm Câu 1(3 điểm) a, b, |-577|+ c, 1 –2 + 3 – 4+ 5 – 6 + .... + 199 – 200 d, e, ƯCLN(42,63,160) g, BCNN(42,100,150) Câu 2 (1,5 điểm): Tìm các số nguyên x, y, biết: a, | x – 9| = 5 b, 129 – ( 3x – 15 ) = 975 c, |x| + |y| = 0 Câu 3(1điểm): Các biểu thức sau có giá trị là số nguyên tố hay hợp số: a, 11.6 + 37.18 – 4.3 b, 5.96 – 6.5 – 89.5 Câu 4(1,5 điểm) -Trên đường thẳng xy lấy điểm O, trên tia Ox lấy điểm A sao cho OA = 3cm, trên tia Oy lấy điểm B sao cho OB = 6cm, M và N lần lượt là trung điểm của OA và OB a) Tính AB. b) Hai tia OM và ON; hai tia OM và OA có quan hệ với nhau như thế nào? Tính MN hướng dẫn chấm đề kiểm tra I- Phần trắc nghiệm: 3 điểm Câu1 : 2 điểm Câu đúng là : 1,4,8,9 Câu sai là: 2,3,5,6,7,10 - Cách cho điểm: Mỗi ý xác định đúng được 0,2 điểm. Câu 2:1điểm - Kết quả ghép: 1d, 2e, 3g, 4b, 5a - Cách cho điểm: Mỗi lần ghép đúng được 0,2 điểm II- Phần tự luận: 7 điểm Câu 1: 3 điểm a, = ( 196-144) .36 - 1872 = 1872 – 1872 = 0 b, |-577|+= (577 + 41)- 618 – 99 = ( 618 – 618 ) – 99 = -99 c, 1 –2 + 3 – 4+ 5 – 6 + .... + 199 – 200 = (1-2) + (3-4) + (5-6) + … + (199-200) = -( 1+1+1+…+1 ) = -100 (* Tổng bên có 100 số 1 *) d, = ( 53-53 ) + ( 76-76 ) = 0 e, Vì 42 = 2.3.7; 63 = 32.7; 160 = 25.5 nên ƯCLN(42,63,160) = 1 g, Vì 42 = 2.3.7; 100 = 22.52; 150 = 2.3.52 nên: BCNN (42,100,150) = 22.3.52.7 = 2100 + Cách cho điểm: Mỗi phần đúng cho 0,5 điểm. Câu 2 (1,5 điểm): Tìm các số nguyên x, y, biết: a, | x – 9| = 5 ị x – 9 = ±5 Nếu x-9 = 5 ị x= 9+5 = 14 Nếu x-9 = -5 ị x= -5 + 9 = 4 Vậy x= 4; x= 14 b, 129 – ( 3x – 15 ) = 975 ị 3x – 15 = 129 – 975 ị 3x = – 846+15 = -831 ị x= -( 831:3) = - 277 Vậy x = -277 c, |x| + |y| = 0 (1) Vì |x| ³ 0và |y| ³ 0 nên Từ (1) ị |x| = |y| = 0 ị x = y = 0 Vậy x=0 và y= 0. + Cách cho điểm: Mỗi phần đúng được 0,5 điểm. Câu 3(1điểm): a, Đặt A= 11.6 + 37.18 – 4.3 ị A chia hết cho 3 và A > 3 nên A là hợp số. b, 5.96 – 6.5 – 89.5 = 5.( 96 – 6 – 89 ) = 5.1 = 5 ị Biểu thức đã cho là số nguyên tố. + Cách cho điểm: Mỗi phần đúng được 0,5 điểm. 6cm 3cm Câu 4(1,5 điểm): x y B N M A O 0,5đ a) Dễ thấy O nằm giữa A và B nên: AB = OA + OB = 3 + 6 = 9 (cm) OM và ON là hai tia đối nhau. 0,25đ OM và OA là hai tia trùng nhau. 0,25đ - Vì M là trung điểm của OA nên: OM = OA: 2 = 3: 2= 1,5 (cm) Vì N là trung điểm của OB nên: ON = OB: 2 = 6 : 2 = 3 (cm) 0,5đ Vì O nằm giữa M và N nên: MN = OM + ON = 1,5 + 3 = 4,5 (cm) Lưu ý : - Trên đây chỉ là một cách làm cho từng bài, nếu học sinh nào làm cách khác đúng cũng cho điểm tối đa theo thang điểm . - Đây chỉ là hướng dẫn chấm, trong quá trình chấm giáo viên chia cụ thể thang điểm từng phần đến 0,25 điểm cho từng bài tự luận .

File đính kèm:

  • docDe toan 6(1).doc
Giáo án liên quan