Đề kiểm tra học kỳ I ngữ văn 10 trường THPT Hóa Châu

Câu 1 (2 điểm)

Bài tổng quan văn học Việt Nam gồm mấy phần?Đó là những phần nào?

 

Câu 2 (8 điểm):

Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em trong những ngày đầu tiên bước vào ngôi trường trung học phổ thông Hoá Châu.

 

doc29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4972 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I ngữ văn 10 trường THPT Hóa Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD – ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ KIỂM TRA NĂM 2011 - 2012 TRƯỜNG THPT HÓA CHÂU MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 (Bài viết số 1) Thời gian làm bài: 45 phút I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 10 - Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức chương trình Ngữ Văn lớp 10 và kĩ năng tạo lập văn bản của học sinh. Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: 1. Đọc văn: Những kiến thức cơ bản về tổng quan văn học Việt Nam. 2. Làm văn: - Những kiến thức cơ bản về văn biểu cảm II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm tự luận. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao I. Đọc văn - Tổng quan văn học 1. Nêu số lượng và kể tên các phần nội dung Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 câu 2 điểm 20% Số câu 1 Số điểm 2 Tỉ lệ 20% III. Làm văn - Văn biểu cảm: về ngày đầu vào trường Hóa Châu 2. Phát biểu cảm nghĩ về một sự kiện của bản thân Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 câu 8 điểm 80% Số câu 1 Số điểm 8 Tỉ lệ 80% Tổng câu Điểm – Tỉ lệ Số câu 1 Số điểm 1 Tỉ lệ 20% Số câu 1 Số điểm 8 Tỉ lệ 80% Số câu 2 Số điểm 10 Tỉ lệ 100% IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN ĐÃ LẬP: ĐỀ KIỂM TRA NĂM 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10(Bài viết số 1) Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1 (2 điểm) Bài tổng quan văn học Việt Nam gồm mấy phần?Đó là những phần nào? Câu 2 (8 điểm): Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em trong những ngày đầu tiên bước vào ngôi trường trung học phổ thông Hoá Châu. --------------------------------------Hết----------------------------------- V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Câu 1( 2 điểm): Bài tổng quan văn học Việt Nam gồm 3 phần: I.Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam II.Qúa trình phát triển của văn học viết Việt Nam. III.Con người Việt Nam qua văn học. Câu2 (8 điểm) A.Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững phương pháp làm bài văn phát biểu cảm nghĩ. _ Bố cục bài làm hợp lí, bài viết có cảm xúc, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, lỗi chính tả. B.Yêu cầu về kiến thức. -Hs nêu lên những cảm xúc chân thành của mình trong những ngày đầu tiên bước chân vào ngôi trường trung học phổ thông + sự bỡ ngỡ, rụt rè khi gặp những người bạn mới,những thầy cô giáo xa lạ… + niềm tự hào,phấn chấn khi được bước vào ngôi trường mới khang trang + cảm nhận về quang cảnh ngôi trường,lớp học BIỂU ĐIỂM + Điểm 7-8: đáp ứng tất cả các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, có cảm xúc. + Điểm 5-6: đáp ứng được cơ bản các yêu cầu trên, cảm xúc chân thành, mắc một vài lỗi không đáng kể. + Điểm 3-4: Bài viết nêu đúng được một số ý,diễn đạt lủng củng. + Điểm 1-2: bài viết sơ sài,chưa hiểu đề,lạc đề,hoặc viết lan man… SỞ GD – ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ KIỂM TRA NĂM 2011 - 2012 TRƯỜNG THPT HÓA CHÂU MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 (Bài viết số 2) Thời gian làm bài: 90 phút I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 10 - Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức chương trình Ngữ Văn lớp 10 và kĩ năng tạo lập văn bản của học sinh. Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: 1. Đọc văn: Truyện Tấm Cám, Nhưng nó phải bằng hai mày 2. Làm văn: - Những kiến thức cơ bản về văn tự sự II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm tự luận. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao I. Đọc văn - Truyện Tấm Cám 1a Chỉ ra những yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm đã đọc hiểu 1b. Nêu giá trị của những yếu tố nghệ thuật Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 câu 1.5 điểm 15% 1 câu 1.5 điểm 15% Số câu 2 Số điểm 3 Tỉ lệ 30% III. Làm văn - Văn tự sự: nhập vai Cải kể lại truyện Nhưng nó phải bằng hai mày 2. Kể lại một tác phẩm đã đọc hiểu Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 câu 7 điểm 70% Số câu 1 Số điểm Tỉ lệ 70% Tổng câu Điểm – Tỉ lệ 1 câu 1.5 điểm 15% 1 câu 1.5 điểm 15% Số câu 1 Số điểm 7 Tỉ lệ 70% Số câu 3 Số điểm 10 Tỉ lệ 100% IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NĂM 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10(Bài viết số 2) Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1 (3điểm): a/ Hãy chỉ ra những yếu tố kì ảo trong truyện Tấm Cám b/ Nêu giá trị của các yếu tố kì ảo đó đối với việc phản ánh chủ đề của tác phẩm. Câu 2 (7 điểm): Nhập vai nhân vật Cải trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày kể lại diễn biến tâm trạng của mình trứơc và sau khi xử kiện? -------------------------------------Hết----------------------------------- V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Câu 1( 3 điểm): * Những yếu tố kì ảo trong truyện Tấm Cám gồm có(1.5 đ) -Nhân vật kì ảo:Ông Bụt -Động vật kì ảo:con gà,con chim sẻ,chim vàng anh -Đồ vật ,vật thể kì ảo:cây xoan đào(khung cửi), cây thị(quả thị). -Sự biến hoá kì ảo:Tấm hoá thành chim vàng anh ,thành cây,trở lại thành người. *Yếu tố kì ảo giúp câu chuyên li kì ,hấp dẫn hơn.Nếu không có sự trợ giúp của yêú tố kì ảo mỗi khi Tấm gặp khó khăn hoặc bị sát hại thì truyện không thể kết thúc theohướng Tấm thắng lợi và được hưởng hạnh phúc trọn vẹn,thể hiện quan niệm cái thiện thắng cái ác của truỵen cổ tích (1.5 đ) Câu 2 ( 7 điểm): 1.Yêu cầu về kĩ năng -kĩ năng viết bài văn tự sự -có sử dụng yếu tố hư cấu tưởng tượng và miêu tả,biểu cảm -sắp xếp các ý theo đúng tuần tự,để bật lên tiếng cười ở phần cuối câu chuyện. -nhập vai vào ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) 2.Yêu cầu về nội dung. -Xác định trọng tâm của đề:nhập vai nhân vật Cải kể lại diên biến tâm trạng của mình trước và sau khi xử kiện. -Các luận điểm chính: +Tôi là Cải –bạn bè cùng xóm với Ngô.Vào một buổi chiều tôi và Ngô cùng đi chăn trâu,Ngô gây chuyện với tôi,hai đứa đánh nhau . +Nghe nói ở làng nọ có viên Lí trưởng xử kiện giỏi,chúng tôi đem nhau đến nhà thầy Lí xử kiện để phân rõ đúng –sai. +Tôi sợ thua kiện nên đã đút lót cho thầy năm đồng. +Tôi vui sướng và đắc thắng,tin chắc rằng lần naỳ tôi dành phần thắng,còn thằng Ngô chắc chắn sẽ bị một trận đòn nhừ thân và xấu hổ trước bàn dân thiên hạ.Tôi vừa di vừa huýt sáo… +Gìơ xử kiện đã đến, thầy Lí phán:thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn,phạt chục roi! +Tôi ngẩn mặt,mở tròn xoe mắt không hiểu vội xoè 5 ngón tay nhìn thầy:xin thầy xét lại,lẽ phải thuộc về con mà!..Thầy xoè 5ngón tay trái úp lên 5ngón tay mặt:Tao biết mày phải nhưng nó lại phải bằng hai mày…! +Lúc này tôi mới hiểu ra một sự thật cay đắng là thằng Ngô cũng biện chè lá những mười đồng.Thầy Lí thật đểu cáng,sâu mọt!Tôi thấy choáng váng,trời đất như sụp đổ …tôi vừa mất tiền lại vừa bị đánh đau. +Tôi hối hận vô cùng,tiền mất tật mang. Cả tôi và Ngô đều là nạn nhân của thầy Lí. BIÊU ĐIỂM. + Điểm 6-7: đáp ứng tất cả các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, có cảm xúc. + Điểm 4-5: đáp ứng được cơ bản các yêu cầu trên, thiếu sót một vài ý, mắc một vài lỗi không đáng kể. + Điểm 2-3: nội dung câu chuyện còn mờ nhạt, cảm nghĩ chưa sâu sắc, diễn đạt lủng củng. + Điểm 0-1: bài viết sơ sài,chưa hiểu đề,lạc đề,hoặc viết lan man… SỞ GD – ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ KIỂM TRA NĂM 2011 - 2012 TRƯỜNG THPT HÓA CHÂU MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 (Bài viết số 3) Bài viết ở nhà I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 10 - Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức chương trình Ngữ Văn lớp 10 và kĩ năng tạo lập văn bản của học sinh. Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: 1. Đọc văn: Khái quát VHVN từ X – XIX 2. Làm văn: - Những kiến thức cơ bản về văn nghị luận II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm tự luận. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao I. Đọc văn - Khái quát VHVN từ X – XIX + Các giai đoạn + Đặc điểm nội dung 1a. Kể ra các giai đoạn 1b. Nêu các đặc điểm về nội dung Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 câu 1.5 điểm 15% 1 câu 1.5 điểm 15% Số câu 2 Số điểm 3 Tỉ lệ 30% III. Làm văn - Văn nghị luận xã hội: bàn về tính ích kỉ và vị tha 2. Bàn về một tư tưởng, đạo lý Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 câu 7 điểm 70% Số câu 1 Số điểm Tỉ lệ 70% Tổng câu Điểm – Tỉ lệ 1 câu 1.5 điểm 15% 1 câu 1.5 điểm 15% Số câu 1 Số điểm 7 Tỉ lệ 70% Số câu 3 Số điểm 10 Tỉ lệ 100% IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NĂM 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 (Bài viết số 3) (Bài làm ở nhà) Câu 1 (3 điểm): a/ Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua mấy giai đoạn? b/ Hãy nêu những đặc điểm lớn về mặt nội dung của văn học Việt Nam trong thời kì này. Câu 2 (7 điểm): Anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về “tính ích kỉ và lòng vị tha . -------------------------------------Hết----------------------------------- V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Câu 1( 3 điểm): *Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua 4 giai đoạn: +Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV +Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII +Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XI X +Nửa thế kỉ XIX *Những đặc điểm lớn về mặt nội dung: +Chủ nghĩa yêu nước +Chủ nghĩa nhân đạo +Cảm hứng thế sự Câu 2 ( 7 điểm): I. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Xác định được các luận điểm đúng đắn, luận cứ xác thực và biết lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp. - Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục, không mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: * Học sinh có thể trình bay theo những cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau: Thế nào là tính ích kỉ? Ích kỉ là chỉ biết vì lợi ích cho riêng mình. Còn ích kỉ hại nhân là chỉ biết vì lợi ích riêng mình mà làm hại người khác. Biểu hiện của tính ích kỉ Kẻ có tính ích kỉ thường so đo, tính toán để trong bất cứ việc gì cũng có lợi cho mình. Phương châm sống của họ là: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau. Tính ích kỉ thể hiện dưới nhiểu hình thức và ở nhiều mức độ khác nhau như: lười biếng, tham ăn, dối trá, gian xảo, tham nhũng…Trong học tập, tính ích kỉ bộc lộ qua thái độ thiếu quan tâm tới bạn bè, tới công việc của lớp, của trường. (Dẫn chứng). Tác hại cảu tính ích kỉ: Gây ra sự chia rẽ mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh của tập thể, của cộng đồng. (Dẫn chứng) Những người có chức có quyền mà ích kỉ thì chỉ làm hại dân, hại nước. (Dẫn chứng). Thế nào là lòng vị tha? Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác, có thể vì người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình. Biểu hiện của lòng vị tha. Lòng vị tha là đức tính cần thiết mà mỗi người cần phải có. Trong xã hội, giữa mọi người có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Mỗi cá nhân không chỉ thể biết tới quyền lợi của riêng mình mà phải biết nghĩ tới quyền lợi của người khác. Trong một gia đình, cha mẹ làm gì cũng phải nghĩ tới con cái và ngược lại, con phải hiếu thảo với cha mẹ. Trong một lớp, học sinh phải biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ.` Truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc ta từ xưa tới nay; phong trào từ thiện phát triển rộng rãi trong cả nước hiện nay… là biểu hiện của lòng vị tha. Trong lịch sử của nước ta có rất nhiều gương sáng tiêu biểu cho đức tính tốt đẹp đó. (Dẫn chứng). BIỂU ĐIỂM + Điểm 6-7: đáp ứng tất cả các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, có cảm xúc. + Điểm 4-5: đáp ứng được cơ bản các yêu cầu trên, thiếu sót một vài ý, mắc một vài lỗi không đáng kể. + Điểm 2-3: Bài viết nêu đúng được một số ý,diễn đạt lủng củng. + Điểm 0-1: bài viết sơ sài,chưa hiểu đề,lạc đề,hoặc viết lan man… SỞ GD – ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ KIỂM TRA NĂM 2011 - 2012 TRƯỜNG THPT HÓA CHÂU MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 (Bài viết số 5) Bài viết ở nhà I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 10 - Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức chương trình Ngữ Văn lớp 10 và kĩ năng tạo lập văn bản của học sinh. Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: 1. Đọc văn: Tác giả Nguyễn Trãi 2. Làm văn: - Những kiến thức cơ bản về văn thuyết minh II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm tự luận. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao I. Đọc văn - Tác giả Nguyễn Trãi 1. Nêu những nét chính về sự nghiệp Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 câu 3điểm 30% Số câu 1 Số điểm 3 Tỉ lệ 30% III. Làm văn - Văn thuyết minh: về món cơm hến xứ Huế. 2. Thuyết minh về một món ăn Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 câu 7 điểm 70% Số câu 1 Số điểm Tỉ lệ 70% Tổng câu Điểm – Tỉ lệ 1 câu 3điểm 30% Số câu 1 Số điểm 7 Tỉ lệ 70% Số câu 2 Số điểm 10 Tỉ lệ 100% IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NĂM 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 (Bài viết số 5) (Bài làm ở nhà) Câu 1(3điểm): Em hãy nêu những nét cơ bản về sự nghiệp sáng tác thơ văn của tác gia Nguyễn Trãi. Câu 2(7điểm): Huế là xứ sở nổi tiếng về văn hoá ẩm thực, đặc biệt có món ăn rất ngon và bình dân ấy là cơm hến.Bằng vốn hiểu biết của mình ,anh (chị) hãy giới thiệu về món ăn đó? V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Câu1(3điểm) : hs nêu được các ý sau: -Những tác phẩm chính -Nguyễn Trãi –nhà văn chính luận kiệt xuất -Nguyễn Trãi –nhà thơ trữ tình sâu sắc. Câu 2(7điểm) 1.Yêu cầu về kĩ năng. -Viết bài văn thuyết minh rõ ràng,chuẩn xác và hấp dẫn. -Phương phap:thuyết minh -phạm vi tư liệu:tìm hiểu bên ngoài đời sống + sách báo. 2.Yêu cầu về nội dung. a)Xác định yêu cầu trọng tâm của đề:giới thiệu về món cơm hên-món ăn rất ngon và bình dân của xứ Huế. b)Triển khai các luận điểm ,luận cứ. -Nguồn gốc của cơm hên:Cồn Hến-Vĩ Dạ-tp Huế. -Nguyên liệu và cách chế biến. +Nguyên liệu:cơm+hến+các phụ gia khác +Cách chế biến: .Cơm: nấu chín tơi,không dẻo ,không dính ,không nát… .Hến:nấu rời cái hến xong rồi xào hến. .Phụ gia:dúm chuối bào,vài lát khế,ruốc,hành phi,ớt… -Nghệ thuật thưởng thức. +Trộn đều cơm và hến với các phụ gia khác. +Phải ăn cay mới ngon. +Đến làng Cồn ăn mới thú vị. -Ý nghĩa và danh tiếng của món cơm hến. BIỂU ĐIỂM. + Điểm 6-7: đáp ứng tất cả các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, có tính chuẩn xác,hấp dẫn. + Điểm 4-5: đáp ứng được cơ bản các yêu cầu trên, thiếu sót một vài ý, mắc một vài lỗi không đáng kể. + Điểm 2-3: nội dung chưa đảm bảo,còn mắc lỗi về diễn đạt,lời văn lủng củng… + Điểm 0-1: bài viết sơ sài,chưa hiểu đề,lạc đề,hoặc viết lan man… SỞ GD – ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ KIỂM TRA NĂM 2011 - 2012 TRƯỜNG THPT HÓA CHÂU MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11(Bài viết số 1) Thời gian làm bài: 45 phút I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ vận dụng kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận xã hôị lớp11 - Đánh giá khả năng tạo lập văn bản.của học sinh Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: Làm văn: - Những kiến thức cơ bản về văn nghị luận (Lập dàn ý bài văn nghị luận, Lập luận trong văn nghị luận, Các thao tác lập luận) - Kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:Trắc nghiệm tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao Làm văn - NLXH: tư tưởng đạo lý Suy nghĩ về một tư tưởng, đạo lý. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 câu 10đ 100 % Số câu: 1 Số điểm:10 Tỉ lệ: 100 % Tổng câu Điểm – Tỉ lệ 1câu 10 điểm 100% Số câu:1 Số điểm:10 Tỉ lệ: 100% VI. BIÊN SOẠN ĐỀ THEO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NĂM 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11(Bài viết số 1) Thời gian làm bài: 45 phút Đề bài: "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền" Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM 1 .Yêu cầu về kĩ năng: - Làm đúng một bài kiểu nghị luận xã hội giải thích và chứng minh, bài viết có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp. - Bài viết cần phải liên hệ thực tế, có thể là một câu chuyện có thật trong cuộc sống hoặc câu chuyện từ bản thân mà giá trị của một quyển sách tốt mang lại. 2. Yêu cầu về kiến thức : - Đề bài yêu cầu học giải thích và chứng minh “một quyển sách tốt là một người bạn hiền. - Bài viết cần nêu được giá trị của một quyển sách tốt, giải thích “sách tốt là bạn hiền”, qua đó nêu được ý nghĩa, bài học mà sách tốt đem lại cho bản thân. Bài làm phải đảm bảo ba phần cơ bản đưới đây: a, Mở bài: Sách là một phương tiện quan trọng giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp ta giải đáp thắc mắc, giải trí...Do đó, có nhận định" Một quyển sách tốt là người bạn hiền”. b, Thân bài - Giải thích Thế nào là sách tốt và tại sao ví sách tốt là người bạn hiền + Sách tốt là loại sách mở ra co ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng. + Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền". - Phân tích, chứng minh vấn đề + Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình: - Ví dụ để hiểu được số phận người nông dân trước cách mạng không gì bằng đọc tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao. - Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp. + Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại,... - Bàn bạc, mở rộng vấn đề + Trong xã hội có sách tốt và sách xấu, bạn tốt và bạn xấu. + Liên hệ với thực tế, bản thân: c, Kết luận - Khẳng định, suy nghĩ, cảm xúc rút ra bài học cho bản thân. BIỂU ĐIỂM + Điểm 9-10: đáp ứng tất cả các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, có cảm xúc. + Điểm7-8: đáp ứng được cơ bản các yêu cầu trên, thiếu sót một vài ý, mắc một vài lỗi không đáng kể. + Điểm 5-6 : Đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu của đề. Hiểu đề chưa thấu đáo, bài làm còn chung chung, diễn đạt thiếu trôi chảy + Điểm 3-4: bài viết sơ sài,chưa hiểu đề,hoặc viết lan man. + Điểm 1-2: lạc đề, chưa hiểu đề SỞ GD – ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ KIỂM TRA NĂM 2011 - 2012 TRƯỜNG THPT HÓA CHÂU MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11(Bài viết số 2) Bài làm ở nhà I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ vận dụng kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận xã hôị lớp11 - Đánh giá khả năng tạo lập văn bản.của học sinh Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: Làm văn: - Những kiến thức cơ bản về văn nghị luận (Lập dàn ý bài văn nghị luận, Lập luận trong văn nghị luận, Các thao tác lập luận) - Kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:Trắc nghiệm tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao Làm văn - NLVH: bài thơ Tự tình Cảm nhận về một tác phẩm đọc hiểu Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 câu 10đ 100 % Số câu: 1 Số điểm:10 Tỉ lệ: 100 % Tổng câu Điểm – Tỉ lệ 1câu 10 điểm 100% Số câu: 1 Số điểm:10 Tỉ lệ: 100% VI. BIÊN SOẠN ĐỀ THEO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NĂM 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11(Bài viết số 2) Bài làm ở nhà Đề bài: Cảm nhận về bi kịch duyên phận và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự tình (bài II). ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: I. Yêu cầu về kĩ năng: Về nội dung: Phân tích được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương trong bài thơ Về phương pháp làm bài: Làm đúng kiểu bài phân tích, cảm thụ thơ trữ tình. Khi viết bài, người viết có thể vận dụng nhiều thao tác nghị luận như phân tích, giải thích, chứng minh, nêu cảm nghĩ… II. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm phải đảm bảo 3 phần cơ bản dưới đây: 2.1. Mở bài: Giới thiệu bài thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Bi kịch duyên phận và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. 2.2. Thân bài: * Hai câu đề: Nỗi buồn tủi của nhân vật trữ tình. - Câu phá đề: + Mở ra thời gian đêm khuya, gợi không gian vắng vẻ, mênh mông + Đây còn là không gian, thời gian của tâm trạng: nhịp trống gấp gáp liên hồi thể hiện bước đi dồn dập của thời gian, sự rối bời của tâm trạng - Câu thơ thứ hai: + Từ trơ đầu câu và nhịp thơ 1/3/3: nhấn mạnh sự tủi hổ, bẽ bàng + Hai chữ hồng nhan chỉ nhan sắc người phụ nữ đi cùng chữ cái rẻ rúng,mỉa mai, gợi lên nỗi xót xa, đau đớn thấm thía + Bên cạnh nỗi đau, còn thấy bãn lĩnh của Xuân Hương: bền gan, thách đố * Hai câu thực: Nỗi bế tắc - Tìm đến rượu để quên đời, nhưng không quên được, hương rượu đắng chát, hương tình thoảng qua chỉ còn phận hẩm duyên ôi; tìm đến vầng trăng để mong tìm tri âm, chia sẻ nhưng chỉ thấy đêm tàn, trăng khuyết, tuổi xuân trôi qua mà tình duyên không trọn vẹn - Cảm hứng về nỗi đau còn có nét tích cực hơn: mơ ước hạnh phúc, vầng trăng sẽ có ngày tròn, duyên phận sẽ được toại nguyện. * Hai câu luận: Phản kháng và khát vọng - Cảnh thiên nhiên được cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang nỗi niềm phẫn uất. Những sinh vật bé nhỏ, hèn mọn không chịu mềm yếu, đã răn chắc lại càng rắn chắc hơn; cảnh như nổi loạn, như phản kháng, như muốn vạch đất, xé trời mà oán thán - Nỗi phẫn uất và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc không kìm nén được đã trào ra, truyền vào cảnh vật, tạo nên sự trỗi dậy mạnh mẽ của cảnh vật. Trong lòng nữ sĩ bùng lên sự phản kháng, không chịu khuất phục, muốn vùng vẫy thoát khỏi hiên thực vươn tới cuộc sống đáng sống hơn, ngay cả trong tình huống bi thương. * Hai câu kết: Nỗi chán chường. - "Ngán" là chán ngán, ngán ngẫm, ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo. Mùa xuân đi rồi sẽ trở lại với thiên nhiên đất trời, nhưng tuổi xuân con người sẽ không bao giờ trở lại, tạo hóa thật bất công với con người. - Nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn, thật xót xa, tội nghiệp; nỗi thất vọng của một tâm hồn khát sống khát yêu. 2.3. Kết bài: - Bài thơ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tiếng lòng của một cái tôi đa tình và khát khao hạnh phúc. - Bài thơ cũng xho thấy tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường viết bằng tiếng Việt, từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế. * LƯU Ý: Học sinh có thể khai thác bài thơ theo bố cục khác: Theo tâm trạng của nhân vật trữ tình: Tâm trạng buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước duyên phận; Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc: Trong buồn tủi vẫn gắng gượng vươn lên nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch. Thang điểm: - Điểm 9-10: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết rõ ràng, chặt chẽ, sáng tạo. - Điểm 7-8: Đáp ứng khá đầy đủ các yaau cầu trên, có thể mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 5-6 : Chưa đáp ứng một số yêu cầu trên, còn mắc lỗi về diễn đạt, lỗi dùng câu, dùng từ…. - Điểm 3-4 : Chưa hiểu đề, xa đề, viết lan man hoặc - Điểm 1-2: lạc đề,bỏ giấy trắng. SỞ GD – ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ KIỂM TRA NĂM 2011 - 2012 TRƯỜNG THPT HÓA CHÂU MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11(Bài viết số 3) Thời gian làm bài: 90 phút I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ vận dụng kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận xã hôị lớp11 - Đánh giá khả năng tạo lập văn bản.của học sinh Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: Làm văn: - Những kiến thức cơ bản về văn nghị luận (Lập dàn ý bài văn nghị luận, Lập luận trong văn nghị luận, Các thao tác lập luận) - Kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:Trắc nghiệm tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao Làm văn - NLVH: tự tình, thương vợ, bánh trôi nước. Phân tích một nội dung từ 1 số tác phẩm đọc hiểu. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 câu 10đ 100 % Số câu: 1 Số điểm:1 Tỉ lệ: 100 % Tổng câu Điểm – Tỉ lệ 1câu 10 điểm 100% Số câu: 1 Số điểm:10 Tỉ lệ: 100% IV. BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI THEO MA TRẬN ĐÃ LẬP: ĐỀ KIỂM TRA NĂM 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11(Bài viết số 3) Thời gian làm bài: 90 phút Đề bài: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa trong ba bài thơ: “Bánh trôi nước, Tự tình” (Hồ Xuân Hương), “Thương vợ” (Trần Tế Xương) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 1. Yêu cầu về kĩ năng : - Áp dụng kết hợp thao tác phân tích - tổng hợp và chứng minh, biểu cảm… ở những mức độ nhất định để làm rõ nội dung đề bài. - Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, có văn phong nghị luận văn học. Hiểu yêu cầu của đề, có thể trình bày theo cách kết hợp hay chia tách, miễn là nêu được các ý cơ bản về nội dung kiến thức. Bài làm có luận điểm, dẫn chứng cụ thể hợp lí. Hạn chế l

File đính kèm:

  • docde thi ma tran ngu van 1011.doc
Giáo án liên quan