Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2012-2013 môn : Vật lí lớp 9 thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: ( 2 điểm).

Định luật Jun- Lenxơ. Phát biểu, ghi công thức và giải thích các đại lượng có trong công thức.

Áp dụng: Một bếp điện có ghi 220V- 1000W. Sử dụng với hiệu điện thế 220V.

 Tính nhiệt lượng tỏa ra ở bếp trong thời gian 30 phút theo đơn vị kWh.

Câu 2: ( 2 điểm ).

a. Nêu cấu tạo của nam châm điện.

b. Có những cách nào làm tăng lực từ của nam châm điện?

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 871 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2012-2013 môn : Vật lí lớp 9 thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2012-2013 ĐỀCHÍNH THỨC Môn : Vật lí lớp 9 Thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 2 điểm). Định luật Jun- Lenxơ. Phát biểu, ghi công thức và giải thích các đại lượng có trong công thức. Áp dụng: Một bếp điện có ghi 220V- 1000W. Sử dụng với hiệu điện thế 220V. Tính nhiệt lượng tỏa ra ở bếp trong thời gian 30 phút theo đơn vị kWh. Câu 2: ( 2 điểm ). a. Nêu cấu tạo của nam châm điện. b. Có những cách nào làm tăng lực từ của nam châm điện? Câu 3: ( 2 điểm ). a. Phát biểu quy tắc bàn tay trái. b. Vận dụng quy tắc bàn tay trái để tìm chiều của lực điện từ, chiều dòng điện, chiều đường sức từ và tên từ cực trong các trường hợp được biểu diễn trong các hình vẽ dưới đây: (Biết dấu (+) và dấu(.) chỉ dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy. Dấu (+) có chiều đi từ phía trước đi ra phía sau trang giấy, còn dấu (.) có chiều đi từ phía sau ra phía trước trang giấy). Câu 4: ( 2 điểm ). Cho hai điện trở R1=12Ω và R2=6Ω mắc nối tiếp vào hiệu điện thế 18V. a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp. b. Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở. Câu 5: ( 2 điểm ). Một ấm điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước có nhiệt độ ban đầu 250C. Hiệu suất của quá trình đun là 90%. a. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K b. Tính thời gian đun sôi nước Hết (Giám thị không giải thích gì thêm) PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG HƯỚNG DẪN CHẤM Môn : Vật lí lớp 9 Học sinh giải theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa. Điểm của bài thi được làm tròn đến 0,5đ sao cho có lợi cho học sinh. HS ghi đúng công thức đạt một nửa số điểm cho từng ý. Câu 1: ( 2 điểm ) - Phát biểu đúng định luật Jun- Lenxơ ( 0,75 điểm ) - Công thức Q= I2Rt ( 0,5 điểm ) - Giải thích các đại lượng ( 0,25 điểm ) Áp dụng CT. Q= I2Rt = P.t = 1000.0,5 = 500Wh= 0,5kWh ( 0,5 điểm ) Câu 2: ( 2 điểm ) a. Nam châm điện có cấu tạo gồm một ống dây dẫn trong có lõi sắt non. ( 1 điểm ) b. Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây. ( 1 điểm ) Câu 3: ( 2 điểm ). a. Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiểu của lực điện từ. b. Vận dụng: (Mỗi hình đúng: 0,5 điểm) Câu 4: ( 2 điểm ). a. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp đó là: Rtd= R1+R2=12+6 =18(Ω) ( 0,5 điểm ) b. Vì R1 nt R2 nên ta có I1= I2 = I === 1(A) ( 0,5 điểm ) Hiệu điện thế giữa hai đầu của mỗi điện trở là: Từ công thức: I =U=IR; U1=IR1=1. 12 =12(V), U2=IR2=1. 6 = 6(V) ( 1 điểm ) Câu 5: ( 2 điểm ). a. Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước: (1điểm ) b. Nhiệt lượng do ấm tỏa ra: Vì ấm điện là dụng cụ biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng nên ta có: (1 điểm )

File đính kèm:

  • docDE THI HK I MON LI 9201220130.doc
Giáo án liên quan