Đề kiểm tra học kì I môn Văn lớp 7 - Mã đề: v714

I- PHẦN TRẮC NGHIỆM

 Hãy trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất .

 1 - Thông điệp nào được gửi gắm qua câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê “?

 a- Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em .

 b- Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình .

 c- Hãy hành động vì trẻ em .

 d- Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có .

 2 -. Bài “ Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì ?

 a - Một Hồi kèn xung trận “. b - Một “ Khúc ca khải hoàn “.

 c- Một Áng thiên cổ hùng văn . d- Một bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Văn lớp 7 - Mã đề: v714, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã đề:v714 Đề kiểm tra học kì I Môn Văn – Lớp 7 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề ) Phần trắc nghiệm Hãy trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất . 1 - Thông điệp nào được gửi gắm qua câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê “? a- Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em . b- Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình . c- Hãy hành động vì trẻ em . d- Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có . 2 -. Bài “ Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì ? a - Một’’ Hồi kèn xung trận “. b - Một “ Khúc ca khải hoàn “. c- Một ‘’ áng thiên cổ hùng văn ‘’. d- Một bản ‘’Tuyên ngôn độc lập đầu tiên’’ 3 - Trong bài thơ “Qua Đèo Ngang “,tác giả đã thể hiện tâm trạng gì ? a - Yêu say đắm vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước . b - Đau xót ngậm ngùi trước vẻ đổi thay của quê hương . c - Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn . d - Cô đơn trước thực tại ,da diết nhớ về quá khứ của đất nước . 4 -Câu thơ cuối trong bài :’’ Rằm tháng giêng ‘’ gợi nhớ đến câu thơ cuối trong bài thơ nào sau đây ? Phong kiều dạ bạc c- Hồi hương ngẫu thư Tĩnh dạ tứ d- Vọng Lư sơn bộc bố 5 - Đặc sắc về nghệ thuật của bài :Một thứ quà của lúa non :cốm là : a - Giọng văn tinh tế nhẹ nhàng mà sâu sắc ; b - Lập luận sắc sảo c - Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá trị cao ; d - Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên hấp dẫn 6 - Nguyễn Trãi sống ở thời đại nào ? a- Thời đại nhà Lý b- Thời đại nhà hậu Lê b - Thời đại nhà Trần d- Thời đại nhà Nguyễn 7 - Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ nào trong câu sau đây : Cô Xuân đi chơi chợ Hạ, mua cá thu về ,chợ hãy còn đông … a – Dùng lối đồng âm ; b – Dùng cặp từ trái nghĩa c –Dùng lối nói lái d –Dùng các từ đồng nghĩa Phần tự luận 1 - Điền thêm từ vào những chỗ khuyết trong câu lục bát sau đây sao cho hợp ý ,hợp vầnvà đúng luật của thơ lục bát . a- Làng quê lúa gặt xong rồi Mây hong trên gốc rạ ….. b- Có con châu chấu …. Bâng khuâng nhớ lúa đậu vào vai em 2 - Trong văn bản : Một thứ quà của lúa non : cốm Thạch Lam có viết : … “ Phải nên kính trọng cái lộc của Trời , cái khéo léo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa ….” a – Hãy cho biết câu văn trên được trích từ phần nào của văn bản , câu văn ấy có mấy cụm danh từ ? Gạch chân dưới các cụm danh từ đó . b - Từ “ của “ thuộc từ loại gì ? c – Việc nhắc đi nhắc lại từ ‘’của ‘’ trong câu văn ấy có tác dụng gì ? 3 - Phát biểu ngắn cảm nghĩ của em về bài thơ :’’Cảnh Khuya” của Bác Hồ. (4,5 đ ) Hướng dẫn chấm môn Văn 7 kiểm tra học kì I ====================== I – phần trắc nghiệm (3,5 đ ) - Mỗi ý đúng cho 0,5 đ Câu 1 ý đúng là : b Câu 5 ý đúng là a Câu 4 ý đúng là a Câu 2 …………d Câu 6…… .b Câu 3 …………d Câu 7……….a II - Phần tự luận (6,5đ) 1 - Điền từ vào chỗ trống (mỗi ý cho 0,5 đ );.nếu đạt được cả về nội dung và nghệ thuật .ở những mức độ khác nhau ,có thể vận dụng đáp án cho thích hợp . Chỉ cần học sinh điền từ ngữ hợp ý ,hợp vần ,không cần điền theo nguyên bản của bài thơ a- Yêu cầu điền ba tiếng : tiếng thứ sáu của câu tám vần “ ơi “ hoặc “ôi “ ; thanh BV ,T , B .hoặc B, B ,B, (nguyên bản trong thơ Trần Đăng Khoa là “phơi trắng đồng “ ) b - Yêu cầu điền hai tiếng, tiếng thứ saú có vần “ao “ ,thanh B , BV, nguyên bản của Trần Đăng Khoa là : “hôm nào “ 2 – Yêu cầu trả lời : a – Câu văn trên được trích từ phần cuối của văn bản (phần 3 ) ,câu văn có 3 cụm danh từ : Cái lộc của trời ; Cái khéo léo của người ; Sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa .( 0,5 đ ) b – Từ của thuộc từ loại : Quan hệ từ chỉ sở thuộc (0,5đ ) c - Việc nhắc đi nhắc lại từ “của “là kiểu tu từ điệp ngữ có tác dụng tôn vinh một thứ quà của lúa non đến mức độ thanh khiết ,sâu sắc ,khẳng định sự dịu dàng ,đặc biệt, thanh đạm … không giống một thứ quà nào khác của cốm .( 0,5đ ) 3 – Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya “ của Bác Hồ (5,0đ) + Về hình thức Yêu cầu đúng thể loại biểu cảm Bài viết có bố cục rõ ràng đạt được mức độ mạch lạc tương đối Không sai hoặc ít sai lỗi chính tả Chữ viết sạch sẽ, dễ đọc ,ngay ngắn, cẩn thận +Về nội dung Có thể tập trung vào những cảm nghĩ sau đây: - Nói lên được những rung động của lòng mình trước vẻ đẹp của đêm trăng rừng được Bác miêu tả với những nét chấm phá tuyệt diệu ,đầm ấm tình người - Nghĩ về thời kỳ kháng chiến chống Pháp gian khổ của cả dân tộc - Nghĩ về chiến khu Việt Bắc ,nơi quê hương cách mạng ,gắn bó với Đảng và Bác Hồ kính yêu - Từ đó nhớ tới Bác mà yêu thương và biết ơn Bác Hồ ,hiểu thêm về tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn Bác Thấy được vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong thơ Bác -Thấy được vể đẹp của núi rừng Việt Bắc,yêu thêm quê hương đất nước Việt Nam -Có thể nêu những ước mơ chân thành của mình khi được học bài thơ . Giáo viên căn cứ vào mức độ bài làm của học sinh mà cho điểm cho hợp lí .

File đính kèm:

  • docv714.doc