Đề kiểm tra học kì II năm học 2008 - 2009 môn Địa lí lớp 12

I. Phần chung : (8 điểm)

Câu 1 : (3 điểm)

 1. Trình bày những thế mạnh chủ yếu về mặt tự nhiên của đồng bằng sông Hồng. (1 điểm)

 2. Kể tên các vùng nông nghiệp nước ta và sản phẩm chuyên môn hoá của từng vùng. (2 điểm)

Câu 2 : (2 điểm)

 1. Cho bảng số liệu :

Bảng giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II năm học 2008 - 2009 môn Địa lí lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO         ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008 - 2009      THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH                                Môn Địa lí lớp 12 THPT    Đề chính thức                                                                      Thời gian : 60 phút (không kể thời gian phát đề) I. Phần chung : (8 điểm) Câu 1 : (3 điểm)             1. Trình bày những thế mạnh chủ yếu về mặt tự nhiên của đồng bằng sông Hồng. (1 điểm)             2. Kể tên các vùng nông nghiệp nước ta và sản phẩm chuyên môn hoá của từng vùng. (2 điểm) Câu 2 : (2 điểm)             1. Cho bảng số liệu : Bảng giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005 Đơn vị : tỉ USD Năm 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2005 Xuất khẩu 2,4 2,5 4,1 7,3 9,4 14,5 32,4 Nhập khẩu 2,8 2,6 5,8 11,1 11,5 15,6 36,8             Hãy nhận xét về tình hình xuất khẩu, tình hình nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 1990 - 2005. (1 điểm)             2. Kể tên các cảng biển và cụm cảng quan trọng, các tuyến đường biển quốc tế ở nước ta. (1 điểm) Câu 3 : (3 điểm)             1. Trình bày tình hình phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ. (2 điểm)             2. Nêu tài nguyên du lịch của Bắc Trung Bộ. (1 điểm) II. Phần riêng (2 điểm)             Học sinh chọn một trong hai câu sau đây : Câu 4 a. Theo chương trình chuẩn             1. Nêu sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nước ta. (1 điểm)             2. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ ở nước ta. (1 điểm) Câu 4 b. Theo chương trình nâng cao             1. Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện ở Tây Nguyên đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. (1 điểm)             2. Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. (1 điểm) Hết Lưu ý : Học sinh được sử dụng Atlat Việt Nam                                                                                          HƯỚNG DẪN CHẤM                                                                  ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008 - 2009                                                                                         Môn Địa lí lớp 12 THPT                                                                         Thời gian : 60 phút (không kể thời gian phát đề) I. Phần chung cho ban cơ bản và ban nâng cao : (8 điểm) Câu 1 : (3 điểm)             1. Trình bày những thế mạnh chủ yếu về mặt tự nhiên của đồng bằng sông Hồng.             + Tài nguyên đất (0,25 điểm)             + Tài nguyên nước (0,25 điểm)             + Tài nguyên biển (0,25 điểm)             + Tài nguyên khoáng sản : sét, cao lanh, than nâu, tiềm năng khí đốt (0,25 điểm)             2. Kể tên các vùng nông nghiệp nước ta và sản phẩm chuyên môn hoá của từng vùng.             + Kể tên các vùng nông nghiệp nước ta hiện nay (0,25đ)             + Sản phẩm chuyên môn hoá của từng vùng (1,75đ); mỗi vùng : 0,25 điểm                         Phương án 1 : SGK bài Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - bảng tổng hợp các vùng nông nghiệp                         Phương án 2 : Đọc Atlat  (học sinh có thể trình bày theo nhóm sản phẩm hoặc kể tên các sản phẩm trong ngoặc đơn vẫn cho điểm như nhau)             - Trung du và miền núi Bắc Bộ:             + Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi ...), cây ăn quả, dược liệu, cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, lạc, thuốc lá ...).             + Trâu, bò, lợn.             - Đồng bằng sông Hồng:             + Lúa, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp hàng năm (đay, cói ...).             + Bò, lợn, gia cầm, thuỷ sản.             - Bắc Trung Bộ               + Cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá ...), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su ...).             + Trâu, bò, thuỷ sản.             - Duyên hải Nam Trung Bộ               + Lúa, cây công nghiệp hàng năm (mía, thuốc lá ...), cây công nghiệp lâu năm: dừa.             + Bò, lợn, thuỷ sản.             - Tây Nguyên:             + Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè, cao su, dâu tằm, hồ tiêu ...).             + Bò.             - Đông Nam Bộ:             + Cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều ...), cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, mía ...).             + Thuỷ sản, bò, gia cầm.             - Đồng bằng sông Cửu Long:             + Lúa, cây công nghiệp hàng năm (mía, đay, cói ...), cây ăn quả.             + Gia cầm, thuỷ sản.             *Thí sinh có thể trình bày chung vừa nêu tên vùng, vừa trình bày sản phẩm chuyên môn hoá của vùng, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. Câu 2 : (2 điểm)             1. Cho bảng số liệu : Bảng giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005 Đơn vị : tỉ đô la Năm 1990 1992 1994 1996 1998 2000 Xuất khẩu 2,4 2,5 4,1 7,3 9,4 14,5 Nhập khẩu 2,8 2,6 5,8 11,1 11,5 15,6             Hãy nhận xét về tình hình xuất khẩu, tình hình nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 1990 - 2005. (1 điểm)                         + Tình hình xuất khẩu : liên tục tăng, dẫn chứng (0,5 điểm)                         + Tình hình nhập khẩu : liên tục tăng, dẫn chứng (0,5 điểm)             2. Kể tên các cảng biển và cụm cảng quan trọng, các tuyến đường biển quốc tế ở nước ta. (1 điểm)             Dựa vào Atlat kể :                         Tên các cảng biển : 0,5 điểm                         Tên các tuyến đường biển quốc tế : 0,5 điểm Câu 3 : (3 điểm)             1. Trình bày tình hình phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ. (2 điểm)             Biển miền Trung lắm tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, nhưng các bãi tôm, bãi cá lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa. (0,5 điểm)             Sản lượng thủy sản của vùng năm 2005 đã vượt 624 nghìn tấn. Trong đó, riêng sản lượng cá biển là 420 nghìn tấn với nhiều loại cá quý như cá thu, cá ngừ, cá trích, cá nục, cá hồng, cá phèn, nhiều loài tôm, mực (0,5 điểm)             Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản .Việc nuôi tôm hùm, tôm sú đang được phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hòa. (0,25 điểm)             Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú, trong đó nước mắm Phan Thiết ngon nổi tiếng. (0,25 điểm)             Trong tương lai, ngành thủy sản sẽ có vai trò lớn hơn trong việc giải quyết vấn đề thực phẩm của vùng và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa (0,25 điểm). Tuy nhiên, vấn đề khai thác hợp lí  và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa cấp bách. (0,25 điểm)             2. Trình bày tài nguyên du lịch của Bắc Trung Bộ. (1 điểm)                         Phương án 1 : SGK             Bắc Trung Bộ cũng có tài nguyên du lịch đáng kể, trong đó phải kể đến             + các bãi tắm nổi tiếng như : Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Thuận An, Lăng Cô (0,25 điểm)             + di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng; (0,25 điểm)             + di sản văn hóa thế giới Di tích cố đô Huế (0,25 điểm), Nhã nhạc cung đình Huế. (0,25 điểm)                         Phương án 2 : Atlat             Dựa vào Atlat kể các tài nguyên du lịch Bắc Trung Bộ             Tài nguyên du lịch tự nhiên : (0,75 điểm)             + Du lịch biển : Thiên Cầm, Thuận An, Đá Nhảy             + vườn quốc gia : Bến En, Vũ Quang, Pù Mát, Phong Nha Kẻ Bàng             + Nước khoáng : Suối Bang             + Thắng cảnh : Sông Hương – Núi Ngự Bình, Đồng Hới             + Di sản thiên nhiên : Phong Nha – Kẽ Bàng             + Hang động : Phong Nha – Kẻ Bàng             Tài nguyên du lịch nhân văn : (0,25 điểm)             + Di sản văn hoá thế giới : Cố đô Huế             + Di tích lịch sử cách mạng :  Quê hương Bác Hồ, Cố Đô Huế, Địa đạo Vĩnh Mốc, Khe Sanh II. Phần riêng (2 điểm)             Học sinh chọn một trong hai câu sau đây : Câu 4 a. Theo chương trình chuẩn             1. Nêu sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nước ta.             Cơ cấu thành phần kinh tế cũng có những chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới. (0,25 điểm)             –  Thành phần kinh tế nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí . (0,25 điểm)             –  Tỉ trọng của kinh tế tư nhân có xu hướng tăng. (0,25 điểm)             –  Đặc biệt, từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực kinh tế này trong giai đoạn mới của đất nước. (0,25 điểm)             2. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ ở nước ta.             Chăn nuôi gia súc ăn cỏ chủ yếu còn dựa vào các đồng cỏ tự nhiên.                         + Trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (hơn ½ đàn trâu cả nước) và Bắc Trung Bộ. (0,25 điểm)                         + Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. (0,25 điểm) Chăn nuôi bò sữa đang phát triển khá mạnh ở ven Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội với tổng đàn khoảng 50 ngàn con. (0,25 điểm)                         + Chăn nuôi dê, cừu cũng tăng mạnh trong những năm gần đây (540 nghìn con, năm 2000; tăng lên 1314 nghìn con, năm 2005).(0,25 điểm) Câu 4 b. Theo chương trình nâng cao             1. Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện ở Tây Nguyên đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn.             Tài nguyên nước của hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Naiđang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Trước đây đã xây dựng nhà máy thủy điện Đa Nhim (160 MW) trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đrây H’linh (12 MW) trên sông Xrê Pôk. Chỉ từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX trở lại đây, hàng loạt công trình thủy điện lớn đã và đang được xây dựng. Theo thời gian, các bậc thang thủy điện sẽ hình thành trên các hệ thống sông nổi tiếng này của Tây Nguyên. (0,25 điểm)             -  Trên hệ thống sông Xê Xan Công trình thủy điện Yaly (720 MW), Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 (ở phía hạ lưu của thủy điện Yaly). Hệ thống sông Xê Xan có tổng công suất khoảng 1.500 MW. (0,25 điểm)             - Trên hệ thống sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thủy điện đã được quy hoạch, với tổng công suất lắp máy trên 600 MW, thủy điện Buôn Kuôp (280 MW); thủy điện Buôn Tua Srah (85 MW); thủy điện Xrê Pôk 3 (137 MW), thủy điện Xrê Pôk 4 (33 MW), thủy điện Đức Xuyên (58 MW), thủy điện Đrây H’ling  28 MW. (0,25 điểm)             - Trên hệ thống sông Đồng Nai, các công trình thủy điện Đại Ninh (300 MW) Đồng Nai 3 (180 MW) và Đồng Nai 4 (340 MW) (0,25 điểm)             2. Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.             Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên có độ cao 600 – 700 m. Các đồng cỏ tuy không lớn, nhưng ở đây có thể phát triển chân nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê. (0,25 điểm)             + Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). (0,25 điểm)             + Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi, nhất là trâu. Trâu khỏe hơn, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng (0,25 điểm). Đàn trâu có 1,7 triệu con, chiếm hơn ½ đàn trâu cả nước. Đàn bò có 900 nghìn con, bằng 16% đàn bò cả nước (năm 2005) (0,25 điểm) Lưu ý : Học sinh chỉ được chọn 1 trong 2 câu phần riêng. Nếu vi phạm không chấm phần riêng.             Học sinh diễn đạt cách khác, đủ ý vẫn cho đủ điểm. Lưu ý ôn tập thi tốt nghiệp THPT : Sau khi kiểm tra Học kì II, Giáo viên dặn dò kỷ học sinh : Khi thi thử tốt nghiệp và thi tốt nghiệp THPT, học sinh học chương trình nào, phần riêng phải làm câu hỏi của chương trình đó. Làm không đúng sẽ không được chấm phần riêng

File đính kèm:

  • docde thi va dap an mon dia li thi hoc ki 2.doc