Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương đã dành những dòng thơ lắng đọng mà giàu cảm xúc viết về Người.
Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào?
Câu 2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai và cây tre trung hiếu ở câu cuối của bài thơ.
Câu 3. Cho nội dung: Khổ thơ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể hiện niềm xúc động sâu sắc và ước nguyện chân thành của nhà thơ và của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp, em hãy làm rõ nội dung trên, trong đó có sử dụng câu có thành phần biệt lập tình thái và phép nối (gạch dưới thành phần biệt lập tình thái và từ ngữ dùng làm phép nối).
Câu 4. Việc lặp lại một hình ảnh (hoặc chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như bài thơ còn xuất hiện trong một số bài thơ khác. Kể tên một bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có đặc điểm đó, ghi rõ tên tác giả.
Phần II (3,5 điểm)
7 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 9
TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC: 2019 – 2020
TIẾT: 139,140
ĐỀ SỐ 1
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra:.../5/2020
Phần I (6,5 điểm)
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương đã dành những dòng thơ lắng đọng mà giàu cảm xúc viết về Người.
Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào?
Câu 2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai và cây tre trung hiếu ở câu cuối của bài thơ.
Câu 3. Cho nội dung: Khổ thơ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể hiện niềm xúc động sâu sắc và ước nguyện chân thành của nhà thơ và của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp, em hãy làm rõ nội dung trên, trong đó có sử dụng câu có thành phần biệt lập tình thái và phép nối (gạch dưới thành phần biệt lập tình thái và từ ngữ dùng làm phép nối).
Câu 4. Việc lặp lại một hình ảnh (hoặc chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như bài thơ còn xuất hiện trong một số bài thơ khác. Kể tên một bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có đặc điểm đó, ghi rõ tên tác giả.
Phần II (3,5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề “riêng tư” và “cá nhân”. Nhưng không phải vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.
Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng thể kim cương. Mỗi người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, năm 2016)
1. Xác định câu ghép ở phần in nghiêng trong đoạn trích trên và cho biết mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép đó.
2. Vì sao tác giả lại cho rằng: “Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ”?
3. Từ nội dung đoạn trích trên và hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ ( khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Cần lan tỏa những cảm xúc, hành vi tích cực và hạn chế những cảm xúc hành vi tiêu cực để xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
**************CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT*****************
HƯỚNG DẪN CHẤM - BIỂU ĐIỂM (ĐỀ SỐ 1)
Câu
Nội dung
Điểm
Phần I (6,5 điểm)
1
(1 điểm)
- Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác năm 1976 sau khi đất nước vừa thống nhất, lăng Bác được khánh thành và Viễn Phương ra thăm lăng Bác.
- Mạch cảm xúc triển khai theo trình tự thời gian và không gian của một cuộc vào lăng viếng Bác.
0,5
0,5
2
(1,5 điểm)
- Hình ảnh hàng tre bát ngát: hình ảnh tả thực, gợi hình ảnh thân thuộc của làng quê, đất nước Việt Nam.
- Cây tre trung hiếu:
+ hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ cho khát vọng sống đẹp, sống xứng đáng với tình yêu thương của Bác.
+ thể hiện tình cảm, mong ước, lời hứa của tác giả đối với Bác...
0,5
0,5
0,5
3
(3,5 điểm)
- Về hình thức:
1
+ Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; đúng đoạn văn theo phép lập luận tổng – phân – hợp;
+ Sử dụng đúng và gạch dưới thành phần biệt lập tình thái và phép nối.
0,5
0,5
- Về nội dung
2,5
- Biết bám sát ngữ liệu và khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, chi tiết,) để làm sáng tỏ niềm xúc động sâu sắc và ước nguyện chân thành của nhà thơ và của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ:
+ Niềm xúc động sâu sắc của tác giả.
+ Ước nguyện chân thành, giản dị của nhà thơ khi rời lăng và tình cảm của nhân dân ta đối với Bác.
+ Biết khai thác những tín hiệu nghệ thuật của đoạn thơ để làm sáng tỏ nội dung.
1,0
1,0
0,5
* Lưu ý: Nếu học sinh chỉ diễn xuôi đoạn thơ mà không chú ý khai thác các tín hiệu nghệ thuật, giám khảo cho không quá 1,0 điểm.
4
(0,5 điểm)
Học sinh có thể kể một trong các bài thơ sau (ghi được tên tác giả): Ông đồ (Vũ Đình Liên), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Khi con tu hú (Tố Hữu), Lượm (Tố Hữu).
0,5
Phần II (3,5 điểm)
1
(0,5 điểm)
- Câu ghép: Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn.
- Mối quan hệ giữa các vế: quan hệ giả thiết/điều kiện- kết quả
0,25
0,25
2
(1 điểm)
Tác giả cho rằng: “Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ” vì:
- Theo tác giả: “Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa.”
- Và tác giả còn nêu suy nghĩ: “Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng thể kim cương. Mỗi người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra.
0,5
0,5
3
(2 điểm)
- Hình thức:
+ Đảm bảo dung lượng
+ Có trình tự mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt đủ ý.
- Nội dung:
+ Giải thích được nội dung ý kiến (cảm xúc, hành vi tích cực là những tâm trạng, suy nghĩ, việc làm theo hướng tốt đẹp, có tính lan tỏa, nhằm hướng tới mục đích làm cho cộng đồng xã hội phát triển lành mạnh. Nên cần phát huy để những suy nghĩ, hành động đẹp ấy tác động tích cực tới nhiều người. Đồng thời cũng phải loại bỏ những suy nghĩ, việc làm xấu, gây ảnh hưởng không tốt tới xã hội)
+ Bày tỏ được chính kiến của bản thân (đồng ý hay không đồng ý,
+ Bàn luận xác đáng, thuyết phục về nội dung ý kiến theo quan điểm của cá nhân
+ Có những liên hệ và rút ra bài học cần thiết.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
Ban giám hiệu duyệt
Thẩm Thị Lý
Tổ/Nhóm chuyên môn
Ngô Thị Thủy
Giáo viên ra đề
Ngô Thị Thủy
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 9
TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC: 2019 – 2020
TIẾT:
ĐỀ SỐ 2
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra:.../5/2020
Phần I (6.5 điểm)
Cho khổ thơ sau: “Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 9, Tập hai, trang
Câu 1: Đoạn thơ trích từ văn bản nào, của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 2: Hai câu cuối khổ thơ sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật.
Câu 3: Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp đất nước qua khổ thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn, một thành phần phụ chú (gạch chân, chỉ rõ).
Câu 4: Kể tên một bài thơ em đã học cũng viết theo thể thơ năm chữ, nêu rõ tên tác giả.
Phần II (3.5 điểm): Đọc phần trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
“ Hiện nay việc khiến mọi người quan tâm và bàn tán, được báo chí trong và ngoài nước nhắc đến nhiều nhất chính là bệnh viêm phổi do "Virus Corona" gây ra. Và vấn đề đáng được nhắm đến nhất chính là chúng ta phải làm sao để có thể phòng chống và bảo vệ sức khoẻ của mình và cả của cộng đồng trước cơn đại dịch Corona này...
Có thể nói đây là một trong những đại nạn của nhân loại, là khoảng thời gian con người lo sợ bất an nhất. Nhưng cũng là khoảng thời gian ta đồng lòng đoàn kết cùng nắm tay nhau để đẩy lùi đại dịch bệnh này...Hãy luôn vững tin vào một ngày mai tươi sáng cho những nạn nhân của bệnh dịch virus corona.”
(Theo dantri.com.vn)
1. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì? (0,5 điểm)
2. Hãy chỉ ra hai phép liên kết câu trong đoạn trích. (0,5 điểm)
3. Trước vấn đề được đặt ra trong đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của mình cũng như mọi người trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước đại dịch Corona (Covid - 19). (2,0 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM - BIỂU ĐIỂM (ĐỀ SỐ 2)
Câu
Yêu cầu
Điểm
Phần I (6.5 điểm)
1
(1.0 điểm)
- Tên văn bản: Mùa xuân nho nhỏ
- Tác giả: Thanh Hải
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời
0,25 đ
0,25 đ
0,5đ
2
(1.5 điểm)
- So sánh: đất nước như vì sao
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, câu thơ sinh động
+ Làm nổi bật hình ảnh đất nước trường tồn, tỏa sáng, mang vẻ đẹp vượt không gian, thời gian, đất nước luôn vững vàng trong tư thế tiến về phía trước.
+ Bộc lộ niềm tự hào, lạc quan, tin tường vào tương lai tươi sáng của đất nước
0.5 đ
0.25 đ
0.5 đ
0.25 đ
3
(3.5 điểm)
* Hình thức
- Đúng đoạn văn diễn dịch; đảm bảo số lượng câu (từ 11 đến 13 câu)
- Sử dụng đúng câu nghi vấn, thành phần phụ chú và chú thích rõ.
* Nội dung:
- Khai thác các tín hiệu nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, các từ ngữ, hình ảnh đặc sắc
- Cảm nhận vẻ đẹp đất nước:
+ Đất nước có bề dày truyền thống lịch sử
+ Đất nước trải qua bao đau thương, gian lao trong quá khứ
+ Đất nước luôn trường tồn, tỏa sáng, vững vàng tiến bước
+ Khái quát tình cảm của tác giả: yêu mến, tự hào, ngợi ca, tin tưởng
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
4
(0.5 điểm)
- HS kể tên đúng một bài thơ năm chữ
- Nêu đúng tên tác giả
0.25 đ
0.25 đ
Phần II (3.5 điểm)
1
(0.5 điểm)
- Vấn đề được đề cập: bệnh viêm phổi do "Virus Corona" gây ra
0.5 đ
2
(1.0 điểm)
- HS gọi tên được phép liên kết và từ ngữ thể hiện phép liên kết đó, ví dụ: phép nối (nhưng), phép lặp (virus corona)
1.0 đ
2
(2,0 điểm)
* Hình thức:
- Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng (khoảng 1 trang giấy)
- Diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ, không mắc lỗi.
* Nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giải thích, nêu cách hiểu về đại dịch Corona, hậu quả của đại dịch này (nêu ngắn gọn)
- Đưa ra những giải pháp để bảo vệ sức khỏe của mọi người và của mình trước đại dịch (phần trọng tâm)
- Truyền tải những thông điệp cụ thể để kêu gọi mọi người chống lại đại dịch, nêu rõ bài học nhận thức và hành động cho bản thân
2 đ
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_2020_truong.docx