Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng của các câu sau:
1. Để đo chiều dài một cái bàn (khoảng 2m) có thể dùng thước đo nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Thước dây có GHĐ 3m và ĐCNN 1mm.
B. Thước mét có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
C. Thước cuộn có GHĐ1,5m và ĐCNN 1mm.
D. Thước kẻ có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.
2. Trên một hộp sữa có ghi 900g. Con số đó cho biết:
A. Sức nặng của hộp sữa. B. Thể tích của hộp sữa.
C. Khối lượng của sữa trong hộp. D. Khối lượng của cả hộp sữa.
3. Đơn vị đo thể tích là:
A. Mét khối (m3) . B. Mét vuông (m2).
C. Mét (m). D. Kilôgam (Kg).
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn: Vật lý 6 (phổ cập), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường PTCS Ba Chùa
Họ và tên:
…………………………….
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 07 – 08
Môn: Vật lý 6 ( phổ cập )
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Điểm
Nhận xét của GV
Trắc nghiệm: (7 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng của các câu sau:
1. Để đo chiều dài một cái bàn (khoảng 2m) có thể dùng thước đo nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Thước dây có GHĐ 3m và ĐCNN 1mm.
B. Thước mét có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
C. Thước cuộn có GHĐ1,5m và ĐCNN 1mm.
D. Thước kẻ có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.
2. Trên một hộp sữa có ghi 900g. Con số đó cho biết:
A. Sức nặng của hộp sữa. B. Thể tích của hộp sữa.
C. Khối lượng của sữa trong hộp. D. Khối lượng của cả hộp sữa.
3. Đơn vị đo thể tích là:
A. Mét khối (m3) . B. Mét vuông (m2).
C. Mét (m). D. Kilôgam (Kg).
4. Một vật có khối lượng 50kg thì sẽ có trọng lượng là bao nhiêu?
A. 50N. B. 0,5N. C. 5N. D. 500N.
5. Hai lực cân bằng là hai lực:
A. Cùng cường độ. B. Cùng phương, ngược chiều.
C. Cùng tác dụng vào một vật. D. Cả A, B và C đều đúng.
6. Lực kế là dụng cụ dùng để đo:
A. Khối lượng. B. Lực.
C. Cả khối lượng và lực. D. Chỉ đo trọng lượng.
7. Sách, vở nằm yên trên bàn học vì nó :
A. Chịu lực nâng của bàn. B. Chịu lực hút của trái đất.
C. Không chịu tác dụng của lực nào cả. D. Cả A và B vì hai lực này cân bằng nhau.
8. Vật nào sau đây là vật đàn hồi?
A. Sợi dây cao su. B. Sợi dây thừng.
C. Một hòn đá. D. Cây bút bi.
9. Muốn xây một bức tường thật thẳng đứng, người thợ xây phải dùng?
A. Thước êke. B. Thước thẳng. C. Dây dọi. D. Thước dây.
10. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về trọng lực?
A. Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật.
B. Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống dưới.
C. Trọng lực là trọng lượng của vật.
D. Trọng lực là khối lượng của vật.
11. Khi bắn cung, lực do dây cung tác dụng vào mũi tên làm cho mũi tên bay đi là lực gì?
A. Lực hút. B. Lực đẩy. C. Lực ép. D. Lực kéo.
12. Kéo trực tiếp một gàu nước nặng 5kg từ dưới giếng lên ta phải dùng lực tối thiểu là bao nhiêu?
A. 5kg. B. 5N. C. 50kg. D. 50N.
13. Trong các cách sau, cách nào làm giảm được độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
A. Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng, giữ nguyên độ cao.
B. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng, giữ nguyên độ cao.
C. Giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng, giữ nguyên chiều dài.
D. Vừa giảm độ cao, vừa tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
14. Trường hợp nào sau đây ứng dụng nguyên tắc của đòn bẩy?
A. Mở nắp chai bia bằng cái khui. B. Cắt một tấm tôn bằng cái kéo.
C. Nhổ một chiếc đinh bằng búa. D. Các trường hợp ở A, B,C đều đúng.
B. Tự luận: (3 điểm)
1. Nêu ví dụ chứng tỏ có lực tác dụng làm vật vừa biến đổi chuyển động, vừa bị biến dạng?
2. Tính khối lượng và trọng lượng của một hòn đá có thể tích 0,2 m3. Biết khối lượng riêng
của đá là 2600 kg/m3.
Bài làm
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: Vật lý 6
Năm học: 2007 – 2008
Trắc nghiệm: (7 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
A
C
A
D
D
B
D
A
C
D
B
D
D
D
B Tự luận: (3 điểm
1 - Đá mạnh vào qủa bóng.(1đ)
- Đánh vào qủa bóng chuyền.
- Chặt cây...
2. Khối lượng của hòn đá là:.(2đ)
Từ D = m/ V suy ra m = D.V
= 2600kg/m3. 0,2m3 = 520kg. (1 điểm)
Trọng lượng của hòn đá là:
P = 10.m = 10.520 = 5200N. (1 điểm)
File đính kèm:
- VAT LI6 HKI.doc