Đề kiểm tra học kỳ I năm học: 2006 - 2007 môn: Ngữ văn lớp 8 trường THCS An Lạc

I. Trắc nghiệm: (4 ñieåm – Moãi caâu 0,5 ñieåm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1-8 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.

 Khi trời vừa hừng sáng thì Giôn-xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên. Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.

Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt. “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi”, Giôn-xi nói, “Có một cái gì đó đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và - khoan-đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng”

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học: 2006 - 2007 môn: Ngữ văn lớp 8 trường THCS An Lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHOØNG GIAÙO DUÏC Q. NINH KIEÀU TRÖÔØNG THCS AN LAÏC ÑEÀ KIEÅM TRA HOÏC KYØ I -–NAÊM HOÏC: 2006 -–2007 MOÂN: NGÖÕ VAÊN - LÔÙP 8 Thôøi gian laøm baøi: 90 phuùt. (Khoâng keå thôøi gian giao ñeà) Ñieåm baèng soá Ñieåm baèng chöõ Hoï teân vaø chöõ kyù Soá phaùch Giaùm khaûo 1:………………………. ……………………………………… Giaùm khaûo 2:………………………. ……………………………………… I. Trắc nghiệm: (4 ñieåm – Moãi caâu 0,5 ñieåm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1-8 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất. … Khi trời vừa hừng sáng thì Giôn-xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên. Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt. “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi”, Giôn-xi nói, “Có một cái gì đó đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và - khoan-đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng” (Ngữ văn 8, tập 1, trang 88) 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? a. Chiếc lá cuối cùng. c. Cô bé bán diêm. b. Hai cây phong. d. Đánh nhau với cối xay gió. 2. Tác giả của văn bản đó là ai ? a. Ai-ma-tôp. b. O-hen-ri. c. Xec-van-tet. d. An-đec-xen. 3. Văn bản đó thuộc thể loại nào ? a. Hồi kí. b. Tiểu thuyết. c. Truyện ngắn. d. Phóng sự. 4. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì ? a. Biểu cảm. b. Tự sự. c. Lập luận. d. Miêu tả. 5. Ý nào dưới đây thể hiện rõ nội dung của đoạn trích ? a. Tình yêu mãnh liệt của Xiu đối với Giôn-xi. b. Sự lạnh lùng, thản nhiên đón nhận cái chết. c. Tâm trạng lo lắng nghĩ đến cái chết của Giôn-xi. d. Sự thức tỉnh niềm tin vào cuộc sống của Giôn-xi. 6. Câu văn: “Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó” là loại câu nào ? a. Câu đơn. c. Câu ghép chính phụ. b. Câu đặc biệt. d. Câu ghép đẳng lập. 7. Từ “ơi” trong câu “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi” thuộc loại tình thái từ nào ? a. Tình thái nghi vấn. b. Tình thái cầu khiến. c. Tình thái cảm thán. d. Tình thái biểu thị sắc thái tình cảm người nói. 8. Dấu ngoặc kép trong câu văn: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi” dùng để: a. Đánh dấu từ ngữ hàm ý mỉa mai. b. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn. c. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. d. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. II. Phần tự luận : (6 điểm) Thuyết minh về một giống cây trồng có ích. ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm (4đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án a b c b d a d c II. Tự luận: (6 điểm) 1. Yêu cầu chung cần đạt 1.1 Nội dung: thuyết minh đúng giống cây trồng nào đó là giống cây có ích. Nêu được những lợi ích kinh tế và giá trị thiết thực của giống cây đó đối với đời sống con người và sự phát triển của đất nước. 1.2 Hình thức: bài viết phải có 3 phần đầy đủ: mở bài, thân bài, kết bài. Cần trình bày rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và hấp dẫn. Vận dụng phương pháp thuyết minh đa dạng. Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, so sánh, phân loại. 2. Một số ý cụ thể cần có 2.1 Mở bài: Giới thiệu giốmg cây trồng có ích. 2.2 Thân bài - Hình dáng, cấu tạo. - Lợi ích. - Ý nghĩa. - Cách chăm sóc. 2.3 Kết bài: suy nghĩ về vai trò của giống cây ở hiện tại và trong tương lai. PHOØNG GIAÙO DUÏC Q. NINH KIEÀU TRÖÔØNG THCS AN LAÏC ÑEÀ KIEÅM TRA HOÏC KYØ I - NAÊM HOÏC: 2006 -–2007 MOÂN: NGÖÕ VAÊN - KHOÁI 8 Thôøi gian laøm baøi: 90 phuùt. (Khoâng keå thôøi gian giao ñeà) Ñieåm baèng soá Ñieåm baèng chöõ Hoï teân vaø chöõ kyù Soá phaùch Giaùm khaûo 1:………………………. ……………………………………… Giaùm khaûo 2:………………………. ……………………………………… PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 ñieåm – Moãi caâu 0,5 ñieåm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1-8 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất. “…Gần đến ngày giỗ đầu của thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính và còn bán cả vàng hương nữa. Tôi nói “nghe đâu” vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó. Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi: - Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không? Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và tôi nghĩ đến hoàn cảnh thiếu thốn một tình thương ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tội, người đàn bà bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!” (Ngữ văn 8, tập 1) 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? a. Trong lòng mẹ. b. Lão Hạc. b. Cô bé bán diêm. c. Tắt đèn. 2. Đoạn trích trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào? a. Tự sự + miêu tả. c. Biểu cảm + lập luận. b. Miêu tả + biểu cảm. d. Tự sự + miêu tả + biểu cảm. 3. Ý nào thể hiện rõ nội dung chính của đoạn trích? a. Rắp tâm của bà cô về mẹ bé Hồng. b. Hạnh phúc của bé Hồng khi nghĩ về mẹ. c. Thái độ của bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô về mẹ. d. Cuộc sống cơ cực đáng thương của Hồng khi xa mẹ. 4. Người xưng “tôi” trong đoạn trích là ai? a. Mẹ bé Hồng. c. Bà cô. b. Người kể chuyện. d. Người họ nội. 5. Các từ: “hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, rắp tâm” thuộc trường từ vựng nào? a. Thái độ. b. Trạng thái. c. Cảm xúc. d. Tính chất. 6. Từ “lấy” trong câu: “Măc dầu non trong một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm hỏi tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà” thuộc: a. Từ nối. b. Trợ từ. c. Tình thái từ. d. Thán từ. 7. Dấu hai chấm trong phần trích: “Một hôm, cô gọi tôi đến bên cười hỏi: Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?” dùng để làm gì? a. Đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. b. Đánh dấu phần có chức năng chú thích. c. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. d. Đánh dấu lời đối thoại. 8. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? a. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. b. Nhưng nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cuối đầu không đáp. c. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầuu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con đi tha hương cầu thực. d. Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm) Đề: Thuyết minh về một giống cây trồng có ích. BÀI LÀM ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm (4đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án a d c b a b d c II. Tự luận: (6 điểm) 1. Yêu cầu chung cần đạt 1.1 Nội dung: thuyết minh đúng giống cây trồng nào đó là giống cây có ích. Nêu được những lợi ích kinh tế và giá trị thiết thực của giống cây đó đối với đời sống con người và sự phát triển của đất nước. 1.2 Hình thức: bài viết phải có 3 phần đầy đủ: mở bài, thân bài, kết bài. Cần trình bày rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và hấp dẫn. Vận dụng phương pháp thuyết minh đa dạng. Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, so sánh, phân loại. 2. Một số ý cụ thể cần có 2.1 Mở bài: Giới thiệu giốmg cây trồng có ích. 2.2 Thân bài - Hình dáng, cấu tạo. - Lợi ích. - Ý nghĩa. - Cách chăm sóc. 2.3 Kết bài: suy nghĩ về vai trò của giống cây ở hiện tại và trong tương lai. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2006-2007 MÔN: NGỮ VĂN- KHỐI 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ) 8 câu- Mỗi câu đúng được 0,5đ. Đọc kỹ văn bản, các câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu đúng nhất. KHI CON TU HÚ Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh cùng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không… Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết mất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Ngữ văn 8- tập 2) 1. Bài thơ “Khi con tu hú” là sáng tác của ai? A. Hồ Chí Minh B. Tố Hữu C. Vũ Đình Liên D. Tế Hanh 2. Bài thơ được sáng tác khi nào? A. Tác giả mới bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ. B. Tác giả mới tham gia hoạt động cách mạng. C. Tác giả đang ở Huế. D. Tác giả đang học ở trường quốc học Huế. 3. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì? A. Tự do B. Đường luật C. Lục bát D. Song thất lục bát 4. Trong bài thơ, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Miêu tả và biểu cảm 5. Bài thơ được đặt tên là “Khi con tu hú” vì nó được khơi gợi từ những cảm xúc của tác giả khi: A. Nhìn thấy con tu hú. B. Nhìn thấy lúa chiêm đang chín. C. Tiếng tu hú vọng vào nhà ngục. D. Nhìn thấy sáo diều. 6. Nhận xét nào đúng nhất về bức tranh phong cảnh mùa hè được miêu tả trong bài thơ? A. Nóng bức ngột ngạt B. Mát mẻ C. Náo động D. Đầy sức sống, phóng khoáng 7. Hai câu thơ: “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!” thuộc loại câu gì? Trần thuật, nghi vấn Trần thuật, cảm thán Trần thuật, cầu khiến Cầu khiến, cảm thán 8. Từ nào thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu văn sau: Bài thơ “Khi con tu hú” đã giúp người đọc cảm nhận được tình yêu cuộc sống, niềm khao khát….của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi. A. Tự do B. Cuộc sống C. Mùa hè D. Thiên nhiên II. PHẦN TỰ LUẬN: Hãy nói “không” với các tệ nạn xã hội ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2006-2007 MÔN: NGỮ VĂN- KHỐI 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ) 8 câu- Mỗi câu đúng được 0,5đ Đọc kỹ phần trích, các câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu đúng nhất. “Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”, Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” (Ngữ văn 8- tập 2) 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào. A. Tức cảnh Pác Bó B. Ngắm trăng C. Nhớ rừng D. Quê hương 2. Tác giả của đoạn thơ trên là ai? A. Tế Hanh B. Vũ Đình Liên C. Hồ Chí Minh D. Thế Lữ 3. Nội dung chính của đoạn trích là gì? A. Thuyền cá nghỉ ngơi sau một ngày lao động. B. Dân làng nóng lòng chờ thuyền cá trở về bến. C. Sự biết ơn thần linh, biển cả của người dân làng chài. D. Niềm phấn khởi trước thành quả lao động của người dân làng chài khi thuyền về bến và nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. 4. Hình ảnh người dân chài được thể hiện trong câu thơ: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng” là hình ảnh như thế nào? A. Khỏe mạnh, đầy sức sống. B. Chèo thuyền nhanh. C. Đánh bắt cá giỏi. D. Hiền lành, chăm chỉ. 5. Những từ nào sau đây thuộc trường từ vựng: “Dụng cụ đánh cá”? A. Bến, cá, chất muối. B. Biển, xa xăm, thớ vỏ. C. Chài, bến , cá. D. Thuyền, chài, lưới. 6. Từ nào dưới đây không liên quan đến biển cả? A. Mặn mòi B. Chài lưới C. Ghe thuyền D. Vạm vỡ 7. Hai câu thơ: “Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về…” Xét theo mục đích nói, hai câu thơ trên thuộc kiểu câu gì? Câu nghi vấn Câu trần thuật Câu cầu khiến Câu cảm thán 8. Hai câu thơ (ở câu 7) thuộc hành động nói nào? A. Trình bày B. Hỏi C. Điều khiển D. Bộc lộ cảm xúc II. PHẦN TỰ LUẬN: (6đ) Nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ VĂN 8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A D A D D B A II. PHẦN TỰ LUẬN: (6đ) A. Mở bài (0,75đ) Giới thiệu vấn đề học và hành động đồng thời khẳng định mối quan hệ giữa học và hành. B. Thân bài: (4,5đ) 1. Học: - Nêu được khái niệm “học” - Xác định mục đích của việc học: có đạo đức , tri thức, kỹ năng, làm việc. 2. Một trong những phương pháp học là “hành” - Khái niệm “hành” - Lợi ích của “hành” 3. Mối quan hệ giữa học và hành. - Học là yêu cầu bức thiết. - Hành là phương tiện, đồng thời là mục đích của học. - Học và hành phải đi đôi. C. Kết bài (0,75đ) - Khẳng định mối quan hệ giữa học và hành. - Rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ VĂN 8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A C D C D B A II. PHẦN TỰ LUẬN: A. Mở bài: (0,75đ) - Nêu các tệ nạn và tác hại của nó. B. Thân bài: (4,5đ) - Những tệ nạn xã hội được nói đều là: rượu, cờ bạc, tiêm chích ma túy. - Tác hại do những tệ nạn trên gây ra về các mặt như: + Sức khỏe. + Kinh tế. + Đạo đức. - Nêu một số dẫn chứng thực tế minh họa. - Nêu các biện pháp phòng chống… + Với bản thân: tránh xa các tệ nạn. + Với gia đình và xã hội: tuyên truyền để mọi người thấy được tác hại của các tệ nạn để cùng nhau phòng chống… C. Kết luận: (0,75đ) - Khẳng định tác hại của các tệ nạn. - Kêu gọi mọi người biết cách tự bảo vệ mình và hãy nói “không” với các tệ nạn.

File đính kèm:

  • dockiem tra HK1.doc
Giáo án liên quan