Giáo án Làm văn: Thao tác lập luận phân tích

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Giúp HS nắm được:

- Thao tác phân tích và mục đích của thao tác phân tích

- Yêu cầu và một số cách phân tích trong văn nghị luận

2. Kỹ năng

- Nhận diện và chỉ ra sự hợp lý, nét đặc sắc của các cách phân tích trong văn bản

- Viết các đoạn phân tích phát triển một ý cho trước

- Viết một bài văn phân tích về một vấn đề xã hội hoặc trong văn học

 

3. Kỹ năng sống.

- KN tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận, trình bày cảm nhận về cách biểu hiện của chủ thể trữ tình trong thơ ca trung đại.

- Ra quyết định: nhận thức và xác định sự thức tỉnh ý thức cá nhân, thức tỉnh về quyền con người qua bài thơ.

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4764 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Làm văn: Thao tác lập luận phân tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 25/8/2012 Ngµy gi¶ng 28/8/2012 ../8/2012 Líp 11A9 11A2 TiÕt 8. thao t¸c lËp luËn ph©n tÝch A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Giúp HS nắm được: - Thao tác phân tích và mục đích của thao tác phân tích - Yêu cầu và một số cách phân tích trong văn nghị luận 2. Kỹ năng - Nhận diện và chỉ ra sự hợp lý, nét đặc sắc của các cách phân tích trong văn bản - Viết các đoạn phân tích phát triển một ý cho trước - Viết một bài văn phân tích về một vấn đề xã hội hoặc trong văn học 3. Kỹ năng sống. - KN tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận, trình bày cảm nhận về cách biểu hiện của chủ thể trữ tình trong thơ ca trung đại. - Ra quyết định: nhận thức và xác định sự thức tỉnh ý thức cá nhân, thức tỉnh về quyền con người qua bài thơ. B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1. - Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1. -Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1. - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 1. - Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 – tập 1. - Bài tập Ngữ văn 11 – tập 1. C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV: tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, Kt trình bày một phút,…. IV. TIẾN TRÌNH tæ chøc c¸c ho¹t ®éng 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (5') Nêu các thao tác cơ bản của quá trình phân tích đề và lập dàn ý 3. Tiến trình bài dạy: Tg ho¹t ®éng thµy vµ trß néi dung cÇn ®¹t 10' Hoạt động I. Hướng dẫn Hs tìm hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích Thao tác 1. Hướng dẫn HS hiểu thế nào là phân tích +GV: Em hãy kể những hoạt động được gọi là phân tích trong học tập và trong đời sống? +HS: Kể các h/động có phân tích: phân tích đề bài, phân tích điều hay lẽ phải, phân tích thành phần hóa học, phân tích thiệt hơn… H: Tất cả những trường hợp ấy, từ phân tích có nghĩa gì chung? GV: Gợi ý HS: Kết luận Thao tác 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu các VD trong SGK +GV: Gọi HS đọc đoạn trích ở sgk H: Trong đoạn trích này tác giả có làm công việc phân tích không? T/giả đã phân tích như thế nào? HS: Thảo luận và phát biểu ý kiến GV: Nhấn mạnh + GV: Phải nhờ có sự xem xét cặn kẽ, chi tiết đó tác giả mới đủ căn cứ thuyết phục để đưa ra một nhận định cụ thể, sâu sắc: Sở Khanh là sự thể hiện ở mức cao nhất thực tế đồi bại của XHPK suy tàn. + H: Khi chúng ta làm công việc phân tích có phải là lập luận phân tích không? Vì sao? HS: Thảo luận nhóm 2 em, phát biểu ý kiến GV: Bổ sung, phân tích rõ +GV: Đoạn trích ở sgk có thể hiện là một lập luận phân tích không? Vì sao? +GV: Hướng dẫn cho HS nhận xét HS: Chuẩn bị cá nhân, phát biểu - Đoạn trích là một lập luận phân tích - Vì: Luận điểm chính: Sở Khanh là một kẻ bẩn thỉu và bần tiện đã được làm sáng tỏ bằng cách: chia nhỏ luận điểm để xem xét, các lí lẽ và các yếu tố được sắp xếp hợp lí theo trình tự tăng tiến, biểu hiện ở mức độ thấp nhất đến mức độ cao nhất. Thao tác 3. Hướng dẫn HS rút ra kết luận + GV: Vậy, thế nào là lập luận phân tích? + HS: Dựa các hoạt động trên để kết luận + GV: Bổ sung, nhấn mạnh + GV: Từ việc tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là phân tích trong văn nghị luận? Mục đích, yêu cầu của thao tác này là gì? + GV: Kể thêm một số đối tượng phân tích trong các bài văn nghị luận (xã hội và văn học)? I- Mục đích, yêu câu của thao tác lập luận phân tích 1. Thế nào là phân tích? là chia một sự vật, sự việc, vấn đề…ra thành các phần nhỏ để xem xét cặn kẽ, chi tiết nhằm mục đích nhận thức chúng một cách đúng đắn, sâu sắc hơn. 2. Tìm hiểu ngữ liệu Tác giả có phân tích, cụ thể là: - T/giả nêu vấn đề cần xem xét: sự bẩn thỉu, ti tiện, tàn tệ của nhân vật Sở Khanh. - T/giả chia v/đề thành từng phần, từng yếu tố để xem xét cặn kẽ, chi tiết hơn: + Sở Khanh sống bằng nghề đồi bại, bất chính: bám vào nhà chứa + Sở Khánh tồi tàn hơn những kẻ cùng nghề: giả dối, đội lốt nhà Nho, hiệp khách để lừa gạt. + Sở Khanh lừa Thúy Kiều, người con hiếu thảo, ngây thơ đã hết lòng tin hắn, đội ơn hắn. + Hắn vác mặt mo trờ lại mắng Kiều và định đánh Kiều… * Nếu chỉ thực hiện đơn phương công việc phân tích thì không được gọi là phân tích, vì: * Để có 1 thao tác LL phân tích: - Phải phân tích - Phân tích phải kết hợp với lập luận: là dùng cách phân tích để t/chức, gắn kết các lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm 3. Kết luận a. Khái niệm: "thao tác lập luận phân tích" Lập luận phân tích là kiểu lập luận nhằm làm rõ một ý kiến, một kết luận về một hiện tượng hoặc một vấn đề bằng cách dùng thao tác phân tích chia ya kiến , kết luận ấy thành từng mặt từng phần để xem xét một cách cụ thể và kỹ lưỡng. b. Mục đích, yêu cầu - Mục đích của phân tích: làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng ( sự vật, hiện tượng ). - Yêu cầu: Phân tích nên gắp với tổng hợp để khái quát lại luận điểm đã nêu. 15' Hoạt động 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu cách phân tích Thao tác 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu GV: Chia nhóm cho Hs hoạt động theo nhóm - Nhóm 1: Phân tích VD1 - Nhóm 2: Phân tích VD2 +HS: Thảo luận, cử đại diện trình bày + GV: Chốt lại vấn đề Thao tác 2. Hướng dẫn HS rút ra kết luận II. Cách phân tích 1. Tìm hiểu ngữ liệu * VD1: - Phân tích theo q/hệ nội bộ của đối tượng: Đồng tiền vừa có t/dụng tốt, vừa có tác dụng xấu - Phân tích theo q/hệ nguyên nhân- kết quả: Phân tích sức mạnh của đòng tiền " thái độ phê phán và khing bỉ của N.Du khi nói đến đồng tiền. - Phân tích theo kết quả- nguyên nhân: Tác hại của đồng tiền (kết quả) vì một loạt hành động gian ác, bất chính đều do đồng tiền chi phối (ng. nhân) " trong q/trình lập luận phân tích luôn gắn liền với khái quát tổng hợp. * VD2: - Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng: các ảnh hưởng xấu của việc bùng nổ dân số đến con người: thiếu LTTP, suy dinh dưỡng, suy thoái nòi giống, thiếu việc làm, thất nghiệp. - Phân tích theo q/hệ nguyên nhân- kết quả: bùng nổ dân số (ng.nhân) ả/hưởng rất nhiều đến con người (kết quả) ª Cách phân tích: chia tách đối tượng thành các yếu tố theo các tiêu chí và quan hệ nhất định. 2. Kết luận * Ghi nhớ (SGK) 10' Hoạt động 3. Hướng dẫn HS luyện tập + GV: Hướng dẫn, gợi ý + HS: Làm việc cá nhân, làm bài tập III. Luyện tập Bài tập 1 (sgk) a. Luận điểm cần làm sáng tỏ: Tâm trạng của T.Kiều trước lúc nói lời trao duyên - Lập luận phân tích dựa trên quan hệ nội bộ của đối tượng: đau xót, quẩn quanh, bế tắc - Dựa vào các y/tố NT để làm rõ: + Hình ảnh: ngọn đèn, dòng lệ đẫm khăn + Ý nghĩa của từ: bàn hoàn và âm điệu của câu thơ để tìm sự giày vò trong tâm trạng của Kiều. b. Luận điểm cần làm sáng tỏ: Mqhệ giữa đ/sống VC và đ/sống tinh thần - Lập luận phân tích dựa trên mối q/hệ đối tượng này và đối tượng khác có liên quan: đ/sống VC tuy đầy đủ giàu có nhưng vốn liếng tinh thần văn hóa quá nghèo nàn thì con người dễ vỡ, dễ hư hỏng và ngược lại…. vượt qua phong ba bảo táp không hề gì. -Tổng hợp sau khi phân tích 4. Củng cố - dặn dò(5') * Củng cố: - Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích ? - Cách phân tích ? * Dặn dò: HS làm bài tập 2 phần Luyện tập. - Học bài. - Chuẩn bị bài mới : Thương vợ - Trần Tế Xương : + Cảm nghĩ của em về hình ảnh bà Tú qua bài thơ ? + Nhận xét gì về nhân cách nhà thơ Tú Xương qua bài thơ ?

File đính kèm:

  • docT8 Thao tac lap luan phan tich Huynh.doc